Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, VIỄN THÔNG
(Telecommunication – Electronics Engineering Technology)
Trình độ đào tạo : Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
Mục tiêu chung
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông (CNKTĐTVT) trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ, đồng thời có khả năng thích ứng với sự thay đổi của CNKTĐTVT.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp về điện tử, viễn thông, bưu điện, các viện nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông.
Mục tiêu cụ thể
– Phẩm chất
Có phẩm chất đạo đức và đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Kiến thức
Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành, có kỹ năng thực hành cao về CNKTĐTVT, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xã hội.
– Kỹ năng
Nắm vững các kỹ thuật cơ bản của lĩnh vực điện tử – viễn thông, có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử, viễn thông, tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển ứng dụng CNKTĐTVT trong công nghiệp và trong đời sống dân dụng.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
Danh mục các học phần bắt buộc:
Kiến thức giáo dục đại cương:
1 |
Triết học Mác-Lênin |
10 |
Toán cao cấp 2 |
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
11 |
Toán cao cấp 3 |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
12 |
Toán Xác suất – Thống kê |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt |
13 |
Vật lý đại cương 1 |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
14 |
Hóa học đại cương 1 |
6 |
Pháp luật đại cương |
15 |
Nhập môn tin học |
7 |
Kinh tế học đại cương |
16 |
Giáo dục thể chất |
8 |
Ngoại ngữ |
17 |
Giáo dục Quốc phòng |
9 |
Toán cao cấp 1 |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 59 đvht
Kiến thức cơ sở của ngành |
|||
1 |
Giải tích mạch điện |
7 |
Trường điện tử |
2 |
Kỹ thuật lập trình |
8 |
Đo lường điện tử |
3 |
Điện tử tương tự |
9 |
Cơ sở điều khiển tự động |
4 |
Điện tử số |
10 |
Kỹ thuật điện |
5 |
Dụng cụ linh kiện điện tử |
11 |
Nguyên lý truyền thông |
6 |
Vi xử lý |
12 |
Đồ án môn học 1 |
Kiến thức ngành |
|||
1 |
Điện tử thông tin |
5 |
Kỹ thuật truyền số liệu và mạng |
2 |
Xử lý số tín hiệu |
6 |
Thiết kế số dùng ngôn ngữ mô tả phần cứng (HDL) |
3 |
Hệ thống viễn thông |
7 |
Đồ án môn học 2 |
4 |
Kỹ thuật siêu cao tần và anten |
||
Thực hành, thực tập |
|||
1 |
Thực tập kỹ thuật điện |
4 |
Thực hành điện tử viễn thông |
2 |
Thực tập kỹ thuật điện tử |
5 |
Thực tập tốt nghiệp |
3 |
Thực hành điện tử cơ sở |
Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức cơ sở và Kiến thức ngành)
Giải tích mạch điện
Nội dung bao gồm các khái niệm cơ bản về mô hình mạch điện, các định luật cơ bản, các phương pháp và công cụ phân tích mạch tuyến tính trong miền thời gian, miền tần số, bao gồm: phương pháp biến đổi tương đương mạch điện, phương pháp thế nút, phương pháp dòng mắt lưới.
Kỹ thuật lập trình
Nội dung bao gồm các nguyên lý cơ bản và chuyên sâu về lập trình hướng đối tượng, phần thiết kế và sử dụng các đối tượng. Các phương pháp, quá tải toán tử, giao diện, tính kế thừa và tính đa hình. Tổng quan về thiết kế và lập trình giao diện người dùng (Graphical User Interface GUI)
Điện tử tương tự
Nội dung bao gồm việc tính toán và phân tích các mạch diode, mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ và mô hình tuyến tính của transistor, FET; mạch khuếch đại liên tầng, mạch khuếch đại có hồi tiếp và mạch khuếch đại tín hiệu lớn, mạch khuếch đại công suất hoạt động ở tần số thấp. Các kiến thức về mạch khuếch đại thuật toán OPAMPs và đáp ứng tần số cao của bộ khuếch đại.
