Ngành Tiếng Pháp

Ngành đào tạo:           TIẾNG PHÁP (French)

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành tiếng Pháp, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hoá Pháp; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp ở mức độ thành thạo; cho phép sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ vững vàng như: giảng dạy tiếng Pháp ở các bậc học, làm công tác biên – phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế – văn hoá – xã hội, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn hoá của Cộng đồng Pháp ngữ, cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như du lịch, bảo tàng…

Chương trình đào tạo

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác-Lênin

8

Giáo dục quốc phòng

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

9

Tin học cơ sở

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

10

Dẫn luận ngôn ngữ học

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

11

Cơ sở văn hoá Việt Nam

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

12

Tiếng Việt

6

Ngoại ngữ II**

13

Ngôn ngữ học đối chiếu

7

Giáo dục thể chất

14

Phương pháp nghiên cứu khoa học

** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Pháp

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

A/ Khối kiến thức ngôn ngữ

1

Ngữ âm – Âm vị học tiếng Pháp

3

Ngữ pháp I (Morpho-syntaxe)

2

Từ vựng học tiếng Pháp

4

Ngữ pháp II (Syntaxe)

B/ Khối kiến thức văn hoá – văn học

1

Lịch sử văn học Pháp

3

Văn học Pháp thế kỷ XX

2

Văn học Pháp thế kỷ XIX

4

Đời sống chính trị-xã hội-kinh tế-văn hoá Pháp

C/ Khối kiến thức tiếng

1

Tiếng Pháp tổng hợp I

11

Đọc hiểu I

2

Tiếng Pháp tổng hợp II

12

Đọc hiểu II

3

Nghe hiểu I

13

Đọc hiểu  III

4

Nghe hiểu II

14

Đọc hiểu IV

5

Nghe hiểu III

15

Diễn đạt viết I

6

Nghe hiểu IV

16

Diễn đạt viết  II

7

Diễn đạt nói I

17

Diễn đạt viết  III

8

Diễn đạt nói  II

18

Diễn đạt viết  IV

9

Diễn đạt nói  III

19

Thực hành dịch I

10

Diễn đạt nói  IV

20

Thực hành dịch II

Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Ngữ âm – âm vị học tiếng Pháp

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống âm vị tiếng Pháp, những đặc trưng về cấu âm, những nét khu biệt trong hệ thống ngữ âm để từ đó có được cách phát âm các nguyên âm, phụ âm, các bán nguyên âm một cách chính xác. Trong học phần này, sinh viên cũng được làm quen với các kiến thức về âm tiết, trọng âm, ngữ điệu để có thể đọc, nói trong từng hoàn cảnh giao tiếp nhất định.

Đây còn là học phần tiên quyết của những học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ liên quan đến việc giảng dạy các bình diện ngôn ngữ hoặc các kỹ năng giao tiếp.

Từ vựng học tiếng Pháp        

Học phần cung cấp những kiến thức vầ các quy luật hành chức của từ, quy luật chi phối quá trình tiến hoá, các phương thức và quy tắc cấu tạo phát triển từ, về các mối quan hệ giữa các đơn vị từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ cũng như trong lời nói, đặc biệt là các vấn đề nghĩa và các mối quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng tiếng Pháp.

Học phần rất cần thiết cho việc tiếp thu các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm và phiên dịch.

Ngữ pháp I  (Morpho-syntaxe)

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hình thái, đặc biệt là các đặc điểm về hình thái cũng như các chức năng ngữ pháp của ngữ đoạn danh từ, ngữ đoạn động từ, các ý nghĩa ngữ pháp và cách sử dụng hệ thống thời, thể trong tiếng Pháp.

Học phần còn cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thực hiện các biến đổi hình thái các loại từ, biết vận dụng kiến thức về thời, thể để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

Học phần cũng rất cần thiết cho việc tiếp thu các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm và biên phiên dịch.

