Ngành Sư phạm Tiếng Pháp

Ngành đào tạo:           SƯ PHẠM TIẾNG PHÁP (French Education)

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:       4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo giáo viên trình độ Cử nhân ngành Sư phạm tiếng Pháp có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có sức khỏe, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết để đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy môn học tiếng Pháp tại các trường thuộc các cấp học phổ thông (là chủ yếu), các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

Mục tiêu cụ thể

Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

Về kiến thức

Nắm vững các kiến thức chung về giáo dục đại cương, các kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ Pháp, văn hóa Pháp và văn hóa của Cộng đồng Pháp ngữ. Nắm vững lý luận giảng dạy bộ môn, các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy bộ môn tiếng Pháp.

Về kỹ năng

– Giao tiếp tốt bằng tiếng Pháp: có khả năng sử dụng các kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) tương đương với trình độ C1 của Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu Âu;

– Áp dụng các kiến thức về lý luận và phương pháp, kỹ thuật dạy học tiên tiến vào giảng dạy tiếng Pháp ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục Việt Nam;

– Phát triển năng lực hợp tác, năng lực quản lý và năng lực tự đào tạo;

– Bước đầu biết nghiên cứu khoa học về phương pháp giảng dạy bộ môn, ngôn ngữ Pháp và văn hóa – văn học Pháp.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

8

Tin học

2

Tư tưởng Hồ Chí minh

9

Tâm lý học

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Giáo dục học

4

Ngoại ngữ (khác tiếng Pháp)

11

Quản lý hành chính Nhà nước và QL ngành GD và ĐT

5

Giáo dục thể chất

12

Cơ sở văn hóa Việt Nam

6

Giáo dục Quốc phòng

13

Dẫn luận ngôn ngữ học

7

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

1

Ngữ âm – Âm vị học tiếng Pháp (Phonétique et phonologie françaises)

3

Ngữ pháp 1: Hình thái và cú pháp tiếng Pháp (Morphologie et syntaxe du français)

2

Từ vựng học tiếng Pháp (Lexicologie française)

4

Ngữ pháp 2: Phạm trù ngữ pháp và cách sử dụng động từ tiếng Pháp (Catégories grammaticales et emplois du verbe en français)

Kiến thức ngành

1

Lý luận dạy học tiếng Pháp ngoại ngữ (Didactique du français langue étrangère)

10

Đọc – Viết 2 (Compréhension écrite et Expression écrite 2)

2

Phương pháp giảng dạy tiếng Pháp (Méthodologie de l’enseignement du français)

11

Đọc – Viết 3 (Compréhension écrite et Expression écrite 3)

3

Kiểm tra đánh giá  (Evaluation en didactique du FLE)

12

Đọc – Viết 4 (Compréhension écrite et Expression écrite 4)

4

Nghe – Nói 1 (Compréhension orale et Expression orale 1)

13

Đọc – Viết 5 (Compréhension écrite et Expression écrite 5)

5

Nghe – Nói 2 (Compréhension orale et Expression orale 2)

14

Tiếng Pháp tích hợp nâng cao (Perfectionnement du français)

6

Nghe – Nói 3 (Compréhension orale et Expression orale 3)

15

Văn học Pháp 1: Lịch sử văn học Pháp (Histoire de la littérature française)

7

Nghe – Nói 4 (Compréhension orale et Expression orale 4)

16

Văn học Pháp 2: Phương pháp tiếp cận và phân tích văn bản văn học Pháp (Techniques d’approche et d’analyse de textes littéraires français)

8

Nghe – Nói 5 (Compréhension orale et Expression orale 5)

17

Văn hoá  và văn minh Pháp (Culture et civilisation  françaises)

9

Đọc – Viết 1 (Compréhension écrite et Expression écrite 1)

Thực tập sư phạm

1

Thực tập sư phạm 1

2

Thực tập sư phạm 2

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Ngữ âm – Âm vị học tiếng Pháp       

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ âm – âm vị tiếng Pháp. Sinh viên sẽ nắm được hệ thống ngữ âm tiếng Pháp trên các cấp độ:  âm vị, âm, âm tiết, trọng âm, ngữ điệu và các hiện tượng đặc trưng của tiếng Pháp như nối âm, luyến âm, lược âm. Học phần giúp phát triển kỹ năng khẩu ngữ, là cở sở để giảng dạy và luyện phát âm cho học sinh.

