CÔNG NGHỆ HÓA NHUỘM

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

– Hiểu được các kiến thức cơ sở như vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, hoá vô cơ, hữu cơ, nhiệt động học, toán ứng dụng, an toàn lao động và môi trường để phục vụ cho nghề Công nghệ hoá nhuộm;

– Phân tích được tính chất các loại thuốc nhuộm, hoá chất, chất trợ, hồ in sử dụng trong công nghệ hoá nhuộm;

– Biết sơ lược về dây chuyền kéo sợi, dệt vải, nguyên liệu chính phục vụ cho nghề Công nghệ hoá nhuộm;

– Phân tích được tính năng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại thiết bị hoá nhuộm;

– Biết phương pháp thiết kế đơn công nghệ sản xuất của các công đoạn: tiền xử lý, nhuộm, in, xử lý hoàn tất sản phẩm hoá nhuộm theo yêu cầu của khách hàng;

– Biết phương pháp thiết kế công nghệ, phương pháp định mức vật tư, hoá chất, thuốc nhuộm trên dây chuyền hoá nhuộm;

– Biết phương pháp ghép màu trên cơ sở lý thuyết nhuộm màu;

– Hiểu được phương pháp xây dựng chỉ tiêu và kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm;

– Biết phương pháp lập báo cáo tổng hợp lựa chọn về công nghệ, mặt hàng trong ngành hoá nhuộm;

– Đọc, hiểu được tài liệu kỹ thuật nghề Công nghệ hoá nhuộm bằng tiếng Anh.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

– Đọc, hiểu được đơn công nghệ sản xuất các mặt hàng ở công đoạn tiền xử lý, nhuộm, in, xử lý hoàn tất đạt yêu cầu kỹ thuật;

– Lựa chọn được vật liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, chất trợ, hồ in để thực hiện các công đoạn gia công trong nghề hoá nhuộm;

– Thiết kế công nghệ gia công các mặt hàng trên từng thiết bị của dây chuyền sản xuất hoá nhuộm;

– Xây dựng chỉ tiêu và kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm;

– Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, lựa chọn được dây chuyền sản xuất nhuộm hợp lý trên cơ sở điều kiện vật chất và trang thiết bị của doanh nghiệp;

– Thực hiện kỹ năng thao tác công nghệ trên dây chuyền sản xuất, vận hành an toàn các thiết bị tiền xử lý, nhuộm, in, xử lý hoàn tất, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm;

– Thực hiện an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;

– Quản lý, giám sát và xử lý mọi tình huống trong quá trình sản xuất trên dây chuyền công nghệ hoá nhuộm;

– Hướng dẫn, bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.

3- Cơ hội việc làm:

 – Sau khi tốt nghiệp sinh viên trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền công nghệ nấu, tẩy, nhuộm, in, xử lý hoàn tất của các cơ sở sản xuất ngành hoá nhuộm trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác;

 – Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật quản lý qui trình công nghệ, cán bộ định mức, thiết kế công nghệ sản xuất, nhân viên kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm trên các công đoạn gia công hoá nhuộm hoặc nhân viên làm việc trực tiếp trên các phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất hoá nhuộm;

 – Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất nghề hoá nhuộm với quy mô lớn, vừa và nhỏ.

4- Các môn học chính

– Vẽ kỹ thuật

– Toán ứng dụng

– Kỹ thuật nhiệt

– Kỹ thuật điện

– An toàn lao động và môi trường

– Hoá học vô cơ

– Hoá học hữu cơ

– Vật liệu nhuộm

– Đại cương công nghệ sợi – dệt – nhuộm

– Lý thuyết nhuộm

– Tiếng Anh chuyên ngành

– Hoá học thuốc nhuộm

– Thiết bị hoá nhuộm

– Quản trị doanh nghiệp

– Công nghệ tiền xử lý

– Công nghệ nhuộm

– Công nghệ in

– Công nghệ hoàn tất

– Quản trị chất lượng sản phẩm

– Cơ sở thiết kế nhà máy nhuộm

– Thực tập tiền xử lý

– Thực tập thí nghiệm ghép màu

– Thực tập nhuộm

– Thực tập in

– Thực tập xử lý hoàn tất

– Thực tập tốt nghiệp

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

– Hiểu được các kiến thức cơ sở như vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, hoá vô cơ, hữu cơ, nhiệt động học, an toàn lao động và môi trường để phục vụ cho nghề Công nghệ hoá nhuộm;