Ngữ pháp II  (Syntaxe)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc câu,các kiểu câu, các thành phần câu và các cách biến đổi cấu trúc, những kỹ năng sử dụng các kiểu câu, các biến biến đổi cú pháp thông thường, nhận diện ý nghĩa của các kết hợp cú pháp từ đơn giản đến phức tạp.

Học phần cũng rất cần thiết cho việc tiếp thu các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm và biên phiên dịch.

Lịch sử Văn học Pháp

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các biến động lịch sử, các trào lưu văn học, các tác giả  và các tác phẩm tiêu biểu từ thời kỳ Trung cổ đến thế kỷ XX.

Học phần cũng góp phần nâng cao những hiểu biết về văn hoá – văn minh Pháp.

Văn học Pháp thế kỷ XIX

Học phần  cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các biến động lịch sử, các trào lưu văn học, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu của thế kỷ XIX.

Học phần cũng góp phần nâng cao những hiểu biết về văn hoá, văn minh Pháp, củng cố và phát triển khả năng tóm tắt văn bản (tác phẩm), năng lực phân tích, tổng hợp và khả năng nghiên cứu khoa học.

Văn học Pháp thế kỷ XX        

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các biến động lịch sử, các trào lưu văn học, các tác giả  và các tác phẩm tiêu biểu của thế kỷ XX.

Học phần này góp phần nâng cao những hiểu biết về văn hoá, văn minh Pháp, rèn luyện và phát triển khả năng tóm tắt văn bản (tác phẩm), năng lực phân tích, tổng hợp và khả năng nghiên cứu khoa học.

Đời sống chính trị – xã hội – kinh tế – văn hoá  Pháp

Học phần cung cấp cho sinh viên một cách hệ thống những kiến thức về đời sống xã hội, văn hoá, kinh tế chính trị của nước Pháp đương thời.

Học phần cũng góp phần hình thành những kỹ năng tiếp cận nội dung văn minh-văn hoá được phản ánh bởi ngoại ngữ đang học, cũng như khả năng đối chiếu so sánh với văn minh-văn hoá của mình để có cách nhìn khách quan, khoa học về các nền văn minh-văn hoá khác nhau.

Tiếng Pháp tổng hợp I

Nối tiếp của Tiếng Pháp cơ bản nhằm tiếp tục củng cố và nâng cao kiến thức về ngôn ngữ  và rèn luyện các kỹ năng  giao tiếp  theo trình độ chuẩn quốc tế. Sau khi học xong nhóm học phần này, sinh viên tối thiểu phải đạt được trình độ tương đương với DELF cấp độ 1 (A1, A2, A3, A4).

Tiếng Pháp tổng hợp II          

Nối tiếp với Tiếng Pháp tổng hợp I, cung cấp cho sinh viên những kiến thức về ngôn ngữ và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp theo trình độ chuẩn quốc tế. Sau khi học xong nhóm học phần này, sinh viên tối thiểu phải đạt được trình độ tương đương với DELF cấp độ 2  (A5, A6).

Nghe hiểu I

Khác với việc rèn luyện kỹ năng nghe ở các nhóm học phần Tiếng Pháp tổng hợp I, II, Nghe hiểu I có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, song được dạy-học như một học phần độc lập.

Khi học xong học phần Nghe hiểu I,  sinh viên có thể :

Nắm được những thông tin chính khi nghe trực tiếp các văn bản liên quan đến cuộc sống hàng ngày, đến các chủ đề quen thuộc và những công việc gần gũi với bản thân, với điều kiện ngôn ngữ sử dụng được trình bày rõ ràng và chuẩn;

Hiểu được các chỉ dẫn, kể cả các chi tiết, mang tính kỹ thuật đơn giản, như những chỉ dẫn giải thích hoạt động của một chiếc máy gia dụng… ;

Nghe hiểu được một tài liệu khoảng 200 đến 300 từ với thời gian khoảng 2-3 phút, tốc độ vừa phải, âm rõ, ít tiếng ồn. Sau khi nghe xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, ngoài ra có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng nhắc lại đơn thuần, kể lại, tóm tắt nội dung.

