–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
Sau khi học xong, sinh viên Cao đẳng nghề kỹ thuật Thiết bị sản xuất dược có thể trình bày được một cách hệ thống kiến thức giáo dục đại cương bậc Cao đẳng về một số môn cơ sở phù hợp với nghề đào tạo.
+ Có kiến thức về chức năng, cấu tạo cơ bản của các thiết bị sản xuất dược;
+ Có kiến thức về nguyên lý hoạt động của thiết bị sản xuất dược;
+ Có kiến thức về quy trình vận hành các thiết bị sản xuất dược;
+ Đề xuất các giải pháp về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lắp đặt thiết bị sản xuất dược đúng kỹ thuật;
+ Vận hành thiết bị sản xuất dược đúng quy trình;
+ Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa nhỏ các thiết bị sản xuất dược;
+ Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị sản xuất dược;
+ Phát hiện được các sự cố và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của các thiết bị sản xuất dược;
+ Sửa chữa được các thiết bị có ứng dụng công nghệ tiên tiến;
+ Theo dõi và giám sát tham gia quá trình sửa chữa thiết bị sản xuất dược của các chuyên gia kỹ thuật;
+ Lập sổ lý lịch máy và ghi chép theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị sản xuất dược.
+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm.
3- Cơ hội việc làm:
– Sau khi học xong có khả năng làm việc tại:
+ Phòng kỹ thuật, vận hành thiết bị tại các xưởng, phân xưởng của các cơ sở sản xuất dược phẩm;
+ Phòng thiết kế, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các cơ quan đơn vị sản xuất thiết bị sản xuất dược;
+ Phòng bảo hành, bảo trì các cơ quan đơn vị kinh doanh thiết bị sản xuất dược;
+ Xưởng thực hành của các trường Trung cấp dược, cao đẳng dược, đại học dược;
+ Các viện nghiên cứu khoa học, các cơ sở sản xuất và sử dụng thiết bị hoá chất.
4- Các môn học chính
– Ứng dụng ma trận trong kỹ thuật thiết bị sản xuất dược – Phương pháp tính – Xác suất và thống kê – Vật lý ứng dụng trong thiết bị sản xuất dược – Hoá dược – Hình hoạ – vẽ kỹ thuật – Cơ lý thuyết – Cơ kỹ thuật – Kỹ thuật điện – Kỹ thuật xung – Linh kiện điện tử – Kỹ thuật mạch điện tử – Kỹ thuật số – Cấu trúc máy tính – Kỹ thuật đo lường – An toàn lao động – Công nghệ bào chế dược phẩm |
– Kỹ thuật sấy – Hệ thống điều khiển tự động – Kỹ thuật lập trình PLCI – Kỹ thuật lập trình PLCII – Máy ép vỉ I – Hệ thống xử lý nước – Máy nén khí – Máy trộn siêu tốc – Nồi hấp tiệt trùng – Tủ sấy tầng sôi – Quạt công nghiệp – Máy bơm – Hệ thống thuỷ lực – Máy dập viên I – Máy tạo hạt – Hệ thống khí nén – Máy sấy điện – Thực tập tại cơ sở, tốt nghiệp |
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Có kiến thức về chức năng, cấu tạo cơ bản của các thiết bị sản xuất dược phẩm;
+ Có kiến thức về nguyên lý hoạt động của thiết bị sản xuất dược;
+ Biết được quy trình vận hành các thiết bị sản xuất dược;
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lắp đặt đúng kỹ thuật thiết bị sản xuất dược;
+ Vận hành đúng quy trình thiết bị sản xuất dược;
+ Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị sản xuất dược;
+ Phát hiện được các sự cố và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của các thiết bị sản xuất dược;
+ Lập sổ lý lịch máy và ghi chép theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị sản xuất dược.
+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm.
3- Cơ hội việc làm:
– Làm việc tại:
+ Phòng kỹ thuật, vận hành thiết bị tại các xưởng, phân xưởng của các cơ sở sản xuất dược phẩm;
+ Phòng thiết kế, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các cơ quan đơn vị sản xuất thiết bị sản xuất dược;
+ Phòng bảo hành, bảo trì các cơ quan đơn vị kinh doanh thiết bị sản xuất dược;
+ Xưởng thực hành của các trường Trung cấp dược;
+ Các viện nghiên cứu khoa học.
4- Các môn học chính
– Hình hoạ -vẽ kỹ thuật – Kỹ thuật điện – Kỹ thuật xung – Linh kiện điện tử – Kỹ thuật mạch điện tử – Kỹ thuật số – Kỹ thuật đo lường – An toàn lao động – Công nghệ bào chế dược phẩm – Kỹ thuật sấy – Điều khiển tự động |
– Kỹ thuật lập trình PLC1 – Máy ép vỉ – Hệ thống xử lý nước – Máy trộn siêu tốc – Nồi hấp tiệt trùng – Tủ sấy tầng sôi – Hệ thống thuỷ lực – Máy dập viên 1 – Hệ thống khí nén – Máy sấy điện – Thực tập tại cơ sở, tốt nghiệp |