Ngành Nuôi trồng thủy sản

Ngành đào tạo:           NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (Aquaculture)

Trình độ đào tạo:       Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ đại học có lập trường chính trị-tư tưởng vững vàng, có kiến thức cơ bản vững chắc, có kiến thức và kỹ năng về chăn nuôi động vật; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành chăn nuôi động vật nông nghiệp.

Mục tiêu cụ thể

Người học có kiến thức và kỹ năng về chọn lọc, nhân giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và kinh doanh thuỷ sản có năng suất và chất lượng cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ sở có liên quan đến phát triển thủy sản.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần  bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương     

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

8

Hoá phân tích                                       

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Sinh học đại cương

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Sinh học phân tử

4

Giáo dục thể chất

11

Toán cao cấp                                        

5

Giáo dục quốc phòng

12

Xác suất – Thống kê                              

6

Ngoại ngữ

13

Tin học đại cương

7

Hoá học           

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

1

Hoá sinh đại cương        

5

Hình thái, phân loại giáp xác và nhuyễn thể

2

Động vật thuỷ sinh

6

Mô và phôi học động vật thuỷ sản

3

Thực vật thuỷ sinh

7

Sinh lý động vật thủy sản

4

Ngư loại học

8

Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản

Kiến thức ngành

1

Di truyền và chọn giống  thủy sản

5

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt

2

Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản

6

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác

3

Bệnh học thuỷ sản

7

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm

4

Công trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản

8

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển

Nội dung các học phần  bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Hoá sinh đại cương

Nội dung: môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein nucleic axit, carbonhydrat, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.

Động vật thủy sinh    

Nội dung: tập trung vào đặc điểm sinh học và phân loại động vật thuỷ sinh; vai trò của động vật thuỷ sinh trong nuôi trồng thuỷ sản và ứng dụng trong đánh giá môi trường nước; các phương pháp lưu giữ và nuôi cấy động vật thuỷ sinh.

Thực vật thuỷ sinh     

Nội dung: tập trung vào đặc điểm sinh học và phân loại của thực vật phù du; vai trò của thực vật thuỷ sinh trong nuôi trồng thuỷ sản; ứng dụng trong đánh giá môi trường nước; các phương pháp lưu giữ và nuôi cấy (sản xuất sinh khối).

Ngư loại học

Nội dung: tập trung vào hình thái, giải phẫu và phân loại cá; sinh thái cá; khu hệ cá Việt Nam và những loài có giá trị kinh tế, nhất là các đối tượng nuôi hiện nay và các loài có triển vọng.

Hình thái, phân loại giáp xác và nhuyễn thể

Nội dung: tập trung vào hình thái, giải phẫu và phân loại giáp xác và nhuyễn thể; khu hệ giáp xác và nhuyễn thể Việt Nam và những loài có giá trị kinh tế, nhất là các đối tượng nuôi hiện nay và các loài có triển vọng.

Mô và phôi học động vật thủy sản    

Nội dung: tập trung vào tổ chức tế bào, mô và cơ quan; quá trình thụ tinh và phát triển phôi của động vật thủy sản; ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên phát triển phôi; ứng dụng của mô phôi học trong nuôi trồng thủy sản.

Sinh lý động vật thủy sản

Nội dung: chương trình tập trung vào sinh lý học động vật; sinh lý cá, giáp xác và nhuyễn thể, chú ý đến sinh lý học so sánh; ưng dụng sinh lý động vật thủy sản vào nghề cá, nhất là sinh lý sinh sản, tiêu hóa, trao đổi chất.

Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản 

Nội dung: tập trung vào môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản; động thái các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong các thủy vực nuôi trồng thủy sản; quản lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản.

Di truyền và chọn giống thủy sản     

Nội dung: môn học tập trung vào di truyền học, biến đổi di truyền, ước tính những tham số di truyền quan trọng. Các phương pháp lai tạo, chọn giống và kỹ thuật di truyền ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản                   

Nội dung: tập trung vào vai trò của vật chất dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản; quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn; thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo và quản lý cho ăn; công nghệ sản xuất thức ăn.

Bệnh học thủy sản     

Nội dung: tập trung vào bệnh học thủy sản; một số bệnh nguy hiểm trên các đối tượng nuôi quan trọng ở Việt Nam; phương pháp nghiên cứu và chẩn đoán bệnh thủy sản; quản lý sức khỏe động vật thủy sản; thuốc và nguyên tắc dùng thuốc.

Công trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản    

Nội dung: môn học tập trung vào xây dựng công trình nuôi trồng thủy sản; qui hoạch trại sản xuất thủy sản (trại giống và trại nuôi); trang thiết bịvà thiết bị mới trong nuôi trồng thủy sản.

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt                     

Nội dung: môn học tập trung vào quá trình sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi, kỹ thuật sản xuất giống các loài cá, sử dụng kích dục tố cho cá đẻ và kỹ thuật sử dụng kích dục tố trong cho cá đẻ, kỹ thuật ấp trứng, kỹ thuật ương nuôi cá nước bột, cá hương, cá giống và phương pháp vận chuyển cá giống; đặc điểm sinh học một số loài cá nuôi, nguyên lý và kỹ thuật nuôi cá ao nước tĩnh, nuôi cá ruộng, nuôi cá lồng/bè, nuôi cá mặt nước lớn và nuôi cá trong hệ thống VAC.

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác     

Nội dung: môn học tập trung vào chung vào ngành giáp xác, tình hình nuôi và sản xuất giống giáp xác trong và ngoài nước; kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi các loài giáp xác quan trọng như tôm he, tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm, tôm càng xanh, cua biển.

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm           

Nội dung: tập trung vào ngành động vật thâm mềm; kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi các loài thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalve), các loài trai ngọc (Pinedata), ngao, nghêu (Meretrix), vẹm xanh (Perna viridis), các loài thân mềm chân bụng, (Gastropoda), các loài bào ngư (Haliotis) và ốc hương (Babylonia).

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển

Nội dung: tập trung vào sản xuất giống và nuôi cá biển; cá bố mẹ và quản lý cá bố mẹ, các kỹ thuật sinh sản cá biển như thu và ấp trứng, ương nuôi ấu trùng, cá hương và cá giống cá biển; các chỉ tiêu về chọn lựa địa điểm, kỹ thuật thiết kế và xây dựng lồng và ao nuôi, kỹ thuật nuôi (ao và lồng), quản lý môi trường nuôi vùng và ao nuôi và biện pháp phòng bệnh.