BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP


TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở về (Cơ ứng dụng, nguyên lý máy, chi tiết máy, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, Autocad, tự động hóa) vào việc tiếp thu kiến thức chuyên môn công nghệ bảo trì thiết bị;

+ Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo, nguyên lý làm việc và tình trạng kỹ thuật của thiết bị công nghiệp, để phát hiện nguyên nhân, đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố của những bộ phận thường xảy ra sai hỏng;

+ Xây dựng và đánh được phương án công nghệ bảo dưỡng dự phòng, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa đảm bảo hệ thống thiết bị công nghiệp làm việc ổn định;

+ Nêu được các đặc tính kỹ thuật cần kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị khi chạy thử không tải, chạy thử có tải và các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị để đánh giá chất lượng thiết bị sau chạy thử;

+ Các bước khi bàn giao thiết bị sau khi vận hành thử và cách lập biên bản bàn giao thiết bị;

+ Những nguyên tắc khi nhận nhiệm vụ lắp đặt, hiệu chỉnh, kiểm tra thiết bị mới;

+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị công nghiệp. Đọc hiểu được các tài liệu kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị truyền động điện – cơ khí – thủy lực, khí nén;

+ Vận dụng các kiến thức về tổ chức quản lý để tổ chức các nhóm làm việc độc lập cơ hiệu quả;

+ Phương pháp tổ chức thực hiện cải tiến thiết bị và kiểm tra thiết bị sau khi cải tiến.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ tháo, lắp, dụng cụ và thiết bị đo kiểm;

+ Có khả năng giao tiếp và tham khảo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh, sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các ứng dụng phực vụ chuyên ngành và quản lý tổ chức sản xuất;

+ Thiết lập được các bản vẽ kỹ thuật cơ khí, điện, thủy lực, khí nén trong Autocad ở mức độ phức tạp;

+ Thực hiện được công tác bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp đúng kỹ thuật;

+ Vận hành thử được hệ thống thiết bị công nghiệp sau khi lắp đặt, bảo trì;

+ Theo dõi tình trạng trong quá trình hoạt động, phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường của thiết bị;

+ Bảo dưỡng dự phòng đảm bảo hệ thống thiết bị công nghiệp hoạt động ổn định;

+ Xử ký sự cố kỹ thuật; thay thế các chi tiết và bộ phận sai hỏng đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống;

+ Xác định được điều kiện, nghiên cứu cải tiến thiết bị, thực hiện và triển khai áp dụng cải tiến thiết bị công nghiệp;

+ Đánh giá kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng sau cải tiến;

+ Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào các công việc bảo dưỡng, bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp;

+ Thực hiện đầy đủ nội quy, quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Chủ động giải quyết công việc thêo trình độ đào tạo, làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm;

+ Thực hiện đúng nội dung kèm cặp thợ bậc thấp về lý thuyết và thực hành.

3- Cơ hội việc làm:

Người được đào tạo nghề Bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp trình độ cao đẳng nghề sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các khu công nghiệp lớn, nhỏ và vừa, được phân công làm việc tại các vị trí:

+ Thực hiện công tác bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp đúng kỹ thuật;

+ Lắp đặt được hệ thống thiết bị công nghiệp ở mức độ trung bình khi có đủ các tài liệu kỹ thuật;

+ Đánh giá, theo dõi tình trạng, khả năng hoạt động của thiết bị trước và sau quá trình bảo trì. Bàn giao thiết bị sau khi bảo trì xong;

+ Theo dõi tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện kịp thời các biểu hiệ bất thường của thiết bị;

+ Bảo dưỡng dự phòng đảm bảo hệ thống thiết bị công nghiệp hoạt động ổn định;

+ Vận hành thử được hệ thống thiết bị công nghiệp độc lập đơn giản sau khi lắp đặt, bảo trì xong;

+ Xử lý sự cố kỹ thuật, thay thế các chi tiết, bộ phận sai hỏng đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống;

+ Nghiên cứu cải tiến thiết bị, thực hiện và triển khai áp dụng cải tiến thiết bị công nghiệp và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp có hiệu quả;

+ Kèm cặp thợ bậc thấp trong lĩnh vực lý thuyết và thực hành của nghề được đào tạo đúng quy định.

4- Các môn học chính

– Vật liệu học

– Vẽ kỹ thuật

– AutoCAD

– Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

– Công nghệ kim loại

– Cơ ứng dụng

– Nguyên lý máy – chi tiết máy

– Kỹ thuật Điện

– Kỹ thuật điện tử

– Kỹ thuật đo lường và cảm biến

– Đại cương thiết bị công nghiệp

– Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp

– Trang bị điện trong thiết bị công nghiệp

– Tổ chức, quản lý bảo trì

– Nhập môn bảo trì thiết bị công nghiệp

– Gia công nguội

– Lắp đặt thiết bị mới

– Theo dõi quá trình hoạt động của hệ thống thiết bị

– Kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống truyền động Cơ khí, Điện.

