Ngành đào tạo: LÝ LUẬN PHÊ BÌNH ĐIỆN ẢNH – TRUYỀN HÌNH
(Film and Television Theory and Criticism)
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Lý luận phê bình điện ảnh – truyền hình trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Lý luận phê bình điện ảnh – truyền hình, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong các lĩnh vực điện ảnh – truyền hình nói riêng và văn hoá nghệ thuật nói chung.
Mục tiêu cụ thể
Phẩm chất đạo đức
Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.
Kiến thức
Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Lý luận phê bình điện ảnh – truyền hình ở trình độ đại học.
Kỹ năng
Có kỹ năng về nghệ thuật điện ảnh – truyền hình và nghệ thuật Lý luận phê bình điện ảnh – truyền hình, có khả năng độc lập sáng tạo, có tư duy khoa học, tạo hiệu quả cao trong lĩnh vực Lý luận phê bình điện ảnh – truyền hình.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương |
|||
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin |
7 |
Tin học đại cương |
2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
8 |
Lịch sử văn học Việt |
3 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt |
9 |
Lịch sử văn học thế giới |
4 |
Đường lối Văn hóa – Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt |
10 |
Giáo dục thể chất |
5 |
Cơ sở văn hóa Việt |
11 |
Giáo dục quốc phòng – an ninh |
6 |
Ngoại ngữ |
|
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
|||
|
Kiến thức cơ sở của ngành |
|
|
1 |
Lịch sử sân khấu Việt |
7 |
Âm thanh điện ảnh |
2 |
Lịch sử sân khấu thế giới |
8 |
Nhạc phim |
3 |
Nghệ thuật đạo diễn |
9 |
Dựng phim |
4 |
Nghệ thuật quay phim |
10 |
Kịch học điện ảnh |
5 |
Nghiệp vụ báo chí |
11 |
Biên tập kịch bản và phim |
6 |
Thiết kế mỹ thuật điện ảnh |
|
|
|
Kiến thức ngành |
|
|
1 |
Lý luận điện ảnh |
4 |
Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 1 |
2 |
Lịch sử điện ảnh Việt |
5 |
Thực hành nghiệp vụ phê bình điện ảnh 1 |
3 |
Lịch sử điện ảnh thế giới 1 |
6 |
Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 2 |
|
Thực tập nghề nghiệp |
|
|
|
Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp |
|
|
Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Lịch sử sân khấu Việt
Nội dung: giới thiệu quá trình hình thành, các bước phát triển quan trọng của nền sân khấu Việt
Lịch sử sân khấu thế giới
Nội dung: Sân khấu cổ đại Hy Lạp; sân khấu phục hưng; sân khấu chủ nghĩa cổ điển Pháp; sân khấu thời đại khai sáng; sân khấu của một số nước Tây Âu Thế kỷ XIX – XX (từ 1871 đến 1917); sân khấu của một số nước Tây Âu và Mỹ từ 1917 đến 1945; sân khấu Nga Xô Viết; sân khấu một số nước Châu Á.
Nghệ thuật đạo diễn
Nội dung: khái niệm nhập môn; lao động sáng tạo của đạo diễn; chi tiết trong điện ảnh; dàn cảnh điện ảnh; cách quan sát và ghi hình; nghệ thuật Môngta.
Nghệ thuật quay phim
Nội dung: nhận thức về khuôn hình điện ảnh và đặc điểm khuôn hình điện ảnh; những nhân tố ảnh hưởng đến sự tái hiện công tác; tính năng chung của ống kính quang học; hiệu quả màn ảnh của những ống kính và cách ứng dụng; các góc độ quay; bố cục khuôn hình điện ảnh; xử lý ánh sáng và màu; vai trò sáng tạo của người quay phim; các cỡ phim.
Nghiệp vụ báo chí
Nội dung: nhập môn về nghề báo; tin tức; các loại hình báo chí; thể loại ký báo chí; phóng sự – ghi nhanh; ký chân dung – ký chính luận; nhật ký phóng viên; tiểu phẩm và cách viết tiểu phẩm; phỏng vấn – điều tra báo chí; các thể luận báo chí; ảnh báo chí và nghệ thuật; báo ảnh – báo hình; sơ lược báo chí Việt Nam; tự do báo chí và luật pháp báo chí; nguyên tắc hoạt động của báo chí – quy ước tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam.