Điện tử số
Nội dung bao gồm các ý niệm ban đầu về đại số Boole, các cổng luận lý. Vi mạch số và cách thể hiện cổng luận lý. Mạch tổ hợp. Mạch tuần tự. Bộ biến đổi ADC và DAC. Bộ nhớ bán dẫn. Giới thiệu các mạch điện tử số lập trình được. Cách thiết kế cơ bản những mạch điện tử số thường sử dụng.
Dụng cụ linh kiện điện tử
Nội dung bao gồm khái niệm về linh kiện thụ động và chủ động. Linh kiện R, L, C. Diode bán dẫn. Transistor lưỡng cực (BJT). Transistor trường (JFET, MOSFET). Thyristor và các dụng cụ liên quan. Linh kiện quang điện tử.
Vi xử lý
Nội dung bao gồm: Vi xử lý tổng quát. Kiến trúc CPU và tập lệnh. Vi điều khiển 8 bit tiêu biểu 8051. Vi xử lý 16 bit 8086. Vi điều khiển 32 bit MC68332. Thiết kế hệ vi xử lý / vi điều khiển. Đa xử lý.
Trường điện từ
Nội dung bao gồm các khái niệm và phương trình cơ bản của Trường Điện Từ. Trường Điện Tĩnh. Trường Điện Từ dừng. Trường Điện Từ biến thiên. Bức xạ điện từ. Ống dẫn sóng và hộp cộng hưởng.
Đo lường điện tử
Nội dung bao gồm: Khái niệm đo lường, đo điện áp, dòng điện, điển trở, điện dung, điện cảm, hệ số hỗ cảm, công suất tín hiệu, dao động ký analog và số, máy phân tích tín hiệu, thiết bị đo chỉ thị số và máy phát tín hiệu.
Cơ sở điều khiển tự động
Nội dung bao gồm: Hệ thống điều khiển tự động và nguyên tắc điều khiển; mô tả hệ thống tuyến tính liên tục và rời rạc; graph tín hiệu và không gian trạng thái. Tính ổn định của hệ thống; chất lượng của hệ thống điều khiển; thiết kế hệ thống điều khiển tuyến tính.
Kỹ thuật điện. Nội dung bao gồm:
– Các vấn đề cơ bản trong kỹ thuật điện: Mạch từ; Trao đổi năng lượng điện – cơ; Các quá trình và chế độ nhiệt; Các chế độ làm việc, sơ đồ mạch thay thế, giản đồ vector và đặc điểm vận hành của máy biến áp 1 pha, 3 pha. Các vấn đề cơ bản của máy điện quay. Động cơ không đồng bộ; máy phát điện đồng bộ; máy điện một chiều; các động cơ đặc biệt công suất nhỏ cùng với các đặc tính vận hành của chúng.
– Các vấn đề cơ bản trong an toàn điện: Khái niệm cơ bản về kỹ thuật an toàn khi tiếp xúc vào điện áp: Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người, phân tích an toàn khi người bị chạm điện trực tiếp và gián tiếp, khái niệm về điện áp tiếp xúc và điện áp bước. Phân tích và tính toán các sơ đồ nối đất (theo tiêu chuẩn Việt
Nguyên lý truyền thông
Nội dung bao gồm các kiến thức cơ sở về tín hiệu và hệ thống thông tin số, các nguyên lý và cấu trúc của hệ thống thông tin bao gồm mã hóa nguồn, truyền tín hiệu băng gốc, nguyên lý điều chế và giải điều chế, tách tín hiệu. Nguyên lý mã hóa dạng sóng, mã phát hiện và sửa lỗi.
Đồ án môn học 1
Sinh viên được giao một đề tài về lý thuyết hoặc tính toán thực hành những vấn đề liên quan đến kiến thức cơ sở ngành (điện tử tương tự, điện tử số, vi xử lý, …)
Điện tử thông tin
Nội dung bao gồm việc tính toán và phân tích các mạch cao tần như mạch khuếch đại nhiễu thấp, mạch ghép vào ra, mạch dao động, mạch điều chế, mạch khuếch đại công suất cao tần, mạch nhân tần, mạch đổi tần và mạch khuếch đại trung tần.