– Nhận biết được tính chất các loại thuốc nhuộm, hoá chất, chất trợ, hồ in sử dụng trong công nghệ hoá nhuộm;

– Nhận biết sơ lược về dây chuyền kéo sợi, dệt vải, nguyên liệu chính phục vụ cho nghề Công nghệ hoá nhuộm;

– Nhận biết được tính năng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại thiết bị hoá nhuộm;

– Nhận biết các yếu tố kỹ thuật cần thiết trong đơn công nghệ sản xuất của các công đoạn: tiền xử lý, nhuộm, in, xử lý hoàn tất sản phẩm hoá nhuộm theo yêu cầu của khách hàng;

– Nhận biết phương pháp định mức vật tư, hoá chất, thuốc nhuộm trên dây chuyền hoá nhuộm;

– Hiểu được sự cần thiết phải xây dựng chỉ tiêu và kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm trên dây chuyền hóa nhuộm;

– Đọc, hiểu sơ lược được tài liệu kỹ thuật nghề Công nghệ hoá nhuộm bằng tiếng Anh.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

– Đọc, hiểu được đơn công nghệ sản xuất các mặt hàng ở công đoạn tiền xử lý, nhuộm, in, xử lý hoàn tất đạt yêu cầu kỹ thuật;

– Phân biệt được vật liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, chất trợ, hồ in để thực hiện các công đoạn gia công trong nghề Công nghệ hoá nhuộm;

– Đọc, hiểu thiết kế công nghệ gia công các mặt hàng trên từng thiết bị của dây chuyền sản xuất hoá nhuộm;

– Nhận biết các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hóa nhuộm;

– Nhận biết các thông số định mức kinh tế kỹ thuật, lập được sơ đồ dây chuyền sản xuất nhuộm hợp lý trên cơ sở điều kiện vật chất và trang thiết bị của doanh nghiệp;

– Thực hiện thành thạo thao tác công nghệ trên dây chuyền sản xuất, vận hành an toàn các thiết bị tiền xử lý, nhuộm, in, xử lý hoàn tất, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm;

– Thực hiện an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;

– Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.

3- Cơ hội việc làm:

– Sau khi tốt nghiệp học sinh trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền công nghệ nấu, tẩy, nhuộm, in, xử lý hoàn tất của các cơ sở sản xuất ngành hoá nhuộm trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác;

– Làm tổ trưởng sản xuất, kỹ thuật viên quản lý quy trình công nghệ, nhân viên định mức, nhân viên thí nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trên các công đoạn gia công hoá nhuộm hoặc làm việc trực tiếp trên các phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất hoá nhuộm.

4- Các môn học chính

– Vẽ kỹ thuật

– Kỹ thuật nhiệt

– Kỹ thuật điện

– An toàn lao động và môi trường

– Hoá học vô cơ

– Hoá học hữu cơ

– Lý thuyết nhuộm

– Vật liệu nhuộm

– Đại cương công nghệ dệt – sợi – nhuộm

– Tiếng Anh chuyên ngành

– Hoá học thuốc nhuộm

– Thiết bị hoá nhuộm

– Công nghệ tiền xử lý

– Công nghệ nhuộm

– Công nghệ in

– Công nghệ hoàn tất

– Kiểm tra chất lượng sản phẩm

– Thực tập tiền xử lý

– Thực tập nhuộm

– Thực tập in

– Thực tập xử lý hoàn tất

– Thực tập tốt nghiệp