Nghe hiểu II

Đây là học phần tiếp nối của Nghe hiểu I, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghe hiểu ở trình độ tương đối cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp, độ khó về âm, ví dụ, có nhiều tiếng ồn hơn, giọng nói khác nhau, tốc độ nhanh hơn…) so với Nghe hiểu I.

Khi học xong học phần Nghe hiểu II, sinh viên có thể :

Theo dõi và hiểu được một hội thoại, một cuộc tranh luận về các chủ đề quen thuộc thường gặp trong công việc, ở trường học, khi đi chơi, giải trí, bao gồm cả những câu chuyện ngắn, rõ ràng, đôi lúc có thể phải yêu cầu nhắc lại một vài từ hoặc một vài thành ngữ;

Hiểu được những thông tin chính của các chương trình truyền hình, phát thanh về các chủ đề quen thuộc, với điều kiện ngôn ngữ sử dụng được trình bày rõ ràng;

Hiểu được phần lớn các thông tin trao đổi giữa hai hay nhiều người bản ngữ, trong một hội thoại, thảo luận có dẫn (animộ) giữa hai hay nhiều người bản ngữ;

Hiểu được một tài liệu ghi âm có độ dài khoảng 250 đến 350 từ với thời gian khoảng 2,5-3,5 phút, tốc độ bình thường về các chủ đề thường gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp, trong học tập đại học và nhận biết được thái độ của người nói cũng như nội dung thông báo. Sau khi nghe xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, kể lại, tóm tắt nội dung.

Nghe hiểu III

Đây là học phần tiếp nối của Nghe hiểu II, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghe hiểu ở trình độ cao so các học phần Nghe hiểu trước.

Khi học xong học phần Nghe hiểu III, sinh viên có thể:

Theo dõi và ghi chép được nội dung chính các báo cáo hội thảo về các chủ đề thuộc lĩnh vực mình quan tâm, với điều kiện báo cáo được trình bày rõ ràng và chặt chẽ;

Hiểu được những thông tin chính của các chương trình truyền hình, đài phát về các vấn đề quen thuộc;

Hiểu được nội dung chính những bộ phim mà cốt truyện phần lớn dựa vào hành động và hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng trực tiếp và rõ ràng;

Nghe hiểu được một tài liệu khoảng 300 đến 400 từ với thời gian khoảng 3-4 phút, tốc độ bình thường, âm rõ, có thể có tiếng ồn. Sau khi nghe xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng nhắc lại đơn thuần, kể lại, tóm tắt nội dung.

Nghe hiểu IV

Đây là học phần tiếp nối của Nghe hiểu III, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghe hiểu ở trình độ cao và với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp, độ khó về âm như có nhiều tiếng ồn hơn, giọng nói khác nhau, nói với tốc độ nhanh hơn…) so với các học phần Nghe hiểu trước. Ngoài một số chủ đề quen thuộc, có thêm một số chủ đề khác thuộc tiếng Pháp chuyên ngành (franỗais spộcialisộ): đời sống văn hoá nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, hành chính, pháp luật, khoa học cuộc sống,…

Khi học xong học phần Nghe hiểu IV, sinh viên có thể :

Theo dõi và ghi chép được những nội dung chủ yếu của các tham luận phức tạp cả về nội dung cũng như hình thức về một chủ đề cụ thể hoặc trừu tượng, bao gồm cả các tranh luận về chuyên môn của người tham dự hội thảo;

Hiểu được những thông tin chính của các chương trình truyền hình, đài phát về các vấn đề mình quan tâm;

Hiểu được nội dung những bộ phim mà cốt truyện  phần lớn dựa vào hành động và hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng rõ ràng;

Nghe hiểu được một tài liệu khoảng 350 đến 450 từ với thời gian khoảng 3-4 phút, tốc độ bình thường, có thể có tiếng ồn. Sau khi nghe xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, kể lại, hoặc tóm tắt nội dung.

Diễn đạt nói I

Khác với việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói ở các các nhóm học phần Tiếng Pháp tổng hợp I, II, Diễn đạt nói I có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói, song được dạy-học như một học phần độc lập.