Xử lý số tín hiệu
Nội dung bao gồm các kiến thức cơ sở về tín hiệu và hệ thống số, số hóa tín hiệu (ADC) và khôi phục tín hiệu (DAC). Khảo sát các phương pháp biểu diễn tín hiệu và hệ thống trong miền thời gian rời rạc, miền tần số liên tục (DTFT), miền Z (ZT), miền tần số rời rạc (DFT). Ngoài ra, môn học cũng đề cập đến các cấu trúc bộ lọc số khác nhau làm cơ sở thiết kế và thi công các bộ lọc số, các ứng dụng của lọc số trong truyền thông và điều khiển tự động.
Hệ thống viễn thông
Nội dung bao gồm: Những kiến thức về các hệ thống viễn thông và truyền số liệu, giới thiệu tổng quát về hệ thống truyền thông, môi trường truyền thông (vô tuyến, cáp kim loại, cáp quang, kênh vi ba, vệ tinh, …) và các xử lý truyền thông, hệ thống truyền tương tự và hệ thống truyền số; các biện pháp mã hóa kênh, ghép – tách kênh. Ảnh hưởng của nhiễu môi trường và nhiễu xuyên kênh.
Kỹ thuật siêu cao tần và anten
Nội dung bao gồm: Các vấn đề cơ bản về truyền sóng. Khái niệm về các phần tử tập trung và phân bố. Lý thuyết đường dây truyền sóng. Đồ thị Smith. Lý thuyết mạng nhiều cửa siêu cao tần. Các mạch siêu cao tần tích cực và thụ động. Các đặc tính cơ bản của anten. Hệ thống anten. Các loại anten.
Kỹ thuật truyền số liệu và mạng
Nội dung bao gồm: Tổng quan về mạng truyền dữ liệu, các giao thức. Mạng LAN. Mạng chuyển mạch gói. Mạng Internet. Mạng Frame Relay. Mạng ATM.
Thiết kế số dùng ngôn ngữ mô tả phần cứng (HDL)
Nội dung bao gồm: Giới thiệu ngôn ngữ mô tả phần cứng HDL (Hardware Description Language). Thiết kế số với ABEL. Thiết kế số với VHDL.
Đồ án môn học 2
Đề tài đồ án liên quan đến những kiến thức chuyên ngành điện tử viễn thông, đi vào những vấn đề chuyên sâu của kỹ thuật hoặc công nghệ (ví dụ, hệ thống điều khiển số, thiết kế vi mạch, kỹ thuật điều chế tương tự hoặc số, xử lý tín hiệu, …). Mỗi SV phải tự tìm tòi tài liệu, tra cứu thông tin, độc lập làm việc để hoàn tất nhiệm vụ được giao. Với định hướng công nghệ, đồ án có thể còn yêu cầu SV tự thi công mẫu mạch điện (tùy điều kiện thực tế). SV sẽ bảo vệ luận án trước hội đồng giảng viên (từ 3 đến 5 người).
Thực tập kỹ thuật điện. Nội dung bao gồm:
– Đo các đại lượng điện (trực tiếp và gián tiếp);
– Khảo sát cấu tạo, nguyên tắc làm việc và cách đầu nối của các khí cụ điện;
– Đầu nối mạng khí cụ điện thông dụng;
– Khảo sát cấu tạo và mạch khởi động động cơ 1 và 3 pha. Khảo sát cấu tạo biến thế và quấn biến thế 1 pha;
– Cảm biến cho các thiết bị điện điều khiển. Mạng điện cung cấp.
Thực tập kỹ thuật điện tử. Nội dung bao gồm:
– Nhận dạng các linh kiện điện tử;
– Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đo trong xưởng điện tử.
– Thiết kế và chế tạo mạch in;
– Lắp ráp mạch linh kiện điện tử;
– Lắp ráp hoàn chỉnh một thiết bị điện tử;
– Điều chỉnh, kiểm tra mạch và thiết bị điện tử;
– Bảo trì và sửa chữa thiết bị.