Thiết kế mỹ thuật điện ảnh
Nội dung: vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của họa sĩ thiết kế mỹ thuật trong phim; các công việc thiết kế từng công đoạn và tổng thể từ việc xử lý kịch bản, ý đồ phác thảo, xử lý bối cảnh, đạo cụ, phục trang, hoá trang đến tính cách và tâm lý nhân vật; mối quan hệ sáng tác với các thành phần chủ chốt trong đoàn làm phim như quay phim, biên kịch, nhà sản xuất phim tạo nên một sự thống nhất trong phong cách sáng tác cho bộ phim về tạo hình. Trong học phần ở từng thời điểm sinh viên sẽ được giới thiệu tiếp về công tác thiết kế mỹ thuật hiện đại. Gồm các phần:
+ Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật trong phim.
+ Xử lý tạo hình trang phục.
+ Bối cảnh trang trí phim; tính cách và tâm lý nhân vật.
+ Xử lý kịch bản văn học và phác thảo thiết kế.
+ Quan hệ giữa hoạ sĩ thiết kế với đạo diễn và quay phim.
+ Thiết kế mỹ thuật trong phim lịch sử và truyền hình.
+ Công tác thiết kế mỹ thuật hiện nay.
Âm thanh điện ảnh
Nội dung: những kiến thức cơ bản về kỹ thuật âm thanh trong quá trình sản xuất phim Điện ảnh và Truyền hình: từ thu thanh, chuyển ghi, lồng tiếng hoà âm, tạo hiệu ứng… để tạo ra bản tiếng chuẩn. Gồm các phần:
+ Cân bằng tiếng nói trong điện ảnh và truyền hình.
+ Cân bằng âm nhạc.
+ Hiệu ứng âm thanh và tiếng vang nhân tạo.
+ Điều chỉnh mức âm thanh, hoà âm.
+ Lồng tiếng phim.
Nhạc phim
Nội dung: những kiến thức về các chức năng của âm nhạc trong một tác phẩm điện ảnh, qua đó tạo cho tác phẩm đạt được hiệu quả toàn diện; các bài giảng và các bài thực hành được kết hợp xen kẽ, gồm các phần:
+ Mục tiêu của học phần – nhạc không lời.
+ Chức năng: nhạc phim làm cơ sở cảm thụ cho người xem.
+ Chức năng: hỗ trợ cho sự chuyển động, âm nhạc hoá tiếng động, giới thiệu không gian mô tả.
+ Nhạc phim giới thiệu khoảng thời gian mô tả và giới thiệu khoảng thời gian đang mô tả.
+ Chức năng của sự yên lặng trong phim.
+ Tổng kết kinh nghiệm, kinh nghiệm nghe nhạc.
+ Thực hành xem phim.
Dựng phim
Nội dung: hệ thống lại kiến thức dựng phim trong nghệ thuật điện ảnh, trên cơ sở đó cung cấp những kiến thức lý luận hiện đại trong công tác dựng phim hiện nay của thế giới; rèn luyện kỹ năng thực hành về những vấn đề cơ bản trong các khâu của công tác dựng phim; các bài giảng và các bài thực hành được kết hợp xen kẽ. Gồm các phần:
+ Ngôn ngữ điện ảnh và các dạng đặc trưng riêng biệt của loại hình nghệ thuật điện ảnh.
+ Dựng phim trong ngôn ngữ điện ảnh.
+ Dựng phim với quá trình phát triển lịch sử.
+ Các thời kỳ phát triển của dựng phim.
+ Những tìm kiếm về dựng phim ở thời kỳ phim câm (hình ảnh, nhịp điệu).
+ Những tìm kiếm về dựng phim ở thời kỳ phim tiếng (âm thanh ở thời kỳ đầu; âm thanh và ý nghĩa kết hợp với dựng; vấn đề dựng tiếng, dựng nhạc, tiếng động).
+ Dựng phim theo phương pháp truyền thống.