Học phần kết hợp lý thuyết với thực hành thụng qua hệ thống bài tập.

Từ vựng học tiếng Pháp    

Học phần giúp cho sinh viên nắm một cách cơ bản và có hệ thống một số đặc điểm chính của hệ thống từ vựng tiếng Pháp. Nội dung gồm một số kiến thức thuộc từ vựng học miêu tả (đồng đại) kết hợp với từ vựng học lịch sử (lịch đại). Học phần cũn giúp sinh viên rèn luyện năng lực sử dụng từ vựng tiếng Pháp một cách chính xác, tạo cơ sở để giảng dạy tiếng Pháp.

Học phần kết hợp lý thuyết với thực hành thông qua hệ thống bài tập.

Ngữ pháp 1: Hình thái và cú pháp tiếng Pháp

Học phần  cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về hình thái và cú pháp tiếng Pháp, các vấn đề về câu và các thành tố của câu, các vấn đề liên quan đến từ loại, các vấn đề liên quan tới cú pháp câu trong tiếng Pháp như các kiểu câu v.v.  Học phần giúp sinh viên vận dụng được kiến thức lí thuyết vào thực hành giao tiếp, cũng như sử dụng trong quá trình giảng dạy sau này.

Ngữ pháp 2: Phạm trù ngữ pháp và cách sử dụng động từ tiếng Pháp

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phạm trù ngữ pháp và cách sử dụng động từ tiếng Pháp, đặc biệt nhấn mạnh các vấn đề cơ bản về dạng thức, thời, thể trong tiếng Pháp v.v. .  Học phần giúp sinh viên vận dụng được kiến thức lí thuyết vào thực hành giao tiếp, cũng như sử dụng trong quá trình giảng dạy sau này.

Văn học Pháp 1: Lịch sử văn học Pháp

Học phần giới thiệu một bức tranh toàn cảnh nền văn học Pháp từ khi ra đời với sáu giai đoạn: thời kỳ trung cổ, thế kỷ XVI, thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII, thế kỉ XIX và thế kỉ XX, theo các dòng văn học và các tác giả tiêu biểu.

Văn học Pháp 2: Phương pháp tiếp cận và phân tích văn bản văn học Pháp

Học phần giới thiệu các khái niệm thi pháp và các kỹ thuật phân tích văn bản văn học trên cơ sở thi pháp học như: cấu trúc văn bản, trường từ vựng, người phát ngôn, điểm nhấn, thời gian, sơ đồ hành động trong văn bản tự sự, các biện pháp tu từ. Chương trình cung cấp hệ thống bài tập giúp sinh viên thực hành rèn luyện các kỹ năng phân tích văn bản trên các dạng văn bản (kể chuyện, miêu tả, biện luận) thuộc các thể loại văn học khác nhau (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch).

Văn hóa và văn minh Pháp

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về nền chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế  Pháp để có một cái nhìn khái quát về lịch sử tiến triển của nư­ớc Pháp từ cách mạng tư­ sản dân chủ (1789) đến nay, nhất là về nước Pháp đương đại.

Lý luận dạy học tiếng Pháp ngoại ngữ          

Học phần giới thiệu cho sinh viờn những quan điểm cơ bản về lý luận dạy học môn tiếng Pháp nhất là các quan điểm hiện đại, thông qua lịch sử phát triển của các phương pháp/ trường phái giảng dạy tiếng Pháp trên cơ sở đó sinh viên vận dụng vào phương pháp giảng dạy các kiến thức ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp.

Phương pháp giảng dạy tiếng Pháp

Học phần cung cấp một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về phương pháp giảng dạy kiến thức ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp. Thông qua giới thiệu các nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức dạy học tiếng Pháp và các kỹ thuật giảng dạy tiếng Pháp, học phần giúp sinh viên vận dụng vào việc triển khai giảng dạy ở các bậc học và chương trình tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục.

