Ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh

Ngành đào tạo:           THIẾT KẾ MỸ THUẬT SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH

(Design for Theatre and Film)

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:      4 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung.

Mục tiêu cụ thể

Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Thiết kế mỹ thuật Sân khấu – Điện ảnh ở trình độ đại học.

Kỹ năng

Có kỹ năng về mỹ thuật và nghệ thuật thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh, có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả cao trong lĩnh vực Thiết kế mỹ thuật sân khấu và điện ảnh.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

7

Tin học đại cương

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

8

Lịch sử văn học Việt Nam

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

9

Lịch sử văn học thế giới

4

Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Giáo dục thể chất 

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

11

Giáo dục quốc phòng – an ninh

6

Ngoại ngữ

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

1

Đồ họa vi tính

4

Nghệ thuật nhiếp ảnh

2

Lịch sử phục trang

5

Trang trí không gian 1

3

Nghệ thuật dựng phim

6

Trang trí không gian 2

 

Kiến thức ngành

 

 

1

Hình họa 1

5

Hình họa 5

2

Hình họa 2

6

Hội họa 1

3

Hình họa 3

7

Hội họa 2

4

Hình họa 4

 

 

 

Thực tập nghề nghiệp

 

 

 

Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Đồ họa vi tính

Nội dung: những kiến thức về Corelw Draw là phần mềm rất mạnh để thực hiện thành công những ý tưởng thiết kế. Học phần này cũng giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản, từ đó sinh viên có thể tự tra cứu thêm những tư liệu tham khảo của phần mềm này có trên thị trường. Gồm 9 bài:

+ Khởi đầu với Corelw Draw 11.0.

+ Tạo đối tượng Graphic.

+ Chọn – nhân bản – biến đổi.

+ Thao tác với nhiều đối tượng.

+ Chỉnh dạng đối tượng.

+ Thao tác với Text.

+ Chỉ định thuộc tính nền và viền.

+ Sử dụng các hiệu ứng.

+ Thao tác với ảnh Biprmap.

Lịch sử phục trang     

Nội dung: những kiến thức về lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam theo tiến trình thời gian; giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu; những đặc điểm cơ bản của lịch sử mỹ thuật phục trang Việt Nam qua từng thời kỳ, từng triều đại, từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Cụ thể:

+ Thời kỳ trước công nguyên, thời kỳ Bắc thuộc (đến thế kỷ 10)

+ Thời kỳ kiến thức sơ kỳ (từ thế kỷ 10 đến 11)

+ Thời kỳ phong kiến trung kỳ (từ thế kỷ 11 đến 14)

+ Thời kỳ phong kiến trung kỳ (từ thế kỷ 15 đến 16)

+ Thời Nguyễn (1820 – 1945)

+ Tham quan bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Lịch sử; tổng kết và hướng dẫn làm bài.

Nghệ thuật dựng phim

Nội dung: những kiến thức về ngôn ngữ điện ảnh và những đặc trưng riêng biệt của nghệ thuật điện ảnh; dựng phim trong ngôn ngữ điện ảnh; dựng phim với quá trình phát triển lịch sử; thời kỳ (thống soái) của dựng phim; những tìm kiếm về dựng phim ở thời kỳ phim câm; những tìm kiếm về dựng phim ở thời kỳ phim đen trắng.

Nghệ thuật nhiếp ảnh

Nội dung: những kiến thức cơ bản về bố cục, xử lý tạo hình, ánh sáng đường nét, màu sắc, tạo hiệu quả không gian và xử lý chất liệu bề mặt của các đối tượng; chuẩn bị cho sinh viên tập làm quen với ánh sáng và tạo hình điện ảnh. Gồm các phần:

+ Bố cục khuôn hình nhiếp ảnh.

+ Ánh sáng trong nhiếp ảnh.

+ Xử lý tạo hình nhiếp ảnh.

+ Ảnh phong cảnh.

+ Ảnh chân dung.

+ Ảnh tĩnh vật.

+ Ảnh liên hoàn.

Trang trí không gian 1

Nội dung: những kiến thức về trang trí không gian cơ bản: trang trí không gian nội thất; trang trí không gian ngoại thất; sinh viên học lý thuyết và thực hành kết hợp song song.

Trang trí không gian 2           

Nội dung: những kiến thức về trang trí không gian cơ bản: Trang trí không gian các sinh hoạt văn hoá xã hội trong nghề nghiệp, lễ hội, hội nghị, biểu diễn trong nhà; trang trí không gian những sinh hoạt văn hoá xã hội mang tính tập thể ngoài trời; sinh viên học lý thuyết và thực hành kết hợp song song.

Hình hoạ 1

Nội dung: các khái niệm cơ bản của hình khối, mảng và vai trò của thể loại tượng chân dung. Trên cơ sở đó, sinh viên vận dụng kiến thức vào bài tập thể hiện được không gian, hình khối, đặc điểm và hướng của nguồn sáng trên cơ sở mẫu chất liệu thạch cao; củng cố và bổ sung các kiến thức đã học ở các bài chân dung, bán thân tượng. Từ đó, sinh viên có sự hiểu biết về không gian, hiểu rõ quy luật của độ đậm nhạt trước tác động của ánh sáng để diễn tả mẫu, thể hiện được không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều; sử dụng tốt chất liệu chì trên giấy; sử dụng phương pháp bố cục, dựng hình, phối hợp đậm nhạt, tạo được hình khối, không gian; diễn tả được đặc điểm mẫu thuật, thể hiện được sự khác biệt giữa già và trẻ, giữa tượng và người. Sinh viên học lý thuyết và thực hành các bài tập vẽ kết hợp xen kẽ, gồm 12 bài thực hành vẽ.