+ Dựng phim theo phương pháp hiện đại (với sự trợ giúp của máy tính chuyên dùng, thiết bị dựng phim chuyên dụng, thiết bị kỹ xảo…)
+ Thực hành dựng phim.
Kịch học điện ảnh
Nội dung: các loại và thể loại phim; các bước sáng tác kịch bản; tính cách nhân vật trong điện ảnh; kết cấu và cốt truyện; các nhân tố trong kịch bản điện ảnh; đưa tác phẩm văn học lên màn ảnh; về mối quan hệ giữa điện ảnh và truyền hình.
Biên tập kịch bản và phim
Nội dung: phân biệt công tác biên tập điện ảnh với biên tập của các cơ quan xuất bản, báo chí; cán bộ biên tập và các tác giả kịch bản điện ảnh; cán bộ biên tập trong quá trình sản xuất; bản giám định kịch bản điện ảnh.
Lý luận điện ảnh
Nội dung: những khái niệm lý luận và yếu tố cơ bản của bộ môn cấu thành nghệ thuật điện ảnh. Giúp sinh viên khái quát những kiến thức đã học và bồi dưỡng khả năng tư duy lý luận. Học phần bao gồm:
+ Tính tổng hợp và tính hình tượng của điện ảnh.
+ Những yếu tố cơ bản của nghệ thuật kịch bản.
+ Những yếu tố cơ bản của nghệ thuật đạo diễn.
+ Những yếu tố cơ bản của nghệ thuật quay phim.
+ Những yếu tố cơ bản của nghệ thuật diễn xuất.
+ Những yếu tố cơ bản của thiết kế mỹ thuật điện ảnh.
+ Âm nhạc và âm thanh.
+ Loại hình và thể loại điện ảnh.
+ Điện ảnh và người xem (tâm lý xã hội học điện ảnh).
Lịch sử điện ảnh Việt
Nội dung: quá trình hình thành và phát triển của Điện ảnh Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những đặc điểm cơ bản, những quy luật phát triển của nền Điện ảnh Việt Nam; những vấn đề của Điện ảnh Việt Nam trong những chặng đường phát triển, từ đó giúp sinh viên hệ thống hoá quá trình hình thành và phát triển nền Điện ảnh Việt Nam, làm cơ sở lý luận, nền tảng cho công việc sáng tạo trong quá trình phát triển nghề nghiệp sau này. Học phần được phân bổ theo 2 học kỳ, mỗi học kỳ gồm kiến thức lý thyết và kiến thức thực hành được kết hợp song song. Học phần gồm:
+ Phần I: điện ảnh Việt
+ Phần II: xem phim và viết thu hoạch về giai đoạn
+ Phần III: điện ảnh cách mạng Việt
+ Phần IV: xem phim và viết thu hoạch về giai đoạn
+ Phần V: điện ảnh Việt
+ Phần VI: xem phim và viết thu hoạch về giai đoạn
Lịch sử điện ảnh thế giới 1
Nội dung: những nét cơ bản của lịch sử hình thành và phát triển, những trào lưu và khuynh hướng sáng tác của nghệ thuật điện ảnh thế giới, đại diện một số nước như: Pháp, Mỹ, Ý, Liên Xô và Nga, một số nước
+ Phần I: điện ảnh Pháp
+ Phần II: xem phim và viết thu hoạch về điện ảnh Pháp
+ Phần III: điện ảnh Mỹ
+ Phần IV: xem phim và viết thu hoạch về điện ảnh Mỹ
+ Phần V: điện ảnh Ý
+ Phần VI: xem phim và viết thu hoạch về điện ảnh Ý
Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 1
Nội dung: khái niệm điện ảnh học; nhập môn nghiệp vụ phê bình; phương pháp tìm chủ đề phim.
Thực hành nghiệp vụ phê bình điện ảnh 1
Nội dung: xem phim; viết bài giới thiệu phim; viết bài bình luận phim; trao đổi về phim và sửa bài viết ở trên lớp với sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn.
Nghiệp vụ phê bình điện ảnh 2
Nội dung: phân tích phim; tìm chủ đề phim; phương pháp viết bài phân tích chủ đề phim.