Kiểm tra đánh giá      

Học phần giới thiệu vai trò, vị trí và các chức năng của các loại hình đánh giá cơ bản trong giáo dục, các nguyên tắc và các công cụ đánh giá, kỹ thuật biên soạn các công cụ đánh giá các kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp trong dạy học tiếng Pháp. Kết thúc học phần, sinh viên bước đầu nắm được các cơ sở lý luận của kiểm tra dánh giá, biết soạn thảo các công cụ đánh giá đơn giản thông dụng.

Nghe – Nói 1  

Nghe hiểu 1  

Nghe hiểu 1 tập trung vào luyện kỹ năng nghe trực tiếp với người nói hoặc qua phương tiện nghe nhìn với một số hành động lời nói cơ bản, các dạng ngôn bản thông báo, miêu tả. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng nghe hiểu đư­ợc các từ ngữ thụng dụng liờn quan đến cuộc sống gần gũi xung quanh (về bản thân mình, về gia đình, về mua sắm, công việc, về môi trường xung quanh), hiểu đựợc nội dung chính các quảng cáo, các thông báo đơn giản, rõ ràng, nghe hiểu đ­ược các tài liệu bán thực (documents semi-authentiques) hoặc tài liệu thực (documents authentiques) có ngữ lưu vừa phải. Yêu cầu đạt chuẩn trình độ A2 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Diễn đạt nói 1                          

Diễn đạt nói 1 rèn luyện kỹ năng nói d­ưới dạng đối thoại và độc thoại với một số hành động lời nói cơ bản, các dạng ngôn bản thông báo, miêu tả. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng đối thoại và độc thoại trong các nhiệm vụ giao tiếp tương đối đơn giản và quen thuộc, theo các chủ đề gần gũi như gia đình, những người xung quanh, điều kiện sống, học tập và làm việc của mình hiện nay và trong quá khứ. Yêu cầu đạt trình độ A2 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Nghe – Nói 2  

Nghe hiểu 2     

Nghe hiểu 2 tập trung vào luyện kỹ năng nghe trực tiếp người nói hoặc qua phương tiện nghe nhìn. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng hiểu được các nội dung cơ bản khi người nói diễn đạt rõ ràng về các chủ đề quen thuộc như công việc, nhà trường và giải trí, hiểu ý chính của các chương trình phát thanh, truyền hình về thời sự và các chủ đề quen thuộc với ngữ lưu chậm và diễn đạt rõ ràng. Yêu cầu đạt trình độ B1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Diễn đạt nói 2      

Diễn đạt nói 2 tiếp tục rèn luyện kỹ năng nói d­ưới dạng đối thoại và độc thoại. Kết thúc học phần, sinh viên có thể giao tiếp được trong phần lớn các tình huống thường gặp khi đi du lịch, khi lưu trú tại một nước có sử dụng tiếng Pháp. Sinh viên có thể tham gia hội thoại về những chủ đề quen thuộc liên quan đến cuộc sống hàng ngày (gia đình, giải trí, công việc, du lịch, thời sự) mà không cần chuẩn bị trước. Trong các tình huống độc thoại, sinh viên có khả năng diễn đạt một cách đơn giản khi kể lại các sự kiện, kinh nghiệm sống; giải thích ngắn gọn các ý kiến hoặc kế hoạch cá nhân, kể lại một câu chuyện, nội dung một cuốn sách và diễn đạt ý kiến riêng. Yêu cầu đạt trình độ B1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của  châu âu.