Khi học xong học phần Diễn đạt nói I, sinh viên có thể:

Trình bày một cách thoải mái, mô tả không phức tạp về các chủ điểm thuộc lĩnh vực mình quan tâm bằng cách liệt kê các sự kiện một cách tuyến tính ;

Kể lại trôi chảy một câu chuyện hoặc mô tả đơn giản dưới hình thức liệt kê từng điểm, từng ý;

Kể lại chi tiết chính của một sự kiện thực hoặc giả tưởng;

Kể lại những chi tiết chính của một bộ phim, một cuốn sách đã xem;

Trình bày các thông báo đơn giản về các vấn đề gần gũi hoặc thuộc lĩnh vực mình quan tâm, có thể ngữ điệu, giọng nói còn chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nhưng không làm ảnh hưởng tới giao tiếp;

Chuẩn bị và trình bày một thuyết trình về một chủ điểm gần gũi hoặc thuộc lĩnh vực mình quan tâm;

Trả lời được các câu hỏi của người bản ngữ về những lĩnh vực mình quan tâm. Có thể yêu cầu nhắc lại câu hỏi nếu người tham gia giao tiếp nói với tốc độ nhanh.

Diễn đạt nói II 

Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt nói I, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói ở trình độ tương đối cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp… ) so với Diễn đạt nói I.

Khi học xong học phần Diễn đạt nói II,  sinh viên có thể:

– Trình bày có phát triển hoặc mô tả một sự kiện bằng cách nhân mạnh các điểm quan trọng và xác đáng;

– Thông báo về các vấn đề chung một cách rõ ràng, không cần chuẩn bị;

– Phát triển một lập luận, đưa ra những lý lẽ, giải thích ngắn gọn về một vấn đề, một sự kiện hoặc một dự án nào đó;

– Chuẩn bị và trình bày một thuyết trình về một chủ điểm thuộc lĩnh vực mình quan tâm;

– Trả lời được các câu hỏi của người bản ngữ về những lĩnh vực mình quan tâm.

Diễn đạt nói III          

Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt nói II, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói ở trình độ cao hơn so với các học phần Diễn đạt nói trước.

Khi học xong học phần Diễn đạt nói III, sinh viên có thể :

Trình bày một cách thoải mái các thông tin về nghề nghiệp, tuy vẫn còn có khó  khăn trong trao đổi với người đối thoại ;

Thông báo được những điểm chính, quan trọng của nội dung một cuộc họp, có thể thể hiện được thái độ qua giọng nói, tham gia một cách tự tin vào các cuộc nói chuyện, trao đổi với người bản ngữ về các vấn đề thông thường;

Lập luận có phương pháp, làm rõ được các yếu tố nổi bật, các điểm có ý nghĩa; liên kết chặt chẽ các lập luận, đưa ra các lý lẽ đồng ý hoặc phản bác một quan điểm nào đó của người đối thoại. Sau khi trình bày có thể phản ứng thoải mái và không cần chuẩn bị đối với các câu hỏi hoặc lập luận của người đối thoại.

Diễn đạt nói IV

Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt nói III, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói ở trình độ cao hơn, với những yêu cầu cao hơn về sử dụng từ vựng, ngữ pháp, tính xác đáng của phát ngôn… so với các học phần Diễn đạt nói trước. Ngoài một số chủ đề quen thuộc, có thêm một số chủ đề khác thuộc tiếng Pháp chuyên ngành (franỗais spộcialisộ): đời sống văn hoá nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, hành chính, pháp luật, khoa học cuộc sống,…

Khi học xong học phần Diễn đạt nói IV,  sinh viên có thể :

Tham gia một cách tự tin vào các cuộc nói chuyện, trao đổi với người bản ngữ về các vấn đề văn hoá- xã hội mà người có trình độ học vấn cao quan tâm ;

Kể được các câu chuyện hài hước;

Lập luận có phương pháp, làm rõ được các yếu tố nổi bật, các điểm có ý nghĩa, liên kết chặt chẽ các lập luận, đưa ra các lý lẽ có tính thuyết phục đồng ý hoặc phản bác một quan điểm nào đó của người đối thoại. Sau khi trình bày có thể phản ứng thoải mái và không cần chuẩn bị đối với các câu hỏi hoặc lập luận của người đối thoại.

