Ngành Lịch sử

Ngành đào tạo:          LỊCH SỬ (History)

Trình độ đào tạo:       Đại học

Thời gian đào tạo:      4 năm.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân lịch sử đạt được các yêu cầu sau:

Có phẩm chất chính trị đạo đức; có ý thức phục vụ nhân dân.

Có kiến thức toàn diện và hệ thống về tiến trình lịch sử Việt Nam và tiến trình lịch sử nhân loại.

Có kiến thức cơ bản về một chuyên ngành lịch sử.

Được trang bị một số phương pháp lịch sử cần thiết để tiến hành công việc chuyên môn.

Người có bằng cử nhân lịch sử có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan đoàn thể xã hội cần sử dụng hoặc có liên quan đến các kiến thức lịch sử hoặc có thể làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường đại học, cao đẳng và trung học.

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác – Lênin

7

Giáo dục thể chất

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

8

Giáo dục Quốc phòng

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Tin học

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

11

Thống kê xã hội

6

Ngoại ngữ

12

Môi trường và phát triển

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a. Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành

1

Dân tộc học đại cương

6

Địa lý học đại cương

2

Xã hội học đại cương

7

Lôgic học đại cương

3

Kinh tế học đại cương

8

Lịch sử văn minh thế giới

4

Nhà nước và pháp luật đại cương

9

Tiến trình văn học Việt Nam

5

Cơ sở văn hoá Việt Nam

b. Kiến thức ngành

1

Nhập môn sử học

7

Lịch sử Thế giới cận đại

2

Phương pháp luận sử học

8

Lịch sử Thế giới hiện đại

3

Lịch sử Việt Nam cổ – trung đại

9

Lịch sử sử học

4

Lịch sử Việt Nam cận đại

10

Cơ sở khảo cổ học

5

Lịch sử Việt Nam hiện đại

11

Các dân tộc ở Việt Nam

6

Lịch sử Thế giới cổ – trung đại

Nội dung các học phần bắt buộc(Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Dân tộc học đại cương

Cung cấp những kiến thức cơ bản về Dân tộc học:lịch sử phát triển của Dân tộc học thế giới, các trường phái trong Dân tộc học và lịch sử phát triển của Dân tộc học Việt Nam; về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam: đặc điểm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, sự phân bố và các đặc trưng văn hoá tộc người ở Việt Nam (vùng, nhóm ngôn ngữ và tộc người), tính thống nhất và đa dạng của văn hoá tộc người Việt Nam, nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, vị trí của vấn đề dân tộc trong tiến trình lịch sử dân tộc và trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Học phần cũng trang bị những nguyên tắc cơ bản của phương pháp và thao tác trong nghiên cứu Dân tộc học, vận dụng vào việc tiếp cận các vấn đề văn hoá và văn hoá tộc người.

Xã hội học đại cương

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về xã hội học bao gồm quá trình hình thành và phát triển cũng như đối tượng nghiên cứu xã hội học, những khái niệm cơ bản và một số trường phái xã hội học, những thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản.

Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành, sử dụng các phương pháp định tính, định lượng trong nghiên cứu xã hội học.

Kinh tế học đại cương

Cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô: cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường và vai trò chi phối của chính phủ vào nên kinh tế; các vấn đề liên quan đến sự lựa chọn của người tiêu dùng và hoạt động của các nhà sản xuất; những điều kiện cân đối tổng thể của nền kinh tế, vai trò của các hoạt động đầu tư, tiết kiệm, chi tiêu của chính phủ và ngoại thương, đặc biệt là các chính sách tài chính và tiền tệ tác động đến phát triển kinh tế; các hiện tượng kinh tế (lạm phát, thất nghiệp …).

Trên cơ sở đó, sinh viên được nâng cao trình độ tư duy phân tích, đánh giá và vận dụng những nguyên lý chung vào điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Nhà nước và pháp luật đại cương

Cung cấp những kiến thức tổng quát về hai hiện tượng quan trọng thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội là Nhà nước và Pháp luật.

Ngoài các khái niệm chung, cơ bản về Nhà nước và Pháp luật (như bản chất, hình thức, chức năng, bộ máy, cơ chế điều chỉnh …) của nhà nước và pháp luật nói chung và của pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng, học phần còn lý giải khái quát những mối quan liên hệ quan trọng của nhà nước và pháp luật với các hiện tượng khác (như kinh tế, chính trị, xã hội …), giúp sinh viên hình thành thế giới quan khoa học pháp lý  và vận dụng một cách phù hợp những kiến thức môn học vào thực tiễn đời sống.

Cơ sở văn hoá Việt Nam        

Cung cấp những khái niệm chung về văn hoá học và văn hoá Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hoá Việt Nam và những đặc trưng của chúng.

Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hoá Việt Nam.

Địa lý học đại cương

Cung cấp cho sinh viên những khái niệm Địa lý cơ bản, những đối tượng và nhóm ngành chính, cùng các hướng ứng dụng của ngành khoa học địa lý; những đặc điểm và quy luật chung của thiên nhiên trên bề mặt trái đất; mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội trên thế giới.

Học phần cũng trang bị những phương pháp nhận thức về thiên nhiên trên Trái đất và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với các hiện tượng kinh tế xã hội trên thế giới, từ đó có thể vận dụng những quy luật địa lý chung vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất xã hội.