Nghe – Nói 3

Nghe hiểu 3

Nghe hiểu 3 bắt đầu rèn luyện kỹ năng nghe những tài liệu thực tương đối khó trên các đài phát thanh, truyền hình. Kết thúc học phần, sinh viên hiểu được nội dung chính các báo cáo tham luận, các diễn văn tương đối dài và thậm chí một lập luận tương đối phức tạp liên quan đến các chủ đề quen thuộc với bản thân. Sinh viên có khả năng hiểu nội dung chính một số chương trình phát thanh và truyền hình về thời sự và về các thông tin khác, có thể hiểu được nội dung chính các bộ phim mà trong đó các nhân vật nói tiếng Pháp thông dụng. Yêu cầu đạt trình độ trung gian giữa B1 và B2 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Diễn đạt nói 3    

Diễn đạt nói 3 tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói d­ưới dạng hội thoại và độc thoại. Kết thúc học phần, sinh viên có thể giao tiếp tương đối thoải mái và tự nhiên với người bản ngữ, tham gia tương đối tích cực vào các hội thoại trong các tình huống quen thuộc, biết trình bày khá rõ ràng và bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình một cách tương đối hiệu quả. Sinh viên có thể diễn đạt một cách tương đối rõ ràng và tương đối chi tiết về một số chủ đề mà mình quan tâm, có thể nêu rõ quan điểm cá nhân về một vấn đề thời sự, nêu được các thuận lợi và bất lợi của một sự lựa chọn hoặc một giải pháp. Yêu cầu đạt trình độ trung gian giữa B1 và B2 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Nghe – Nói 4   

Nghe hiểu 4      

Nghe hiểu 4 tiếp tục rốn luyện kỹ năng nghe những tài liệu âm thanh thực tư­ơng đối khó lấy từ các đài phát thanh, truyền hình. Kết thúc học phần, sinh viên nghe hiểu được nội dung các báo cáo tham luận hoặc các diễn văn tương đối dài và thậm chí  hiểu được nội dung một lập luận tương đối phức tạp liên quan đến các chủ đề quen thuộc với bản thân. Sinh viên có khả năng hiểu nội dung một số chương trình phát thanh và truyền hình về thời sự và về các thông tin khác, có thể hiểu được nội dung các bộ phim mà trong đó các nhân vật nói tiếng Pháp thông thường. Yêu cầu đạt trình độ B2 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Diễn đạt nói 4    

Diễn đạt nói 4 tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói d­ưới dạng hội thoại và độc thoại. Kết thúc học phần, sinh viên có thể giao tiếp thoải mái và tự tin với người bản ngữ, tham tích cực vào một cuộc hội thoại trong các tình huống quen thuộc, biết trình bày rõ ràng và bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình. Trong các hoạt động độc thoại, sinh viên có thể diễn đạt một cách rõ ràng và chi tiết về một số các chủ đề liên quan đến lĩnh vực mà mình quan tâm, trình bầy rõ quan điểm về một vấn đề thời sự, nêu được các thuận lợi và bất lợi của một sự lựa chọn hoặc một giải pháp. Yêu cầu đạt trình độ B2 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của  châu âu.

Nghe – Nói 5

Nghe hiểu 5

Nghe hiểu 5 tiếp tục rốn luyện kỹ năng nghe hiểu một tài liệu õm thanh dài và khú. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng nghe hiểu một diễn văn dài ngay cả khi diễn văn đó không có cấu trúc rõ ràng và không tường minh về nội dung và ý, có thể hiểu các chương trình phát thanh và truyền hình có chủ đề không quá xa lạ và các phim trong đó các nhân vật sử dụng ngôn ngữ tương đối gần với ngôn ngữ chuẩn và ngữ lưu trung bình. Yêu cầu đạt trình độ cận C1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Diễn đạt nói 5

Diễn đạt nói 5 tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói d­ưới dạng hội thoại và độc thoại. Trong hội thoại, sinh viên có thể diễn đạt một cách tương đối tự nhiên và trôi chảy mà ít khi phải dừng lại tìm từ, có thể sử dụng ngoại ngữ một cách tương đối mềm dẻo và hiệu quả trong các quan hệ xã hội và nghề nghiệp, diễn đạt các ý tưởng và ý kiến cá nhân tương đối chính xác và biết gắn kết lời nói của mình với lời nói của người đối thoại. Trong độc thoại, có thể trình bày các miêu tả tương đối rõ ràng và chi tiết các đề tài tương đối phức tạp bằng việc lồng ghép các chủ điểm tương ứng, phát triển một số ý và kết thúc một cách tương đối phù hợp. Yêu cầu đạt trình độ cận C1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Đọc – Viết 1