Đọc hiểu I

Khác với việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở các nhóm học phần Tiếng Pháp tổng hợp I, II, Đọc hiểu I có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, song được dạy-học như một học phần độc lập.

Khi học xong học phần Đọc hiểu I,  sinh viên có thể :

Nắm được các thông tin chủ yếu trong những văn bản thường nhật như nội quy,  thông báo, tài liệu chính thống (documents officiels), thư từ  liên quan đến đời sống và các mối quan tâm của sinh viên ;

Định vị được các thông tin cần tìm và tập hợp các thông tin từ các đoạn khác nhau của văn bản hoặc từ các văn bản khác nhau nhằm hoàn thành một nhiệm vụ đặc thù nào đó ;

Hiểu chi tiết các chỉ dẫn mang tính kỹ thuật đơn giản, như những giải thích về hoạt động của một  máy gia dụng chẳng hạn ;

Hiểu được một tài liệu dài khoảng 600 đến 800 từ về các vấn đề gần gũi hoặc thuộc mối quan tâm của sinh viên. Sau khi đọc xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng trình bày lại, tóm tắt nội dung,…

Đọc hiểu II

Đây là học phần tiếp nối của Đọc hiểu I, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở trình độ tương đối cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp…) so với Đọc hiểu I.

Khi học xong học phần Đọc hiểu II, sinh viên có thể :

Đọc nhanh được các văn bản dài và nắm được các điểm chủ yếu, xác định nhanh được các thông tin chính  trong  một văn bản về một chủ điểm gần gũi và thuộc mối quan tâm của sinh viên ;

Hiểu được các văn bản về các lĩnh vực khác nhau với điều kiện được sử dụng từ điển song ngữ hoặc đơn ngữ ;

Hiểu được các chỉ dẫn dài và phức tạp thuộc các lĩnh vực sinh viên quan tâm, với điều kiện được đọc lại nhiều lần những đoạn khó ;

Đọc hiểu được một tài liệu dài khoảng 700 đến 900  từ  về các vấn đề gần gũi hoặc thuộc mối quan tâm của sinh viên. Sau khi đọc xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng trình bày lại, tóm tắt nội dung,…

Đọc hiểu III

Đây là học phần tiếp nối của Đọc hiểu II, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở trình độ cao hơn so với các học phần Đọc hiểu  trước.

Khi học xong học phần Đọc hiểu III,  sinh viên có thể :

Đọc nhanh được các văn bản dài và nắm được các điểm chủ yếu, xác định nhanh được các thông tin quan trọng trong một văn bản về một chủ điểm gần gũi và thuộc mối quan tâm của sinh viên;

Hiểu được các bài báo, các báo cáo về các vấn đề đương đại phức tạp mà trong đó các tác giả trình bày những quan điểm đặc biệt;

Hiểu được các văn bản về các lĩnh vực khác nhau với điều kiện có thể sử dụng từ điển song ngữ hoặc đơn ngữ;

Hiểu được các chỉ dẫn dài và phức tạp thuộc các lĩnh vực sinh viên quan tâm với điều kiện được đọc lại nhiều lần những đoạn khó;

Đọc hiểu được một tài liệu dài khoảng 800 đến 1000 từ về các vấn đề gần gũi hoặc thuộc mối quan tâm của sinh viên.  Sau khi đọc xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng trình bày lại, tóm tắt nội dung,…

Đọc hiểu IV

Đây là học phần tiếp nối của Đọc hiểu III, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở trình độ cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp) so với các học phần Đọc hiểu trước. Ngoài một số chủ đề quen thuộc, có thêm một số chủ đề khác thuộc tiếng Pháp chuyên ngành (franỗais spộcialisộ): đời sống, văn hoá-nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, hành chính, pháp luật, khoa học cuộc sống,…