Lôgic học đại cương

Cung cấp những kiến thức cơ bản về lôgic học hình thức, mối liên hệ hữu cơ giữa lôgic học và triết học, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của lôgic học hình thức, các quy luật lôgic cơ bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của lôgic học trong việc hình thành, rèn luyện thói quen tư duy lôgic chặt chẽ, trình bày vấn đề một cách khoa học.

Học phần cũng trang bị những kiến thức về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và quan hệ của các khái niệm phán đoán, suy luận, chứng minh lôgic thường dùng, từ đó vận dụng các quy luật lôgic trong tư duy, tránh sai lầm thường gặp trong suy nghĩ và trình bày vấn đề.

Lịch sử văn minh Thế giới

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về sự phát triển văn minh nhân loại (qua những nền văn minh tiêu biểu ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung hoa, Hy-La…), về bước chuyển sang nền văn minh công nghiệp và văn minh thông tin; những nguyên tắc và mối tương quan giữa hội nhập văn minh thế giới và giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ….

Tiến trình văn học Việt Nam

Cung cấp các kiến thức chung về lịch sử văn học Việt Nam: các vấn đề về cấu trúc, sự phân kỳ, hướng vận động cơ bản, thông qua đó cung cấp những hiểu biết cơ bản về đặc trưng dân tộc của văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử.

Học phần cũng trang bị kỹ năng, phương pháp tư duy khoa học: hệ thống hoá các vấn đề và hiện tượng văn học, nhận diện văn học trong một tiến trình phát triển liên tục.

Nhập môn sử học

Giới thiệu đối tượng chức nang nhiệm vụ của khoa học lịch sử, các khái niệm lịch sử cơ bản và khái lược lịch sử học thế giới và Việt Nam.

Phương pháp luận sử học

Giới thiệu những vấn đề cơ bản về phương pháp luận sử học, bao gồm: đối tượng nghiên cứu của sử học; tính chất của nhận thức lịch sử; phương pháp luận nghiên cứu và phương pháp luận trình bày lịch sử.

Lịch sử Việt Nam cổ– trung đại

Cung cấp sinh viên những kiến thức toàn diện cơ bản, hệ thống về lịch sử Việt Nam từ khởi đầu cho đến khi thực dân Pháp xâm lược. Các vấn đề chủ yếu trong nội dung học phần là: Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước và pháp luật phong kiến, sự phát triển về kinh tế, các thành tựu văn hoá xã hội, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam thời kỳ cổ trung đại.

Các vấn đề trên được thể hiện thông qua việc trình bày sự kết tiếp nhau của các triều đại và sự chuyển đổi các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam cận đại

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức toàn diện, cơ bản, hệ thống về lịch sử Việt Nam thời cận đại (1958-1945). Các vấn đề chủ yếu trong nội dung học phần là: Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giữa thế kỷ XIX; cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược nhằm bảo vệ độc lập dân tộc nửa cuối thế kỷ XIX; những biến đổi trong xã hội Việt Nam dưới tác động của các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp; phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam  theo các khuynh hướng tư tưởng phong kiến và tư sản, đặc biệt dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam; Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Lịch sử Việt Nam hiện đại

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và toàn diện về lịch sử VIệt Nam theo các giai đoạn: kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); tiến hành đồng thời chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc (1945-1975); giai đoạn đất nước thống nhất, cùng đi lên CNXH (từ 1975 đến nay)

Lịch sử Thế giới cổ– trung đại

Trình bày các vấn đề: nguồn gốc loài người và các thời kỳ phát triển của xã hội nguyên thuỷ; sự hình thành, quá trình phát triển, đặc điểm kinh tế xã hội, các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại và các quốc gia phong kiến ở phương Đông và phương Tây.

Lịch sử Thế giới cận đại         

Giới thiệu những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới cận đại bao gồm: sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản; sự phát triển của phong trào công nhân; mâu thuẫn giữa các nước tư bản dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; sự hình thành chủ nghĩa thực dân và cuộc đấu tranh trong buổi đầu chống chủ nghĩa thực dân của các nước Á- Phi- Mỹ la tinh.

Lịch sử Thế giới hiện đại        

Trình bày các kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về lịch sử nhân loại từ Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) đến nay bao gồm các vấn đề: sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa; các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay; các diễn biến chủ yếu trong quan hệ quốc tế; phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc; những biến động lịch sử nhân loại trong thời hiện đại.

Lịch sử sử học

Cung cấp những kiến thức về sự tiến triển của tư tưởng sử học và phương pháp nghiên cứu lịch sử từ thời cổ đại đến thời hiện đại, trình bày tiến trình lịch sử sử học Việt Nam bao gồm: hoạt động của nền sử học phong kiến Việt Nam; các khuynh hướng của sử học Việt Nam thời cận đại; các thành tựu và hạn chế của sử học Việt Nam hiện đại.

Cơ sở khảo cổ học

Giới thiệu những tri thức cơ bản về Khảo cổ học bao gồm: đối tượng nghiên cứu của Khảo cổ học; lịch sử Khảo cổ học; lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Khảo cổ học; các thời đại Khảo cổ học thế giới và Việt Nam.

Các dân tộc ở Việt Nam

Giới thiệu kiến thức cơ bản về các dân tộc ở Việt Nam theo các vấn đề: đặc điểm cộng đồng các dân tộc Việt Nam; văn hoá cộng đồng các dân tộc Việt Nam; các tộc người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.