Đọc hiểu 1           

Đọc hiểu 1 gồm các hoạt động dạy học đọc hiểu tổng thể và chi tiết các văn bản ngắn và tương đối đơn giản. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng tìm ra thông tin tường minh trong các văn bản thông thường như tin rao vặt, tờ rơi, thực đơn, bảng giờ, có thể hiểu các bức thư cá nhân tương đối ngắn và đơn giản. Yêu cầu đạt trình độ A2 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Diễn đạt viết 1           

Diễn đạt viết 1 giúp cho sinh viên viết được các văn bản thường dùng trong cuộc sống xã hội và cuộc sống nghề nghiệp. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng viết một tấm bưu thiếp, lời nhắn, một bức thư cá nhân, ví dụ như thư thăm hỏi, cám ơn, yêu cầu, kể lại một sự việc. Yêu cầu đạt trình độ A2 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Đọc  – Viết 2

Đọc hiểu 2       

Đọc hiểu 2 tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tổng thể và chi tiết các dạng văn bản và thể loại văn bản khác nhau được viết chủ yếu bằng ngôn ngữ thông dụng liên quan đến công việc của mình, các văn bản miêu tả các sự kiện, diễn đạt tình cảm và lời chúc. Yêu cầu đạt trình độ B1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của  châu âu.

Diễn đạt viết 2   

Diễn đạt viết 2 rèn luyện kỹ năng viết các văn bản tương đối đơn giản. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng viết một văn bản tương đối đơn giản và nhất quán về những đề tài quen thuộc hoặc những đề tài được quan tâm, có thể viết các bức thư cá nhân để trình bày kinh nghiệm và diễn đạt cảm tưởng. Yêu cầu đạt trình độ B1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Đọc  – Viết 3

Đọc hiểu 3  

Đọc hiểu 3 tập trung rèn luyện kỹ năng đọc văn bản báo chí và bước đầu đọc văn bản văn học. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng đọc các bài báo và các báo cáo có độ dài vừa phải về những vấn đề đương đại trong đó các tác giả thể hiện một thái độ hoặc một quan điểm nào đó; sinh viên cũng có khả năng nhất định trong việc đọc các văn bản văn học bằng văn xuôi. Yêu cầu đạt trình độ trung gian giữa B1 và B2 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Diễn đạt viết 3    

Diễn đạt viết 3 rèn luyện kỹ năng viết một số loại văn bản khác nhau. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng viết một văn bản tương đối rõ ràng và chi tiết về một số chủ đề quen thuộc, có khả năng viết một tiểu luận, một báo cáo hoặc trình bày các lý do ủng hộ hoặc phản đối một ý kiến nào đó, biết viết thư để đánh giá một sự kiện, một trải nghiệm. Yêu cầu đạt trình độ trung gian giữa B1 và B2 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Đọc  – Viết 4

Đọc hiểu 4 

Đọc hiểu 4 tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc văn bản báo chí và đọc văn bản văn học. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng đọc các bài báo và các báo cáo  về những vấn đề đương đại trong đó tác giả thể hiện một thái độ hoặc một quan điểm nào đó; sinh viên cũng có khả năng đọc các văn bản văn học bằng văn xuôi. Yêu cầu đạt trình độ B2 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Diễn đạt viết 4

Diễn đạt viết 4 tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết một số loại văn bản khác nhau. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng viết một văn bản rõ ràng và chi tiết về một số chủ đề quen thuộc, viết một tiểu luận hoặc một báo cáo, trình bày các lý do ủng hộ hoặc phản đối một ý kiến nào đó, biết viết thư để đánh giá một sự kiện, một trải nghiệm. Yêu cầu đạt trình độ B2 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Đọc  – Viết 5

Đọc hiểu 5

Đọc hiểu 5 rèn luyện đọc các loại văn bản tương đối dài và phức tạp trong đó có các văn bản văn học. Kết thúc học phần,  sinh viên có khả năng hiểu nội dung các văn bản này với một số văn phong khác nhau, hiểu các bài báo chuyên ngành, các chỉ dẫn kỹ thuật tương đối dài liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Yờu cầu đạt trình độ cận C1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của  châu âu.

