LẮP ĐẶT ĐIỆN CÔNG TRÌNH

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Hiểu được kiến thức cơ bản của các môn kỹ thuật cơ sở;

+ Giải thích được cấu tạo, hoạt động của các thiết bị điện thông dụng trong công nghiệp và dân dụng;

+ Hiểu được các đặc tính cơ bản của động cơ điện và các phương pháp điều khiển động cơ thông dụng;

+ Lập được các phương pháp thi công, lắp đặt lắp đặt thiết bị điện;

+ Phân tích được quy trình, quy phạm vận hành, sửa chữa mạch điện, thiết bị điện.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Lựa chọn, vận hành, sửa chữa được một số loại khí cụ điện thông dụng;

+ Đọc được các bản vẽ thiết kế, bản vẽ lắp phức tạp; bố trí, lắp đặt, cân chỉnh được các thiết bị theo sơ đồ đấu nối;

+ Lập được các phương án thi công đối với từng công trình cụ thể;

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, nghiệm thu hệ thống cấp điện trước khi đưa vào vận hành trong lưới điện ≤ 35KV;

+ Có khả năng lập trình và vận dụng được thiết bị lập trình PLC vào trong công nghiệp;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn khi lắp đặt, thi công, sửa chữa, vận hành;

+ Phụ trách và phối hợp được giữa các bộ phận, cá nhân thi công trong công trình.

3- Cơ hội việc làm:

– Ở lĩnh vực xây lắp của các xí nghiệp, công ty: Tổ chức lắp đặt được các công trình điện theo bản vẽ thiết kế và thi công theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

– Trong lĩnh vực thương mại: quản lý vận hành được các thiết bị trong công trình;

– Trong lĩnh vực sản xuất chế tạo: Sửa chữa, tiến hành được các thử nghiệm, kiểm tra thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt.

4- Các môn học chính

– Vẽ kỹ thuật

– Vật liệu điện

– Kỹ thuật điện

– Kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động và an toàn

– Văn hòa doanh nghiệp

– Nguội cơ bản

– Hàn điện cơ bản

– Kỹ thuật sử dụng thiết bị nâng chuyển và dụng cụ thi công

– Lắp đặt thiết bị trạm biến áp

– Lắp đặt hệ thống cung cấp điện

– Lắp đặt hệ thống tiếp địa và chống sét

– Lắp đặt tủ, bảng điện

– Lắp đặt thiết bị chiếu sáng

– Lắp đặt thang máy

– Lắp đặt thiết bị cảnh báo an toàn

– Lắp đặt mạch điện điều khiển động cơ điện

– Lập trình cơ bản với PLC

– Máy thủy khí và tự động khí nén

– Xử lý sự cố

– Tổ chức thi công công trình

– Phát triển nghề nghiệp

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Hiểu kiến thức cơ bản của các môn kỹ thuật cơ sở;

+ Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện thông dụng trong công nghiệp và dân dụng;

+ Các phương pháp thi công điện dân dụng, công nghiệp, đường dây và trạm biến áp 35/0,4 kV;

+ Hiểu quy trình vận hành, sửa chữa mạng điện, thiết bị điện;

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Sử dụng thành thạo máy móc, dụng cụ, thiết bị phục vụ lắp đặt điện công trình;

+ Đọc được các bản vẽ thiết kế, bản vẽ lắp, bố trí lắp đặt các thiết bị theo sơ đồ đấu nối;

+ Lắp đặt chính xác hệ thống cung cấp điện, thiết bị chiếu sáng, hệ thống tiếp địa, thiết bị cảnh báo, mạch điện điều khiển động cơ, PLC theo bản vẽ thiết kế;

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, nghiệm thu hệ thống cấp điện trước khí đưa vào vận hành trong lưới điện 0,4 KV;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn khi lắp đặt, thi công, sửa chữa, vận hành;

3- Cơ hội việc làm:

– Lĩnh vực xây lắp của các xí nghiệp, công ty: Lắp đặt được các công trình điện theo bản vẽ thiết kế và thi công dưới sự hướng dẫn theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

– Trong lĩnh vực thương mại: Quản lý vận hành được các thiết bị trong công trình;

– Trong lĩnh vực sản xuất chế tạo: Lắp ráp, kiểm tra thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt.

4- Các môn học chính

– Vẽ kỹ thuật

– Vật liệu điện

– Kỹ thuật điện

– Kỹ thuật an toàn, Bảo hộ lao động và môi trường

– Văn hoá doanh nghiệp

– Nguội cơ bản

– Hàn điện cơ bản

– Kỹ thuật sử dụng thiết bị nâng chuyển và dụng cụ thi công

– Lắp đặt trạm biến áp

– Lắp đặt hệ thống cung cấp điện

– Lắp đặt hệ thống tiếp địa bảo vệ và chống sét

– Lắp đặt tủ, bảng điện

– Lắp đặt thiêt bị chiếu sáng

– Lắp đặt thiết bị cảnh báo an toàn

– Lắp đặt mạch điện điều khiển động cơ điện

– Lập trình cơ bản với PLC

– Xử lý sự cố

– Phát triển doanh nghiệp