Ngành đào tạo: VIỆT NAM HỌC (Vietnamese Studies)
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học. Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng sau đây:
– Về chuyên môn: Cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học (và cả về tiếng Việt trong trường hợp sinh viên là người nước ngoài), giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học; hoặc trở thành hướng dẫn viên cho ngành Du lịch; hoặc để làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam. Chương trình cũng nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ tiếng Việt và hiểu biết về đất nước Việt Nam cho những người gốc Việt ở nước ngoài.
– Về khả năng, kỹ năng: sinh viên nếu là người nước ngoài còn phải rèn luyện những kỹ năng trong sử dụng tiếng Việt, thông thạo trong phiên dịch, biên dịch, nghiên cứu và giảng dạy Việt
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương |
|||
1 |
Triết học Mác – Lênin |
7 |
Giáo dục thể chất |
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
8 |
Giáo dục Quốc phòng |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
9 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
10 |
Tin học |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
11 |
Thống kê xã hội |
6 |
Ngoại ngữ |
12 |
Môi trường và phát triển |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
|||
a. Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành |
|||
1 |
Nhập môn khu vực học |
4 |
Lịch sử văn minh thế giới |
2 |
Xã hội học đại cương |
5 |
Tiếng Việt nâng cao |
3 |
Cơ sở ngôn ngữ học |
||
b. Kiến thức ngành |
|||
1 |
Các dân tộc ở Việt Nam |
6 |
Địa lý Việt Nam |
2 |
Kinh tế Việt Nam |
7 |
Văn học dân gian Việt Nam |
3 |
Cơ sở văn hoá Việt Nam |
8 |
Lịch sử văn học Việt Nam |
4 |
Lịch sử Việt Nam |
9 |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
5 |
Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại |
Nội dung các học phần bắt buộc(Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Nhập môn khu vực học
Cung cấp những kiến thức nhập môn về lý thuyết khu vực học hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: lịch sử hình thành và phát triển của khu vực học với tư cách một khoa học liên ngành; những khái niệm cơ bản; vai trò của khu vực học trong xu thế phát triển của khoa học hiện nay; đối tượng của khu vực học trong xu thế phát triển của khoa học hiện nay; đối tượng của khu vực học; giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Học phần cũng trang bị những phương pháp tiếp cận và những thao tác của nghiên cứu khu vực để ứng dụng vào thực tiễn phục vụ các chương trình phát triển cũng như tổ chức các đề tài và chương trình nghiên cứu liên ngành.
Xã hội học đại cương
Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về xã hội học bao gồm quá trình hình thành và phát triển cũng như đối tượng nghiên cứu xã hội học, những khái niệm cơ bản và một số trường phái xã hội học, những thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành, sử dụng các phương pháp định tính, định lượng trong nghiên cứu xã hội học.
Cơ sở ngôn ngữ học
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở, cơ bản về ngôn ngữ học, từ đó tạo điều kiện cho sinh viên có thể hiểu sâu hơn về ngoại ngữ mà họ đang học.
Về nhận thức sinh viên được cung cấp kiến thức tổng luận về ngôn ngữ học (như bản chất, chức năng, nguồn gốc, sự phát triển của ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, v.v…) và kiến thức về các phân ngành của ngôn ngữ học (ngữ âm học, từ vựng – ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, v.v…)
Về kỹ năng, học phần giúp sinh viên nâng cao các thao tác thực hành ngoại ngữ như phát âm chuẩn các âm tố, phân biệt âm vị và các biến thể; phân biệt được đa nghĩa và đồng âm, xác định cơ cấu nghĩa của từ; phân loại câu, viết câu đúng ngữ pháp…
Lịch sử văn minh thế giới
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về sự phát triển văn minh nhân loại (qua những nền văn minh tiêu biểu ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Hy-La…), về bước chuyển sang nền văn minh công nghiệp và văn minh thông tin; những nguyên tắc và mối tương quan giữa hội nhập văn minh thế giới và giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Các dân tộc Việt Nam
Giới thiệu kiến thức cơ bản về các dân tộc ở Việt Nam theo các vấn đề: đặc điểm cộng đồng các dân tộc Việt Nam; văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam; các dân tộc người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế Việt Nam
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tiến trình phát triển lịch sử của kinh tế Việt Nam; đặc điểm các nguồn lực cho phát triển kinh tế Việt Nam; đặc điểm và xu thế phát triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; triển vọng và định hướng chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Cơ sở văn hoá Việt Nam
Cung cấp những khái niệm chung về văn hoá học và văn hoá Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hoá Việt Nam và những đặc trưng của chúng.