Diễn đạt viết 5

Diễn đạt viết 5 rèn luyện viết các loại văn bản khác nhau. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng diễn đạt với cấu trúc khá chặt chẽ và rõ ràng khi viết về những đề tài tương đối phức tạp trong một bức thư, một tiểu luận, một báo cáo, biết nhấn mạnh những điểm quan trọng với ngôn ngữ và văn phong phù hợp với độc giả. Yêu cầu đạt trình độ cận C1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Tiếng Pháp tích hợp nâng cao  

Học phần dạy môn thực hành tiếng tích hợp bốn kỹ năng nâng cao các học phần Nghe-Nói 5 và Đọc – Viết 5 để sinh viên đạt được trình độ C1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của  châu âu. Kết thúc học phần, sinh viên cần đạt được các năng lực theo từng kỹ năng như sau:

– Kỹ năng nghe hiểu: Nghe hiểu một diễn văn dài ngay cả khi diễn văn đó không có cấu trúc rõ ràng và không tường minh về nội dung và ý, có thể hiểu tương đối dễ dàng các chương trình phát thanh và truyền hình có chủ đề không quá xa lạ và các phim trong đó các nhân vật sử dụng ngôn ngữ tương đối gần với ngôn ngữ chuẩn và ngữ lưu trung bình. Yêu cầu đạt trình độ C1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

– Kỹ năng diễn đạt nói: Trong hội thoại, có thể diễn đạt một cách tự nhiên và trôi chảy mà ít khi phải dừng lại tìm từ, có thể sử dụng ngoại ngữ một cách  mềm dẻo và hiệu quả trong các quan hệ xã hội và nghề nghiệp, diễn đạt các ý tưởng và ý kiến cá nhân một cách chính xác và biết gắn kết lời nói của mình với lời nói của người đối thoại. Trong độc thoại, có thể trình bày các miêu tả rõ ràng và chi tiết các đề tài  phức tạp bằng việc lồng ghép các chủ điểm tương ứng, phát triển một số ý và kết thúc một cách phù hợp. Yêu cầu đạt trình độ C1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

– Kỹ năng đọc hiểu:  Hiểu nội dung các văn bản với một số văn phong khác nhau, hiểu các bài báo chuyên ngành, các chỉ dẫn kỹ thuật dài liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Yêu cầu đạt trình độ C1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

– Kỹ năng diễn đạt viết: Diễn đạt với cấu trúc khá chặt chẽ và rõ ràng khi viết về những đề tài phức tạp trong một bức thư, một tiểu luận, một báo cáo, biết nhấn mạnh những điểm quan trọng với ngôn ngữ và văn phong phù hợp với độc giả. Yêu cầu đạt trình độ C1 Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu âu.

Thực tập sư phạm 1   

Sinh viên thực tập tại trường phổ thông 5 tuần tìm hiểu tình hình giáo dục ở địa phương, cơ cấu tổ chức của một trường học; làm công tác giáo dục ở một lớp  Chủ nhiệm; thực tập giảng dạy (dạy 02 tiết để giáo viên hướng dẫn đánh giá).

Thực tập sư phạm 2   

Sinh viên thực tập tại trường phổ thông 05 tuần để củng cố những hiểu biết về thực tế giáo dục ở địa phương, chức năng nhiệm vụ của Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp; thực tập làm công tác giáo dục ở lớp chủ nhiệm; nghiên cứu quy chế chuyên môn: kiểm tra, cho điểm, đánh giá xếp loại học lực của học sinh. Mỗi sinh viên phải giảng dạy 06 tiết với số giáo án phải soạn tối thiểu là 05.