Khi học xong học phần Đọc hiểu IV, sinh viên có thể :

Đọc với khả năng tự chủ lớn và đọc nhanh các loại tài liệu khác nhau và mục đích khác nhau, biết sử dụng các kiến thức có trước để xử lý thông tin. Có vốn từ vựng rộng, tích cực (actif), nhưng có thể sẽ có khó khăn nếu gặp các thành ngữ ít gặp;

Đọc hiểu được các bài báo, các báo cáo về các vấn đề đương đại phức tạp trong đó  tác giả trình bày những quan điểm đặc biệt;

Hiểu chi tiết nhiều loại văn bản thường gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp, học tập đại học, nhận ra được những chi tiết tinh tế, bao gồm cả thái độ, ý kiến được trình bày một cách tường minh hay ngầm ẩn;

Hiểu sâu và chi tiết được các văn bản dài và phức tạp, dù có liên quan đế lĩnh vực của mình hay không với điều kiện đọc lại những phần khó ;

Hiểu được các văn bản chuyên ngành ngoài lĩnh vực của mình với điều kiện được sử dụng từ điển và đọc lại nhiều lần những phần khó ;

Đọc hiểu được một tài liệu dài khoảng 800 đến 1000 từ, hoặc dài hơn.  Sau khi đọc xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng trình bày lại, tóm tắt nội dung,…

Diễn đạt viết I 

Khác với việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết  ở các nhóm học phần Tiếng Pháp tổng hợp I, II, Diễn đạt viết I  có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết, song được dạy-học như một học phần độc lập.

Khi học xong học phần  Diễn đạt viết I,  sinh viên có thể :

Viết mô tả chi tiết, đơn giản về các chủ đề gần gũi hoặc liên quan đến lĩnh vực mình quan tâm;

Viết kể lại một câu chuyện ;

viết mô tả một sự kiện, một chuyến đi du lịch thực hoặc tưởng tượng ;

Viết được các văn bản đơn giản có cấu trúc chặt chẽ về các chủ đề khác nhau thuộc lĩnh vực của mình;

Viết tóm tắt các văn bản ngắn đơn giản đã nghe hoặc đã đọc.

Diễn đạt viết II

Đây là học phần tiếp nối  của Diễn đạt viết I, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết ở trình độ tương đối cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp) so với Diễn đạt viết  I.

Khi học xong học phần Diễn đạt viết II, sinh viên có thể:

Viết tóm tắt một văn bản về chủ đề thông thường, có thể trình bày thêm ý kiến riêng của mình ;

Viết được các văn bản rõ ràng và chi tiết về các chủ đề khác nhau thuộc lĩnh vực quan tâm, tổng hợp và đánh giá các thông tin, lập luận mượn từ những nguồn khác nhau ;

Viết mô tả chi tiết các sự kiện thực hoặc tưởng tượng biết cách liên kết các ý và tôn trọng cấu trúc của loại hình văn bản.

Diễn đạt viết III

Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt viết II, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết ở trình độ cao hơn so  với các học phần Diễn đạt viết  trước.

Khi học xong học phần Diễn đạt viết  III, sinh viên có thể:

Viết được các văn bản rõ ràng và có liên kết chặt chẽ về các chủ đề phức tạp, bằng cách nhấn mạnh được những điểm quan trọng, nổi bật và bằng cách khẳng định một quan điểm được xây dựng một cách chặt chẽ, biết đưa các lập luận, minh hoạ, thí dụ xác đáng để đi đến một kết luận thoả đáng;

Viết các văn bản mô tả, tưởng tượng rõ ràng, chi tiết, có phong cách riêng, thích nghi với độc giả;

Trình bày bằng viết rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ một chủ đề phức tạp, trong đó biết nhấn mạnh các điểm quan trọng, xác đáng.