Học phần cũng trang bị những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hoá Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam
Cung cấp những kiến thức tổng quát về quá trình phát triển liên tục với những đặc điểm chủ yếu, những quy luật chung nhất của lịch sử Việt Nam, trong đó, nắm được đặc điểm nổi bật và xuyên suốt tiến trình lịch sử Việt Nam là công cuộc giữ nước chống ngoại xâm luôn xong hành cùng công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.
Ngoài việc nắm vững những chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, sinh viên được trang bị nhận thức lịch sử Việt Nam với tư cách là lịch sử của các cộng đồng quốc gia, dân tộc đã và đang sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, cùng góp phần sáng tạo và bảo tồn nền văn hoá Việt Nam.
Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại
Cung cấp các kiến thức chung về lịch sử phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam từ thời dựng nước (Hùng Vương) đến nay: cơ cấu hệ thống, đặc điểm loại hình, quá trình phát triển. Đặc biệt học phần tập trung giới thiệu tính quy luật của sự ra đời và phát triển của hệ thống chính trị cách mạng và vai trò lãnh đạo tất yếu trong hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra những đòi hỏi khách quan của công cuộc cải cách hành chính trước yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa.
Địa lý Việt Nam
Giới thiệu bức tranh chung về địa lý Việt Nam, bao gồm cả tự nhiên và kinh tế – xã hội. Trên cơ sở nắm vững các đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam, sự phân bố các nguồn tài nguyên, đặc điểm dân cư và nguồn lao động của Việt Nam cũng như đặc điểm và sự phân bố của nền sản xuất xã hội, sinh viên có thể nhận thức sâu hơn về các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Qua đó, sinh viên biết cách vận dụng những kiến thức đã thu nhận được vào việc giải quyết các vấn kinh tế – xã hội ở Việt Nam.
Văn học dân gian Việt Nam
Cung cấp những kiến thức về diện mạo của văn học dân gian Việt Nam nói chung: những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian; quá trình phát triển của văn học dân gian Việt Nam; các hình thức, đặc trưng của từng thể loại của văn học dân gian Việt Nam; một số thể loại đặc biệt của văn học dân gian các dân tộc ít người; khả năng ứng dụng một số thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt vào cuộc sống thực tế, nói năng, giao tiếp hàng ngày.
Lịch sử văn học Việt Nam
Cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về tiến trình lịch sử, đặc trưng văn học Việt Nam qua các giai đoạn: từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, từ cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, từ 1900 đến 1945, từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến nay.
Học phần cũng luyện cho sinh viên khả năng đọc hiểu được tác giả, ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Việt qua các tác phẩm tiêu biểu.
Ngôn ngữ học đối chiếu
Cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học đối chiếu: các nguyên tắc và phương pháp đối chiếu ngôn ngữ; thủ pháp đối chiếu.
Học phần cũng luyện cho sinh viên thực hành đối chiếu tiếng Việt với một số ngôn ngữ khác (cùng và khác loại hình).
Ngữ âm tiếng Việt thực hành
Giúp sinh viên thực hành những kiến thức cơ bản của ngữ âm tiếng Việt (hệ thống ngữ âm tiếng Việt, cấu trúc âm tiết, các tiểu hệ thống âm vị); luyện cho sinh viên phát âm chuẩn xác tiếng Việt và cách phân tích dữ liệu ngữ âm tiếng Việt.
Từ vựng tiếng Việt thực hành
Giúp sinh viên nắm kiến thức cơ bản trong thực hành từ vựng tiếng Việt, các biến đổi ngữ nghĩa trong từ, các lớp từ và cách dùng từ tiếng Việt; luyện cho sonh viên khả năng sử dụng tốt các lớp từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt.
Ngữ pháp tiếng Việt thực hành
Giúp sinh viên nắm kiến thức thực hành về từ pháp học và cú pháp học tiếng Việt; luyện cho sinh viên khả năng vận dụng những kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt vào thực hành giao tiếp.
Các phương tiện liên kết và soạn thảo văn bản
Cung cấp những kiến thức căn bản về văn bản tiếng Việt (các phương tiện liên kết trong câu ghép; cấu tạo đoạn văn và các loại đoạn văn; phương thức tổ chức một văn bản; các phương thức lập luận, cách thức tóm tắt và xây dựng đề cương một văn bản) và khả năng ứng dụng vào hoạt động thực tiễn. Giúp sinh viên có khả năng tóm tắt và xây dựng đề cương cũng như khả năng soạn thảo một văn bản hành chính thông thường.