Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020 đang đến rất gần. Nhiều trường THPT với mong muốn học sinh thi đạt kết quả tốt nên đã đưa ra nhiều giải pháp để “chống trượt cho học sinh có học lực Yếu
Nhiều trường nỗ lựa “chống trượt cho học sinh yếu”
Lớp ôn thi “chống trượt”
Hiệu trươrng trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) – Thầy Đàm Tiến Nam cho biết, phòng tâm lý học đường của nhà trường có nhiều đợt khảo sát tâm lý học sinh để tìm hiểu các em đang có những lo lắng, băn khoăn thế nào, rồi cùng đội ngũ giáo viên xây dựng biên pháp hỗ trợ xác em. Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm nay, Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh KHiêm có 543 em học sinh thi tốt nghiệp THPT. Nhiều học sinh chỉ tập chung ôn tập các môn thi Đại học mà quá lơ là các môn còn lại nên nhà trường đã tạo một lớp ôn thi gọi vui là “chống trượt”.
Lớp học này có thời gian biểu và kế hoạch phụ đạo đặc biệt. Sau các đợt khảo sát, những em học sinh nằm trong nhóm nguy cơ sẽ được bố trí ôn tập thêm vào một buổi tối mỗi tuần. Vì số lượng học sinh ít, giáo viên đều là những người có kinh nghiệm nên học sinh không ngại chia sẻ những khó khăn đang gặp phải. Vì vậy, giáo viên rất hiểu học sinh đang yếu, đang hổng phần kiến thức nào để bổ sung. “Có nhiều em chỉ học một, hai buổi là ổn. Hiện trường có 1 lớp môn Toán, 1 lớp môn Văn, và 2 lớp môn tiếng Anh “chống liệt” để hỗ trợ học sinh”, thầy Nam cho hay.
Cô Vũ Thị Hậu – Hiệu trưởng trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) cho biết, sau kỳ khả sát đầu tiên dành cho khối 12 tại Hà Nội, nhà trường đã lọc ra vài chục em có nguy cơ điểm liệt ở một số môn. Không chỉ đơn giản là bổ sung kiến thức, giáo viên còn phải làm công tác tâm lý cho các em. Một trong nhũng giải pháp được nhà trường đưa ra là cho các em nghỉ tự ôn một thời gian, trước kỳ thi khoảng 1 tuần thì khuyến khích các em đến trường ôn tập trực tiếp với thầy cô. Thời gian này chính là mốc quan trọng để các em hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài cũng như tâm lý thi cử cho các em.
Tại Phú Thọ, trường THPT Thanh Thủy lại có cách ôn tập khá đặc biệt từ vài năm trở lại đây. Ngoài việc ôn tập đại trà, nhà trường còn phân nhóm học sinh từ tốt cho đến khá… yếu để có biện pháp ôn tập phù hợp.
Nhà trường gọi “nhóm đầu cao”, “nhóm 24+” với những học sinh được lựa chọn trên cơ sở điểm bài khảo sát có 3 môn theo tổ hợp xét tuyển truyền thống đạt 24 điểm trở lên. “Nhóm 3+” là học sinh có điểm môn khoa học tự nhiên và tiếng Anh thấp; “nhóm 5+” dành cho học sinh có điểm môn khoa học xã hội thấp. Nhóm này được giáo viên tập trung ôn tập trong khoảng 1 tiếng mỗi buổi, sau khi ôn tập đại trà.
Học sinh vùng sâu vùng xa
Tại trường THPT số 2 Bảo Thắng (Lào Cai), học sinh lớp 12 vẫn đến trường ôn tập 4 tiết/ngày, giải đề thi trực tuyến 1 môn văn hóa. Nhà trường thực hiện điều chỉnh cách dạy của giáo viên cho phù hợp với học sinh dựa trên kết quả đề thi. 230 học sinh lớp 12 của trường đã qua 4 lần kiểm tra, thi khảo sát. Nhà trường cũng phân loại học sinh để có phương án hỗ trợ ôn thi phù hợp.
Còn tại trường THPT Hướng Phùng (Hướng Hóa, Quảng Trị), hơn 90% học sinh là người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Đời sống kinh tế khó khăn nên nhận thức và ý thức về học tập của học sinh chưa tốt. Dù trường tổ chức ôn tập miễn phí nhưng cũng chỉ có 50% trong tổng số 92 học sinh khối 12 đến ôn tập. Tuy vậy, mỗi tuần 3 buổi, học sinh dù tham gia không đông nhưng trường vẫn tổ chức lớp để củng cố kiến thức cho những học sinh đang nỗ lực, cũng là cách để duy trì ý thức học tập của học sinh trong giai đoạn ôn thi.
Học sinh trường THPT Hướng Phùng đã tham gia kiểm tra chất lượng 2 lần và tỷ lệ đạt tốt nghiệp ở mức 30% – 40%. Tuy nhiên, Ban giám hiệu nhà trường vẫn kỳ vọng với sự nỗ lực ôn tập của thầy và trò ở thời điểm “nước rút”, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp toàn trường sẽ tăng lên ít nhất 50%.
Không chỉ nỗ lực “vực” học sinh về mặt kiến thức, các trường vùng khó còn tìm mọi giải pháp hỗ trợ học sinh của mình trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Năm nay, học sinh trường THPT số 2 Bảo Thắng sẽ thi cụm thi cách xa trường 12km. Nhà trường lên phương án thuê xe ô tô đón đưa học sinh đến điểm thi.
Ngoài ra, Ban giám hiệu nhà trường tham mưu cho UBND huyện trong việc chỉ đạo trường nội trú huyện lo chỗ ăn ở cho học sinh có nhu cầu ở lại trong những ngày thi. Học sinh ở khu nội trú được miễn phí chỗ ở, điện nước, tiền ăn 3 bữa thu với giá hỗ trợ (15.000 đồng/suất ăn sáng, từ 20.000 – 25.000 đồng/suất ăn trưa). UBND huyện sẽ cử trung tâm vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra, giám sát thực phẩm, suất ăn của học sinh hằng ngày.
Với những học sinh nhà gần, bố mẹ đưa đón trong những ngày thi, nhà trường yêu cầu đi theo nhóm từ 3 – 4 gia đình, tránh đi đơn lẻ để có thể hỗ trợ nhau trong những tình huống bất ngờ (xe hỏng, học sinh ngủ quên quá giờ thi…).
Theo Tienphong.vn