Thực hành điện tử cơ sở. Nội dung bao gồm:
– Củng cố lý thuyết;
– Rèn luyện kỹ năng thực hành và thực tế cho sinh viên;
– Rèn luyện kỹ năng trình bày kết quả thí nghiệm.
Cụ thể: các yêu cầu của phần – Điện tử cơ sở về tương tự (khuếch đại, xử lý tương tự). Điện tử cơ sở về số. Vi xử lý và vi điều khiển, ứng dụng.
Thực hành điện tử viễn thông. Nội dung bao gồm:
– Củng cố lý thuyết;
– Rèn luyện kỹ năng thực hành và thực tế cho sinh viên;
– Rèn luyện kỹ năng trình bày kết quả thí nghiệm.
Cụ thể: các yêu cầu của phần – Điện tử viễn thông cơ sở. Điện tử viễn thông chuyên đề. Một số mô hình hệ thống điện tử viễn thông.
Thực tập tốt nghiệp
Nội dung bao gồm: Tìm hiểu tổ chức, quy trình sản xuất ở một cơ sở thực tế. Tham gia thực hiện các công đoạn sản xuất. Tổng hợp các kiến thức cơ sở và chuyên ngành để hoàn thành một công việc được giao (ở cơ sở ngoài trường hoặc trong trường), mang tính định hướng nghề nghiệp. Sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy hoặc cán bộ ngoài doanh nghiệp trong khoảng thời gian 2 đến 3 tháng, lập báo cáo thực tập và bảo vệ trước Hội đồng. Môn học là điều kiện tiên quyết để sinh viên được nhận đề tài luận văn tốt nghiệp hoặc được thi tốt nghiệp.
Công nghệ nano. Nội dung bao gồm:
– Giới thiệu các vấn đề chính của công nghệ nano: cơ sở lý thuyết vật lý, các linh kiện nano và các thiết bị đo lường;
– Phần cơ sở lý thuyết, trình bày sơ lược về tính chất điện tử của tinh thể, nhóm chức và cấu trúc phân tử;
– Phần linh kiện trình bày các linh kiện dịch chuyển điện tử, đường hầm cộng hưởng, linh kiện đơn điện tử, ống nano carbon;
– Phần thiết bị giới thiệu thiết bị phân tích bằng tia X hoặc tia điện tử, kính hiển vi quét đường hầm và quét nguyên tử, …
Công nghệ chế tạo linh kiện điện tử
Nội dung bao gồm: Các kỹ thuật chế tạo các linh kiện điện tử căn bản như điện trở, điện dung, điện cảm, biến áp, diode, transistor, … Các đặc tính và ứng dụng.
Công nghệ chế tạo vật liệu viễn thông
Nội dung bao gồm:: Giới thiệu các linh kiện viễn thông và các vật liệu sử dụng làm môi trường truyền sóng trong viễn thông: Linh kiện cao tần, ống dẫn sóng, đường feeder, cable cao tầng, các loại đường truyền công nghệ PCB hoặc công nghệ vi mạch (đường truyền vi dải, CPW, …), sợi quang trong viễn thông.
Công nghệ chế tạo thiết bị điện tử viễn thông
Nội dung bao gồm: Các thiết bị thu phát sóng cao tần, các loại antne và đặc tính, thiết bị ghép kênh và tách kênh, mã hóa và giải mã, … Các thiết bị đo lường dùng trong viễn thông.
Cơ điện tử
Nội dung bao gồm: Ứng dụng của Điện tử và Công nghệ thông tin trong việc giải quyết các bài toán về tự động hóa trong quá trình sản xuất cơ khí. Các hệ thống vi điều khiển, đo lường và nhận dạng, ứng dụng trong tay máy và robot, …
Xử lý âm thanh và hình ảnh
Nội dung bao gồm: Lấy mẫu và số hóa tín hiệu âm thanh và hình ảnh. Chống nhiễu dùng các phép xử lý về thời gian, không gian và tần số. Nén tín hiệu audio và video dùng các phương pháp mã hóa DCT, wavelets,
Kỹ thuật xung
Nội dung bao gồm: Đáp ứng của mạch R, L, C và xung nấc đơn vị. Các mạch sửa dạng xung và ứng dụng. Dao động đa hài lưỡng ổn, đơn ổn hoặc bất ổn, ứng dụng trong các mạch số và vi xử lý. Mạch dao động blocking. Chuyển đổi tương tự – số và các ứng dụng.