Hình họa 2

Nội dung: củng cố, bổ sung và áp dụng các kiến thức đã học ở trong hệ thống bài hình hoạ trên vào những bài tập một cách linh hoạt, thể hiện được hình khối, đặc điểm và không gian của từng mẫu vẽ cụ thể, thể hiện được sự khác biệt giữa hình khối, chất cảm da thịt giữa người già và người trẻ, sử dụng cách vẽ bút chì  tốt trên chất liệu giấy; hoàn thiện dần kỹ năng vẽ chất liệu chì, thể hiện được không gian trên mặt phẳng hai chiều, bố cục, dựng hình, phối hợp đậm nhạt và ánh sáng tạo được không gian tổng thể của mẫu về từ ba hướng cơ bản khác nhau, thể hiện và hiểu được tỷ lệ cơ bản của tư thế mẫu ngồi và mẫu ở tư thế đứng, diễn tả chất da, thịt, tóc, vải, không gian và ánh sáng của mẫu vẽ. Sinh viên học lý thuyết và thực hành các bài tập vẽ được kết hợp xen kẽ, gồm 13 bài thực hành vẽ.

Hình họa 3

Nội dung: hoàn thiện dần kỹ năng vẽ chất liệu chì, nắm được tỉ lệ cơ bản của dáng nằm, ngồi của tư thế mẫu nam, diễn tả được không gian tổng thể của dáng mẫu, đặc điểm tính cách mẫu nam; nắm được quy luật của ánh sáng và cách sử dụng của bút chì mang tính chủ động, hiểu và thể hiện được sự khác biệt về đường nét, cấu trúc, hình khối của mẫu nữ so với mẫu nam, thể hiện được sự mềm mại đặc tính của mẫu nữ theo từng thế dáng cụ thể, thể hiện được tình thần, đặc điểm các nhân của từng mẫu khác biệt. Sinh viên học lý thuyết và thực hành các bài tập vẽ được kết hợp xen kẽ, gồm 13 bài thực hành vẽ.

Hình họa 4

Nội dung: thể hiện được sự linh hoạt, chủ động của chất liệu sơn dầu trên từng bài tập, thể hiện được không gian, ánh sáng, độ đậm nhạt, hình khối và mầu sắc ở từng vị trí vẽ khác nhau, thể hiện được góc nhìn cao, thấp của không gian hoà sắc của mẫu vẽ, lột tả được tinh thần của dáng thế, đặc điểm cá nhân của từng mẫu vẽ cụ thể mang đậm tính sáng tạo cá nhân trong bút pháp thể hiện sơn dầu. Sinh viên học lý thuyết và thực hành các bài tập kết hợp xen kẽ, gồm 5 bài thực hành vẽ.

Hình họa 5

Nội dung: nghiên cứu và thể hiện được mẫu vẽ và trang phục phù hợp với thể trạng và độ tuổi; phân biệt và thể hiện được sự khác biệt giữa mẫu già, trung niên, trẻ nam, nữ và tìm ra bút pháp phù hợp để diễn tả đạt được hiệu quả cao nhất; thể hiện được đặc điểm, không gian, tâm trạng và dáng thế mẫu; chủ động trong bút pháp thể hiện mang đậm dấu ấn cá nhân, sáng tạo. Sinh viên học lý thuyết và thực hành bài tập vẽ kết hợp xen kẽ, gồm 5 bài thực hành vẽ.

Hội họa 1

Nội dung: những khái niệm cơ bản của tĩnh vật, của màu sắc và vai trò của bài tĩnh vật. Từ đó, sinh viên vận dụng kiến thức vào bài tập thể hiện được không gian, hình khối, độ đậm nhạt và hướng của nguồn sáng trên sơ sở mẫu thật; củng cố và bổ sung các kiến thức đã học vẽ tĩnh vật màu, hiểu về màu trong không gian, hiểu rõ quy luật của màu sắc trước tác động của ánh sáng để diễn tả mẫu, nắm được tương quan: độ nóng – lạnh, độ đậm – nhạt của màu, thể hiện không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều, sử dụng tốt chất liệu bột mầu trên giấy, sử dụng phương pháp bố cục, dựng hình, phối hợp đậm nhạt, màu sắc tạo được hình khối, không gian, diễn tả tính chất của đồ vật, có bút pháp riêng, có cá tính và sáng tạo. Sinh viên học lý thuyết và thực hành các bài tập vẽ  kết hợp xen kẽ, gồm 10 bài thực hành vẽ.

Hội họa 2

Nội dung: củng cố, bổ sung và áp dụng các kiến thức đã học trong hệ thống bài tĩnh vật trên chất liệu bột màu vào những bài tập trên chất liệu sơn dầu một cách linh hoạt; thể hiện được hòa sắc của mẫu vẽ, không gian, thời gian của cảnh vẽ; sử dụng cách vẽ bằng bút tốt trên chất liệu sơn dầu; thể hiện được không gian trên mặt phẳng hai chiều, bố cục, dựng hình, phối hợp độ đậm nhạt và màu sắc tạo được hòa sắc tổng thể của mẫu vẽ và thời gian của cảnh vẽ. Sinh viên học lý thuyết và thực hành bài tập vẽ kết hợp xen kẽ, gồm 10 bài thực hành vẽ.