SỬA CHỮA MÁY TÀU THỦY


TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề: 

+ Thuyết minh được nguyên lý cấu tạo, hoạt động, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo của các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực, tổ hợp máy phát điện; hệ thống nước dằn tầu; hút khô; hút và xử lý nước thải buồng máy; hệ thống nước sinh hoạt; thiết bị cứu sinh, hệ thống cứu hỏa và các thiết bị trên boong như: máy neo; cần cẩu; máy tời;

+ Đọc được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ bố trí và bản vẽ nguyên lý các hệ thống, giải thích được các yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của chúng;

+ Đọc hiểu các chỉ dẫn và ký hiệu kỹ thuật trên bản vẽ bằng tiếng Anh;

+ Liệt kê được các nguyên nhân gây mất an toàn hoặc ô nhiễm và biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tài sản, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong nhà máy hay trên tàu trong quá trình sửa chữa.

2- Kỹ năng nghề:

+ Sử dụng được các dụng cụ tháo lắp, dụng cụ kiểm tra, các dụng cụ hay vật dụng khác phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc;

+ Sử dụng được các công cụ, thiết bị thích hợp để chế tạo các chi tiết đơn giản trong quá trình tháo lắp, sửa chữa;

+ Tháo, lắp được các cụm chi tiết và chi tiết;

+ Vận hành và thử được các thiết bị sau sửa chữa theo quy trình kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu của nhà chế tạo hoặc quy phạm;

+ Đấu nối, vận hành, khai thác được các thiết bị điện trang bị trên tàu thủy;

+ Lập được kế hoạch tổ chức sản xuất nhóm đáp ứng khối lượng, yêu cầu kỹ thuật và tiến độ công việc;

+ Thiết lập được hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ hoàn công (cho công việc không lớn do một nhóm thực hiện) phục vụ thanh quyết toán sau khi hoàn thành công việc được giao;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

3- Cơ hội việc làm:

Người có bằng tốt nghiệp trình độ Cao đẳng nghề “Sửa chữa máy tàu thủy” sẽ làm:

– Thợ sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị của hệ động lực tàu thủy trong các công ty đóng  mới và sửa chữa tàu thủy, công ty khai thác tàu, có thể làm thợ vận hành và sĩ quan máy tàu thủy;

– Cán bộ kỹ thuật về sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị của hệ động lực tàu thủy trong các công ty đóng  mới và sửa chữa tàu thủy;

– Làm giáo viên ở các trường Trung cấp nghề đào tạo sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu thủy.

4- Các môn học chính:

– Vật liệu cơ khí

– Nguyên lý và chi tiết máy

– Dung sai và đo lường kỹ thuật

– Nhiệt kỹ thuật

– An toàn lao động và bảo vệ môi trường

– Lý thuyết tàu

– Điện tử cơ bản

– Nguội sửa chữa

– Hàn, cắt kim loại

– Tiện cơ bản

– Ngoại ngữ chuyên ngành

– Động cơ diesel tàu thủy

– Máy phụ và các hệ thống trên tàu thuỷ

– Công nghệ sửa chữa

– Điện tàu thuỷ

– Tổ chức sản xuất

– Hệ thống động lực tàu thuỷ

– Hệ thống tự động tàu thuỷ

– Sửa chữa các chi tiết tĩnh của động cơ diesel tàu thuỷ

– Sửa chữa các chi tiết động của  động cơ diesel tàu thuỷ

– Sửa chữa hệ thống phân phối khí

– Sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel

– Sửa chữa hệ thống bôi trơn

– Sửa chữa hệ thống làm mát

– Sửa chữa hệ thống khởi động và đảo chiều

– Sửa chữa hệ thống tăng áp

– Vận hành động cơ diesel

– Sửa chữa hệ thống lái

– Sửa chữa hệ thống tời

– Sửa chữa hệ trục tàu thuỷ

– Sửa chữa thiết bị hệ thống tự động tàu thuỷ

– Thử, nghiệm thu động cơ và hệ thống sau sửa chữa

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp: 

+ Thuyết trình được về cấu tạo, nguyên lý, vật liệu và nêu tên, vai trò điều kiện làm việc của những chi tiết trong hệ thống động lực của tàu thủy một cách chính xác;

+ Diễn giải được các bản vẽ, các yêu cầu kỹ thuật, các nội dung văn bản hướng dẫn một cách rõ ràng, đầy đủ;

+ Giải thích được các nội dung các quy trình về tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa, kiểm tra, điều chỉnh trong hệ thống động lực máy tàu thủy rõ ràng;

+ Biết được các hư hỏng thường gặp của chi tiết máy trong hệ thống động lực tàu thủy và đề xuất được các phương án sửa chữa hợp lý;

+ Giải thích được công dụng, ứng dụng của các trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong ngành;

+ Giải thích được đầy đủ lý do, mục đích của từng công việc trong khi sửa chữa, đo lường, điều chỉnh;

+ Hiểu biết các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật của từng cụm, từng chi tiết máy tàu thủy;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết bị chuyên dùng trong ngành;

+ Tháo lắp và sửa chữa những hư hỏng trong toàn hệ thống;

+ Vận hành điều khiển máy tàu thủy và các loại thiết bị sử dụng động cơ xăng và diesel.

3- Cơ hội việc làm:

Người có bằng tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề “Sửa chữa máy tàu thủy” sẽ làm:

– Thợ sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị của hệ động lực tàu thủy trong các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, công ty khai thác tàu, có thể làm thợ vận hành máy tàu thủy;

– Trực tiếp làm công tác kỹ thuật về sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị của hệ động lực tàu thủy trong các công ty đóng  mới và sửa chữa tàu thủy;

– Làm giáo viên thực hành ở các Trung tâm dạy nghề.

4- Các môn học chính:

– Vẽ kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật

– Vật liệu cơ khí

– Dung sai và Đo lường kỹ thuật

– An toàn lao động và Bảo vệ môi trường

– Lý thuyết tàu

– Nguội sửa chữa

– Hàn, cắt kim loại

– Tiện cơ bản

– Ngoại ngữ chuyên ngành

– Động cơ diesel tàu thủy

– Máy phụ và các hệ thống trên tàu thuỷ

– Công nghệ sửa chữa

– Điện tàu thuỷ

– Hệ thống động lực tàu thuỷ

– Sửa chữa các chi tiết tĩnh của động cơ diesel

– Sửa chữa các chi tiết động của động cơ diesel

– Sửa chữa hệ thống phân phối khí

– Sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel

– Sửa chữa hệ thống bôi trơn

– Sửa chữa hệ thống làm mát

– Sửa chữa hệ thống khởi động và đảo chiều

– Vận hành động cơ diesel

– Sửa chữa hệ thống lái

– Sửa chữa hệ thống tời

– Sửa chữa hệ trục tàu thuỷ