Thiết kế hệ thống số
Nội dung bao gồm: Các thiết bị logic lập trình được. Thiết kế mạch đồng bộ và không đồng bộ. Thiết kế bằng lưu đồ máy trạng thái. Thiết kế hệ thống số bằng ngôn ngữ VHDL.
Cấu trúc dữ liệu
Nội dung bao gồm: Các cấu trúc dữ liệu chuỗi, danh sách, cây, bảng băm và các giải thuật được dùng cho mỗi cấu trúc. Các giải thuật sắp thứ tự, tìm kiếm. Ứng dụng các cấu trúc dữ liệu để giải các bài toán về đồ thị.
Mạng máy tính – viễn thông
Nội dung bao gồm: Cấu trúc và phân loại mạng máy tính. Phương pháp truyền song song và nối tiếp, đồng bộ và không đồng bộ. Kiến trúc phân tầng và mô hình OSI. Các thiết bị mạng và các chuẩn protocol. Cấu trúc mạng LAN, WAN, mạng internet,…
Thiết bị Audio – Video
Nội dung bao gồm các nguyên lý và kỹ thuật thu thanh, thu hình qua các thiết bị đầu cuối âm thanh (radio, cassette, CD player) và các thiết bị đầu cuối hình ảnh (TV, VCR, VCD-DVD). Một số thiết bị viễn thông khác có thể được sử dụng cho mục đích âm thanh (máy điện thoại, bộ đàm, …) hoặc hình ảnh (máy fax, camera,…), kỹ thuật multimedia và ứng dụng.
A. HƯỚNG ĐIỆN TỬ
Công nghệ vi mạch điện tử
Nội dung bao gồm: Các quá trình trong bán dẫn, linh kiện điện trở, điện dung và diode. Layout cho vi mạch tương tự và vi mạch số. Thiết kế vật lý với các công cụ EDA (Electronic Design Automation). Chip layout và physical layout.
Cấu trúc máy tính
Nội dung bao gồm: Đại cương về máy tính và tổ chức hệ thống trong máy tính. Cấp logic và cấp vi chương trình. Cấp máy hệ điều hành và cấp máy quy ước. Hợp ngữ và quá trình xử lý hợp ngữ. Cấu trúc máy tính cấp cao.
Điện tử công nghiệp
Nội dung bao gồm: Các linh kiện bán dẫn được sử dụng trong các mạch logic công nghiệp (relay điện tử và relay bán dẫn, các mạch logic bán dẫn, …), PLC. Các linh kiện bán dẫn điều khiển công suất và kích. Cảm biến và các bộ chuyển đổi tín hiệu Robot công nghiệp.
Điện tử y sinh
Nội dung bao gồm: Sinh lý học tế bào. Các hiện tượng điện sinh (điện tâm đồ, điện não đồ, điện nhãn,…). Các loại tia X, tia laser, siêu âm và ứng dụng trong y học. Các thiết bị y sinh và vấn đề an toàn điện.
Quang điện tử
Nội dung bao gồm: Các kiến thức cơ bản về hiện tượng quang – điện và điện – quang. Diode phát quang LED và tinh thể LCD. Truyền ánh sáng trên sợi quang. Các bộ ghép quang và chuyển mạch quang. Diode laser và các ứng dụng.
Hệ thống nhúng (embedded)
Nội dung bao gồm các kỹ thuật để thiết kế các hệ thống nhúng gồm các thành phần hardware (tùy theo điều kiện có thể là vi điều khiển 8 bit, 16 bit, DSP hay FPGA, với mạng cảm biến [có thể cả không dây]) và software (hệ điều hành thời gian thực, viết các driver cho các giao tiếp). Khảo sát các phương pháp và công cụ phát triển hệ thống nhúng cho các ứng dụng cụ thể.
