–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Hiểu được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm của Nhà nước và của ngành liên quan đến lĩnh vực lắp đặt thiết bị điện;
+ Phân tích được sơ đồ nguyên lý mạch điện, sơ đồ chi tiết mạch điện, quy trình lắp đặt đường dây điện trong nhà, các thiết bị điện chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng, thiết bị chống sét và nối đất an toàn;
+ Phân tích được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình lắp đặt các thiết bị bảo vệ, khống chế, tự động điều khiển, thiết bị đo lường, máy điện một chiều và xoay chiều thường dùng trong dân dụng và công nghiệp.
+ Phân tích được sơ đồ nguyên lý, sơ đồ chi tiết mạch điện, quy trình lắp đặt các thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp như: lò điện trở, lò hồ quang, lò cảm ứng, thiết bị chỉnh lưu, các loại băng tải, băng chuyền, thang máy;
+ Hiểu được mục đích, ý nghĩa và ứng dụng được các biện pháp an toàn, bảo hộ lao động trong thi công các công trình lắp đặt thiết bị điện.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo và bảo quản đúng quy trình các thiết bị, dụng cụ đồ nghề lắp đặt, kiểm tra thiết bị điện, phương tiện lắp đặt thiết bị điện an toàn đúng kỹ thuật;
+ Đọc và phân tích được các sơ đồ lắp đặt thiết bị điện, sơ đồ đấu nối điện;
+ Đọc được các bản vẽ thi công các hạng mục công trình hệ thống điện chiếu sáng;
+ Lắp đặt được đường dây điện trong nhà, thiết bị điện chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng, thiết bị chống sét và hệ thống nối đất an toàn;
+ Lắp đặt, hiệu chỉnh được các thiết bị khống chế, bảo vệ, thiết bị đo lường, tự động điều khiển, các loại máy điện xoay chiều và một chiều dùng trong công nghiệp;
+ Lắp đặt phần điện các thiết bị chuyên dụng trong doanh nghiệp công nghiệp như: lò điện trở, lò hồ quang, lò cảm ứng, thiết bị chỉnh lưu, các loại băng tải, băng gầu, băng chuyền, thang máy đúng kỹ thuật;
+ Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp an toàn và bảo hộ lao động trong thi công các công trình lắp đặt thiết bị điện;
+ Kèm cặp, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề;
+ Chủ động tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất;
+ Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản lý, tổ chức sản xuất.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp sinh viên làm việc cho các công ty, doanh nghiệp chuyên về lắp đặt thiết bị điện tại các vị trí công việc như:
+ Công nhân lắp đặt đường dây điện trong nhà, thiết bị điện chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng, thiết bị chống sét và nối đất;
+ Công nhân lắp đặt thiết bị đo lường, bảo vệ, khống chế và tự động điều khiển;
+ Công nhân lắp đặt thiết bị động lực và phần điện của thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp;
+ Đội trưởng, tổ trưởng, đội phó, tổ phó sản xuất;
+ Đủ điều kiện tiếp tục học liên thông lên trình độ Đại học công nghệ chuyên ngành lắp đặt điện.
4- Các môn học chính:
– An toàn điện
– Mạch điện
– Vẽ kỹ thuật
– Vẽ điện
– Vật liệu điện
– Khí cụ điện
– Máy điện
– Cơ kỹ thuật
– Marketing lắp đặt điện
– Tổ chức sản xuất
– Điện tử cơ bản
– Nguội cơ bản
– Hàn cơ bản
– Đo lường điện
– Trang bị điện
– Điện tử công suất
– Kỹ thuật cảm biến
– Lắp đặt dây điện trong nhà
– Lắp đặt thiết bị điện chiếu sáng
– Lắp đặt thiết bị đo lường điện
– Lắp đặt thiết bị bảo vệ
– Lắp đặt thiết bị điện dân dụng
– Lắp đặt quạt công nghiệp và điều hòa không khí
– Lắp đặt thiết bị chống sét dân dụng và nối đất
– Lắp đặt thiết bị khống chế, tự động điều khiển
– Lắp đặt thiết bị điện động lực
– Lắp đặt thiết bị điện chuyên dụng trong công nghiệp
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Hiểu được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm của Nhà nước và của ngành liên quan đến lĩnh vực lắp đặt thiết bị điện;
+ Phân tích được sơ đồ nguyên lý mạch điện, sơ đồ chi tiết mạch điện, quy trình lắp đặt đường dây trong nhà, các thiết bị chiếu sáng, thiết bị dân dụng;
+ Phân tích được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình lắp đặt các thiết bị bảo vệ, khống chế, tự động điều khiển, thiết bị đo lường, máy điện một chiều và xoay chiều thường dùng trong dân dụng và công nghiệp.
+ Hiểu được mục đích, ý nghĩa và thực hiện được các biện pháp an toàn, bảo hộ lao động trong thi công các công trình lắp đặt thiết bị điện;
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng và bảo quản đúng quy trình các thiết bị, dụng cụ, phương tiện lắp đặt thiết bị điện;
+ Đọc và phân tích được các sơ đồ lắp đặt thiết bị điện, sơ đồ đấu nối điện;
+ Đọc được các bản vẽ thi công các hạng mục công trình hệ thống điện chiếu sáng;
+ Lắp đặt được đường dây điện trong nhà, thiết bị điện chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng;
+ Lựa chọn, sử dụng, bảo quản được các thiết bị điện, dụng cụ đồ nghề lắp đặt, kiểm tra thiết bị điện an toàn đúng kỹ thuật;
+ Thực hiện đúng các biện pháp an toàn và bảo hộ lao động trong thi công các công trình lắp đặt thiết bị điện;
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp học sinh làm việc cho các công ty, doanh nghiệp chuyên về lắp đặt thiết bị tại các vị trí công việc như:
+ Công nhân lắp đặt đường dây điện trong nhà, thiết bị điện chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng;
+ Công nhân lắp đặt thiết bị đo lường, bảo vệ, khống chế và tự động điều khiển;
+ Công nhân lắp đặt thiết bị động lực và phần điện của thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp;
+ Đủ điều kiện tiếp tục học liên thông lên trình độ Cao đẳng, Đại học công nghệ chuyên ngành lắp đặt điện.
4- Các môn học chính:
– An toàn điện
– Mạch điện
– Vẽ kỹ thuật
– Vẽ điện
– Vật liệu điện
– Khí cụ điện
– Máy điện
– Cơ kỹ thuật
– Điện tử cơ bản
– Nguội cơ bản
– Hàn cơ bản
– Đo lường điện
– Trang bị điện cơ bản
– Lắp đặt dây điện trong nhà
– Lắp đặt thiết bị điện chiếu sáng
– Lắp đặt thiết bị đo lường điện
– Lắp đặt thiết bị bảo vệ
– Lắp đặt thiết bị điện dân dụng
– Lắp đặt quạt công nghiệp và điều hòa không khí
– Lắp đặt thiết bị chống sét và nối đất
– Lắp đặt thiết bị khống chế, tự động điều khiển
– Lắp đặt thiết bị điện động lực