–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về: Vẽ kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Dung sai – Kỹ thuật đo, Vật liệu cơ khí, Nguyên lý – chi tiết máy, Kỹ thuật điện – điện tử;
+ Hiểu được thuật ngữ tiếng Anh trong các tài liệu kỹ thuật phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị may;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về: Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách vận hành máy tiện vạn năng, máy hàn hồ quang điện;
+ Trình bày được cấu tạo cũng như phương pháp sử dụng các dụng cụ thường dùng trong bảo dưỡng sửa chữa thiết bị: Các loại dũa, các loại mũi khoan, mũi ta rô, bàn ren;
+ Xây dựng được kế hoạch bảo dưỡng, trung đại tu thiết bị cho một xí nghiệp may công nghiệp;
+ Phân tích được để tìm ra các phương án sửa chữa thiết bị may kịp thời, phù hợp với từng điều kiện thực tế;
+ Phân tích, đánh giá được được hệ thống trang thiết bị trong các doanh nghiệp may;
+ Phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu, bộ phận, chi tiết trong máy may công nghiệp;
+ Trình bày được các bước công nghệ về: Tháo, lắp, hiệu chỉnh các thiết bị cơ bản trong ngành may: Máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy may trần đè, máy vắt sổ, máy đính cúc, máy đính bọ, máy thùa khuyết bằng, máy cắt vải đẩy tay.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị may;
+ Vận hành và khai thác được máy tiện vạn năng, máy hàn hồ quang vào công việc sửa chữa thiết bị may;
+ Sử dụng được thành thạo các dụng cụ đo kiểm thông thường: Các loại thước cặp, các loại đồng hồ so, các loại dưỡng kiểm, các loại calip;
+ Lắp đặt và sửa chữa được các thiết bị điện thông thường trong xưởng sản xuất: Thiết bị chiếu sáng, hệ thống truyền dẫn điện;
+ Phân biệt được các loại nguyên liệu may cũng như đánh giá được chất lượng sản phẩm sau gia công;
+ Chế tạo được các loại cữ gá thông dụng: Cữ cuốn, cữ vào nẹp, cữ vào cạp, vào vai;
+ Lập được dự trù tiêu hao vật tư kỹ thuật phục vụ cho công việc bảo dưỡng sửa chữa thiết bị may theo kế hoạch hoặc sửa chữa đột xuất;
+ Tháo, lắp, hiệu chỉnh thành thạo các thiết bị may: Máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy vắt sổ, máy đính cúc, máy thùa khuyết bằng, máy cắt đẩy tay, máy trần đè, máy đính bọ;
+ Tổ chức được các nhóm làm việc chuyên môn.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề sửa chữa thiết bị may người học nghề có khả năng làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất may công nghiệp và kinh doanh thiết bị may ở các vị trí sau:
+ Trực tiếp hiệu chỉnh, sửa chữa máy trong các dây chuyền may công nghiệp;
+ Trực tiếp thực hiện trung, đại tu máy hoặc lãnh đạo nhóm trung đại tu máy tại xưởng sửa chữa;
+ Là nhân viên kỹ thuật lắp đặt và chuyển giao công nghệ các dây chuyền may công nghiệp.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật cơ khí
– Cơ kỹ thuật
– Vật liệu cơ khí
– Dung sai, lắp ghép – Kỹ thuật đo
– Nguyên lý – Chi tiết máy
– Kỹ thuật điện – Điện tử
– Kinh tế công nghiệp và quản lý chất lượng
– An toàn lao động và môi trường công nghiệp
– Giao tiếp công nghiệp
– Tin học ứng dụng
– Nguội cơ bản
– Tiện cơ bản
– Hàn hồ quang điện
– Kỹ thuật may cơ bản
– Điện cơ bản
– Công nghệ sửa chữa
– Tiếng Anh chuyên ngành
– Chế tạo dưỡng,cữ gá trong may công nghiệp
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy may 1kim
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy may 2 kim
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy đính cúc phẳng
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy vắt sổ
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy thùa khuyết bằng
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy đính bọ
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy trần đè
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy cắt vải đẩy tay
– Thực tập tốt nghiệp
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về: Vẽ kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép – Kỹ thuật đo;
+ Nêu được các kiến thức cơ bản về: Cấu tạo, cách vận hành máy Tiện vạn năng, máy Hàn hồ quang điện;
+ Trình bày được cấu tạo cũng như phương pháp sử dụng các dụng cụ thường dùng trong bảo dưỡng sửa chữa thiết bị: Các loại dũa, các loại mũi khoan, mũi ta rô, bàn ren;
+ Xác định được kế hoạch bảo dưỡng, trung đại tu cho các thiết bị may;
+ Xác định được phương án sửa chữa thiết bị may kịp thời khi có sự cố xảy ra;
+ Nhận biết được hệ thống trang thiết bị trong các doanh nghiệp may;
+ Mô tả được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ phận cơ cấu và chi tiết máy trong thiết bị may;
+ Trình bày được các bước công nghệ về: Tháo, lắp, hiệu chỉnh các thiết bị cơ bản trong ngành may: Máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy vắt sổ, máy đính cúc, máy cắt vải đẩy tay.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị may;
+ Vận hành và khai thác được máy tiện vạn năng, máy hàn hồ quang vào công việc sửa chữa thiết bị may;
+ Sử dụng được các dụng cụ đo kiểm thông thường: Các loại thước cặp, các loại pan me, dưỡng kiểm, căn lá;
+ Lắp đặt và sửa chữa được các thiết bị điện thông thường trong xưởng sản xuất: Thiết bị chiếu sáng, hệ thống đường dây điện;
+ Nhận biết được các loại nguyên liệu may cũng như biết được yêu cầu kỹ thuật của các đường may cơ bản;
+ Chế tạo được các loại cữ gá thông dụng: Cữ cuốn, cữ vào nẹp, cữ vào cạp, cữ vào vai;
+ Nhận biết được các bộ phận và chi tiết máy của các thiết bị may;
+ Tháo, lắp, hiệu chỉnh thành thạo các thiết bị may: máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy vắt sổ, máy đính cúc, máy thùa khuyết bằng, máy cắt đẩy tay.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp trung cấp nghề sửa chữa thiết bị may học sinh làm việc được trong các doanh nghiệp sản xuất may công nghiệp và kinh doanh thiết bị may ở các vị trí sau:
+ Trực tiếp hiệu chỉnh, sửa chữa máy trong các dây chuyền may công nghiệp;
+ Trực tiếp thực hiện trung, đại tu máy tại xưởng sửa chữa;
+ Lắp đặt trang thiết bị theo yêu cầu của sản xuất cũng như của khách hàng.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật cơ khí
– Cơ kỹ thuật
– Vật liệu cơ khí
– Dung sai, lắp ghép – Kỹ thuật đo
– An toàn lao động và môi trường công nghiệp
– Nguội cơ bản
– Tiện cơ bản
– Hàn hồ quang điện
– Kỹ thuật may cơ bản
– Điện cơ bản
– Công nghệ sửa chữa
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy may 1 kim
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy may 2 kim
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy đính cúc phẳng
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy vắt sổ
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy cắt vải đẩy tay
– Chế tạo dưỡng, cữ gá trong may công nghiệp
– Thực tập tốt nghiệp