Vi cơ điện tử
Nội dung bao gồm công nghệ MEMS và NEMS. Tổng quan về công nghệ chế tạo IC và MEMS, các bước chế tạo công nghệ CMOS, thiết kế thiết bị MEMS. Các loại vi cơ và quá trình tích hợp mạch.
Thiết kế mạch in
Nội dung bao gồm: Vật liệu nền cho mạch in. Quá trình thiết kế PCB và các tham số thiết kế cơ khí và điện. Thiết kế nhiều lớp. Quá trình chế tạo (xử lý bề mặt, khoan lắp linh kiện và hàn, kiểm tra chất lượng). Các phần mềm thiết kế mạch in thông thường.
Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA)
Nội dung bao gồm: Đặc điểm của những hệ thống điều khiển công nghiệp. Mô hình RTU (remote terminal unit). Mô hình MS (master station). Truyền thông qua giao tiếp RS232, RS422 và truyền thông xa. Các phần mềm cho ứng dụng SCADA. Thiết kế các mô hình SCADA.
Điện tử hàng không
Nội dung bao gồm: Hệ thống thông tin hàng không. Thiết bị liên lạc vô tuyến thoại và số liệu. Thiết bị định vị. Radar. Thiết bị đo lường trên máy bay. Thiết bị dẫn đường mặt đất.
B. HƯỚNG VIỄN THÔNG
Thông tin số
Nội dung bao gồm: Các phần tử cơ bản của hệ thống thông tin số. Mô hình toán học của kênh số, bộ thu tối ưu, các phương pháp điều chế số. Nhiễu môi trường và nhiễu liên ký tự. Tách tín hiệu coherent và non-coherent. Đồng bộ trong các hệ thống truyền số.
Thông tin di động
Nội dung bao gồm: Hệ thống thông tin di động tế bào dạng tổ ong. Cân bằng, phân tập và mã hóa kênh. Các kỹ thuật chuyển mạch và điều khiển đường kết nối vô tuyến. Các hệ thống thông tin di động hiện đại (GSM, CDMA, MC-CDMA và W-CDMA ở thế hệ thứ ba, …)
Thông tin quang
Nội dung bao gồm: Cơ sở lý thuyết truyền quang. Nguồn phát quang bán dẫn và lượng từ. Các linh kiện thu quang. Môi trường truyền thông dùng sợi quang và các bộ khuếch đại quang. Hệ thống truyền thông quang, mạng quang.
Mã hóa thông tin
Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản của thông tin. Tin và lượng tin, các loại mã tối ưu, mã sửa sai và mật mã hóa. Các loại mã truyền dẫn. Các thuật toán và sơ đồ tạo và giải mã.
Phát thanh và truyền hình số
Nội dung bao gồm: Giới thiệu yêu cầu và đặc tính của các hệ thống thu phát số. Kỹ thuật phát thanh số, nén âm thanh và ứng dụng. Truyền hình số độ phên giải cao HDTV. Truyền hình multimedia. Các phương thức truyền dẫn tín hiệu truyền hình số.
Hệ thống chuyển mạch
Nội dung bao gồm: Tổng đài kỹ thuật số và nguyên lý kết nối. Kỹ thuật PCM và chuyển mạch số. Hệ thống báo hiệu kênh chung số 7. Kỹ thuật chuyển mạch gói.
Mạng thế hệ mới (NGN)
Mạng NGN được định nghĩa như là mạng viễn thông sử dụng công nghệ chuyển mạch mềm trên nền tảng chuyển mạch gói. Mạng viễn thông mới này sẽ cung cấp đa dịch vụ và băng thông rộng (thoại, hội nghị truyền hình, âm thanh, chia luồng thoại (voice streaming) và bản tin đồng nhất (voicemail, email và fax mail)) trên nền tảng một hệ thống duy nhất, đáp ứng sự hội tụ thoại và số liệu, cố định và di động.