– Kiểm tra và hiệu chỉnh hệ thống truyền động khí nén, thuỷ lực.

– Kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống bôi trơn, làm mát.

– Bảo trì hệ thống bôi trơn, làm mát.

– Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí

– Bảo trì hệ thống truyền động điện

– Bảo trì hệ thống hiển thị

– Bảo trì hệ thống truyền động khí nén, thuỷ lực.

– Lắp ráp các chi tiết bộ phận thay thế vào thiết bị công nghiệp

– Chạy thử và hiệu chỉnh sai lệch thiết bị công nghiệp

– Bảo trì thiết bị công nghiệp nâng cao

– Chẩn đoán và xử lý sự cố thiết bị công nghiệp

– Cải tiến thiết bị công nghiệp

– Vận hành và bàn giao thiết bị công nghiệp

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn công nghệ bảo trì thiết bị công nghiệp;

+ Giải thích được nôi dung các công việc trong quy trình lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh, vận hành và bảo trì thiết bị công nghiệp;

+ Đọc được các tài liệu kỹ thuật kèm theo của hệ thống thiết bị: cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, tự động hóa thông dụng;

+ Xây dựng được các phương pháp lập kế hoạch bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp theo thời gian; lập dự trù thiết bị, phụ tùng thay thế và kế hoạch nhân lực.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ tháo, lắp; dụng cụ và thiết bị đo kiểm;

+ Thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa thiết bị: cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, tự động hóa đúng kỹ thuật;

+ Kiểm tra ghi chép và giám sát được tình trạng kỹ thuật của (chi tiết và cụm chi tiết trong hệ thống truyền động cơ khí, điện, thủy lực, hệ thống khí nén,

hệ thống an toàn, phanh hãm, hệ thống điều khiển);

+ Kiểm tra và hiệu chỉnh được các chi tiết, bộ phận trong hệ thống truyền đồng cơ khí, hệ thống truyền động cơ – thủy lực, hệ thống truyền động điện – khí nén, hệ thống hiển thị và thiết bị đo;

+ Lắp đặt được hệ thống thiết bị công nghiệp ở mức độ trung bình khi có đủ các tài liệu kỹ thuật;

+ Vận hành thử được hệ thống thiết bị công nghiệp độc lập, loại đơn giản sau khi lắp đặt, bảo trì xong;

+ Phát hiện kịp thời các biểu hiện không thường của một số thiết bị đơn giản;

+ Lập được kế hoạch bảo trì theo thời gian, kế hoạch dự trù thiết bị, phụ tùng thay thế, kế hoạch nhân lực và trình duyệt kế hoạch;

+ Thực hiện đầy đủ nội quy, quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào các công việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghiệp;

+ Chủ động giải quyết công việc theo trình độ đào tạo, kèm cặp và hướng dẫn thợ bậc thấp.

3- Cơ hội việc làm:

Người được đào tạo nghề Bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp trình độ trung cấp nghề sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các khu công nghiệp lớn, nhỏ và vừa, được phân công làm việc tại các vị trí:

– Thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp như: Cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, tự động hóa;

– Lắp đặt được hệ thống thiết bị công nghiệp ở mức độ trung bình khi có đủ các tài liệu kỹ thuật;

– Vận hành thử được hệ thống thiết bị công nghiệp độc lập đơn giản sau khi lắp đặt, bảo trì xong;

– Chủ động giải quyết công việc theo trình độ đào tạo, kèm cặp và hướng dẫn thợ bậc thấp nghề bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp.

4- Các môn học chính

– Vật liệu học

– Vẽ kỹ thuật

– Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

– Cơ ứng dụng

– Kỹ thuật Điện

– Kỹ thuật điện tử

– Kỹ thuật đo lường và cảm biến

– Đại cương thiết bị công nghiệp

– Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp

– Tổ chức, quản lý bảo trì

– Nhập môn bảo trì thiết bị công nghiệp

– Gia công nguội

– Lắp đặt thiết bị mới

– Theo dõi quá trình hoạt động của hệ thống thiết bị

– Kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống truyền động Cơ khí, Điện.

– Kiểm tra và hiệu chỉnh hệ thống truyền động khí nén, thuỷ lực.

– Kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống bôi trơn, làm mát

– Bảo trì hệ thống bôi trơn, làm mát.

– Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí

– Bảo trì hệ thống truyền động điện

– Bảo trì hệ thống hiển thị

– Bảo trì hệ thống truyền động khí nén, thuỷ lực

– Lắp ráp các chi tiết bộ phận thay thế vào thiết bị công nghiệp

– Chạy thử và hiệu chỉnh sai lệch thiết bị công nghiệp