Diễn đạt viết IV         

Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt viết  III, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diến đạt viết ở trình độ cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp) so với các học phần Diễn đạt viết trước.  Ngoài một số chủ đề quen thuộc, có thêm một số chủ đề khác thuộc tiếng Pháp chuyên ngành (franỗais spộcialisộ) : đời sống văn hoá nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, hành chính, pháp luật, khoa học cuộc sống,…

Khi học xong học phần Diễn đạt viết IV, sinh viên có thể:

Viết tổng hợp các thông tin và lập luận từ những nguồn khác nhau;

Viết  một văn bản trình bày một quan điểm của bản thân trên cơ sở đưa ra các lập luận, minh hoạ, ví dụ xác đáng… ; văn bản bảo đảm tính nhất quán và tính liên kết;

Viết được hoặc một tiểu luận hoặc một báo cáo  trong đó biết phát triển lập luận,  nhấn mạnh một cách hợp lý các điểm quan trọng, các chi tiết xác đáng hỗ trợ cho lập luận;

Viết bài phê bình về một bộ phim, một cuốn sách, một vở kịch,… ;

Viết các văn bản mô tả, tưởng tượng chi tiết, có phong cách riêng, thích nghi với từng đối tượng độc giả.

Thực hành dịch I        

Học phần chủ yếu hướng tới việc giúp các sinh viên củng cố kỹ năng sử dụng đúng tiếng Pháp và làm quen với các thao tác dịch thuật. Mục tiêu cần đạt được là :

Dịch từ Pháp sang Việt: có được văn bản dịch mạch lạc, trong sáng, dễ hiểu. Không có những câu gượng gạo do ảnh hưởng của cấu trúc câu tiếng Pháp. Chuyển tải được nội dung thông tin của văn bản gốc.

Dịch từ Việt sang Pháp: có được văn bản tiếng Pháp  mạch lạc, đúng văn phạm. Với cấp độ tiếng thông thường, phù hợp với văn bản gốc. Chuyển tải được nội dung thông tin của văn bản gốc.

Cả hai cách dịch này đều tôn trọng nội dung ngữ nghĩa của từng đoạn văn. Chưa cần thiết đến những thủ pháp dịch cải biên hoặc dịch tóm tắt, dịch giải thích… Thực hành chủ yếu ở dạng dịch viết.

Thực hành dịch II

Trong khi vẫn giúp sinh viên củng cố khả năng thực hành tiếng và làm quen với các thao tác dịch thuật, học phần cho phép sinh viên bước đầu có thể ý thức về dịch nghề nghiệp.  Mục tiêu cần đạt được là :         

Dịch được trong thời gian ngắn các văn bản từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Pháp có độ dài từ 300 đến 500 từ, theo các chủ đề thông thường, văn phong thông dụng.

Văn bản dịch mạch lạc, trong sáng, dễ hiểu. Tránh được những chuyển di tiêu cực từ văn bản gốc sang văn bản dịch. Chuyển tải được nội dung thông tin của văn bản gốc.

Sử dụng đúng các cấu trúc về văn bản hoặc cú pháp đối với những văn bản có tính khuôn mẫu.

Cả hai cách dịch này đều tôn trọng nội dung ngữ nghĩa của từng đoạn văn. Chưa cần thiết đến những thủ pháp cải biên hoặc dịch tóm tắt, dịch giải thích… Thực hành chủ yếu ở dạng dịch viết.

Trường hợp lựa chọn chuyên ngành sư phạm, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 9 học phần sau

1. Lý luận dạy học tiếng nước ngoài

2. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ

3. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng giao tiếp

4. Kiểm tra-đánh giá

5. Tâm lý học đại cương

6. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm

7. Giáo dục học đại cương

8. Giáo dục học phổ thông

9. Quản lý nhà nước và quản lý ngành giáo dục

Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 9 học phần sau:

1. Lý luận thuyết dịch

6. Dịch nói I

2. Dịch viết I

7. Dịch nói II

3. Dịch viết II

8. Dịch nói III

4. Dịch viết III

9. Dịch nói IV

5. Dịch viết IV