XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Hiểu và phân tích được cấu tạo của các bản vẽ thi công công trình thủy lợi;

+ Hiểu và giải thích được tính chất, trạng thái làm việc của các kết cấu cơ bản và một số loại vật liệu thường dùng trong xây dựng;

+ Hiểu được cấu tạo địa chất công trình, một số tính chất cơ lý của nền đất và tác dụng của thủy văn và thủy lực đối với công trình thủy lợi;

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi ( chuẩn bị thi công; thi công đào đắp đất đá; xử lý nền móng; gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo; gia công lắp đặt cốt thép; thi công bê tông; xây lát gạch, đá; lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ; thi công tầng lọc ngược, khớp nối, khe lún; hoàn thiện bề mặt công trình) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật liệu và hạ giá thành sản phẩm;

+ Vận dụng được một số nội dung cơ bản của công tác trắc địa để đo đạc công trình;

+ Trình bày được quy trình thi công các công việc của nghề;

+ Nêu được quy trình lập dự toán một số hạng mục công trình cơ bản;

+ Nêu được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật – công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;

+ Hiểu được cách thức tổ chức sản xuất trong thi công, xây dựng công trình thủy lợi.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật;

+ Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi;

+ Làm được các công việc của nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi như: chuẩn bị thi công; thi công đào đắp đất đá; xử lý nền móng; gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo; gia công lắp đặt cốt thép; thi công bê tông; xây lát gạch, đá; lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ; thi công tầng lọc ngược, khớp nối, khe lún; hoàn thiện bề mặt công trình;

+ Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm;

+ Tính được khối lượng, vật liệu, nhân công và tổ chức thi công các công việc của nghề;

+ Tính toán được một số tác dụng cơ bản của thủy lực và thủy văn đối với công trình thủy lợi; một số bài toán đơn giản về khả năng chịu lực của nền đất và các loại kết cấu công trình;

+ Sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thẹc tế của nghề và xử lý được những sai phạm thường gặp trong quá trình thi công;

3- Cơ hội việc làm:

+ Làm công nhân thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, dân dụng và công nghiệp thuộc các doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước;

+ Tự tổ chức các tổ, nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi;

+ Giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề xây dựng.

4- Các môn học chính

– Vẽ kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật

– Điện kỹ thuật

– Vật liệu xây dựng

– Địa chất công trình

– Công trình thuỷ lợi

– Nền móng

– Kết cấu công trình

– An toàn lao động

– Máy xây dựng

– Chuẩn bị thi công

– Thi công đào, đắp đất, đá

– Xử lý nền bằng phương pháp thủ công

– Gia công lắp dựng, tháo dỡ cốp pha, giàn giáo

– Gia công lắp đặt cốt thép

– Thi công bê tông

– Xây gạch

– Xây, lát đá

– Thi công tầng lọc ngược

– Thi công khớp nối và khe lún

– Hoàn thiện công trình

– Tổ chức sản xuất

– Thực tập sản xuất

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Hiểu được cấu tạo của các bản vẽ thi công công trình thủy lợi;

+ Hiểu được trạng thái làm việc của các kết cấu cơ bản và một số loại vật liệu thường dùng trong xây dựng;

+ Hiểu được cấu tạo địa chất công trình, tác dụng của thủy văn và thủy lực đối với công trình thủy lợi;

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi ( chuẩn bị thi công; thi công đào đắp đất đá; xử lý nền móng; gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo; gia công lắp đặt cốt thép; thi công bê tông; xây lát gạch, đá; thi công tầng lọc ngược, khớp nối, khe lún; hoàn thiện bề mặt công trình) nhằm phát huy sang kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật liệu và hạ giá thành sản phẩm;

+ Trình bày được quy trình thi công các công việc của nghề;

+ Hiểu được cách thức tổ chức sản xuất trong thi công, xây dựng công trình thủy lợi.

2- Kỹ năng ngề nghiệp:

+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật;

+ Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi;

+ Làm được các công việc của nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi như: chuẩn bị thi công; thi công đào đắp đất đá; xử lý nền móng; gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo; gia công lắp đặt cốt thép; thi công bê tông; xây lát gạch, đá; thi công tầng lọc ngược, khớp nối, khe lún; hoàn thiện bề mặt công trình;

+ Tính được khối lượng, vật liệu, nhân công ;

+ Xử lý được những sai phạm nhỏ thường gặp trong quá trình thi công,

3- Cơ hội việc làm:

+ Làm công nhân thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, dân dụng và công nghiệp thuộc các doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước;

+ Tự tổ chức tổ, nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi;

+ Được học liên thông Cao đẳng nghề theo chương trình quy định.

4- Các môn học chính

– Vẽ kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật

– Điện kỹ thuật

– Vật liệu xây dựng

– Công trình thuỷ lợi

– An toàn lao động

– Máy xây dựng

– Chuẩn bị thi công

– Thi công đào, đắp đất, đá

– Xử lý nền bằng phương pháp thủ công

– Gia công lắp dựng, tháo dỡ cốp pha, giàn giáo

– Gia công lắp đặt cốt thép

– Thi công bê tông

– Xây gạch

– Xây, lát đá

– Thi công tầng lọc ngược

– Thi công khớp nối và khe lún

– Hoàn thiện công trình

– Tổ chức sản xuất

– Thực tập sản xuất