–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Mô tả được nhận lệnh sản xuất, nhận nguyên liệu từ kho và cân nguyên liệu theo định lượng khi sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
+ Trình bày được cách kiểm tra trang thiết bị phòng chữa cháy, thiết bị máy móc, cân định lượng trước khi sản xuất;
+ Xây dựng được quy định an toàn về trang bị bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, tiếp xúc trực tiếp, vận chuyển và bảo quản vật liệu nổ;
+ Trình bày được các nội quy an toàn trong từng công đoạn và nội quy ra vào khu sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
+ Giải thích được quy trình kiểm tra, vận hành, phương pháp bảo quản các dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đúng kỹ thuật như: Máy sấy, máy sàng, máy cuốn, máy hút ẩm C3, máy nghiền, máy trộn nguyên vật liệu, máy dán túi PE, máy may bao PE, máy đóng thỏi thuốc, dụng cụ lấy mẫy, cân nguyên liệu;
+ Khái quát được giao nhiệu vụ sản xuất bằng văn bản và báo cáo kết quả sản xuất bằng văn bản;
+ Lấy được mẫu, bảo quản mẫu và đưa mẫu đi xác định thành phần;
+ Chỉ ra được phương thức kiểm tra định lượng sản phẩm thuốc nổ, sản phẩm sau đóng gói, quá trình đóng gói và quá trình nhập kho;
+ Trình bày được các phương pháp chuẩn bị dụng cụ máy móc thiết bị cho sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
+ Nêu được cách thức lồng bao PE, PP, lồng bao PE vào thùng catton, bao gói thỏi thuốc bằng túi PE và bao gói thuốc nổ hạt vào túi PE;
+ Nhận biết đúng cách thức đóng dấu ngày tháng và đóng thùng thuốc nổ;
+ Trình bày được quy trình nhúng đầu thỏi thuốc vào PARAFIN nóng chảy và chống ẩm thuốc nổ;
+ Cách thức nhập kho nguyên liệu và sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp;
+ Xử lý các sự cố khi sản xuất vật liệu nổ công nghiệp như: mất điện trong máy sấy, quá tải ở máy nghiền, kẹt vít tải dây chuyền, vỡ vòng bi gối đỡ, nguyên liệu sấy không đạt;
+ Trình bày được cách thức vệ sinh máy và thu gom phế thải sau mỗi ca sản xuất;
+ Đưa ra được những ý kiến về tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị sau mỗi ca sản xuất và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp;
+ Biết được cách thức kèm cặp thợ mới và tham gia thi thợ giỏi.
2– Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Thực hiện đúng các quy định của phân xưởng;
+ Sử dụng thành thạo cân nguyên liệu theo đúng định lượng;
+ Kiểm tra được trang thiết bị phòng chữa cháy, máy móc thiết bị, cân định lượng trước khi sản xuất;
+ Thực hiện đúng các quy định an toàn theo quy chuẩn Việt Nam 02/ 2008;
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất vật liệu nổ công nghiệp theo đúng trình tự và đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Lập được các văn bản giao nhiệm vụ sản xuất và báo cáo sản xuất theo đúng trình tự, ngắn gọn, chính xác;
+ Lấy được mẫu theo đúng trình tự và đúng quy trình kỹ thuật;
+ Bảo quản được mẫu và đưa mẫu đi xác định thành phần theo đúng quy chuẩn Việt Nam 02/2008;
+ Kiểm tra được định lượng sản phẩm thuốc nổ, sản phẩm sau đóng gói, quá trình đóng gói và quá trình nhập kho theo đúng thủ tục quy trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
+ Thực hiện được thành thạo các thao tác chuẩn bị dụng cụ, máy móc thiết bị cho sản xuất;
+ Thực hiện được các thao tác lồng bao PE và bao gói theo đúng quy định của Công ty;
+ Đóng dấu ngày tháng và đóng thùng thuốc nổ theo đúng quy chuẩn Việt Nam 02/2008;
+ Thực hiện được các thao tác nhúng đầu thỏi thuốc vào PARAFIN nóng chảy và chống ẩm thuốc nổ theo đúng quy trình, đúng kỹ thuật;
+ Thực hiện được nhập kho nguyên vật liệu và sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp theo đúng quy chuẩn Việt Nam 02/2008;
+ Xử lý sự cố sẩy ra trong quá trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp theo đúng trình tự và đúng yêu cần kỹ thuật;
+ Vệ sinh được máy móc thiết bị và thu gom phế thải để đúng nơi quy định;
+ Kèm cặp được thợ mới đảm bảo theo đúng quy định;
+ Có khả năng tự rèn luyện và tham gia thi được thợ giỏi;
+ Rèn ý thức nghề và tác phong công nghiệp;
+ Tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình kỹ thuật trong quá trình làm việc.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi học xong chương trình “Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp”, sinh viên có khả năng sau:
+ Sử dụng kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành để làm tổ trưởng, đốc công, cán bộ chỉ huy sản xuất;
+ Làm việc độc lập;
+ Ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật
– Điện kỹ thuật
– Cơ lý thuyết
– Cơ sở lý thuyết hoá
– Hoá phân tích
– Tổ chức sản xuất
– Thực hành điện cơ bản
– Kỹ thuật an toàn sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
– Môi trường sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
– Vật liệu nổ công nghiệp
– Lý thuyết cơ bản và công nghệ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
– Thiết bị phòng chống cháy nổ
– Chuẩn bị sản xuất
– Sản xuất thuốc nổ AMONIT
– Sản xuất thuốc nổ ANFO
– Sản xuất thuốc nổ độn nước
– Sản xuất thuốc nổ nhũ tương
– Bao gói sản phẩm
– Bảo quản sản phẩm
– Giám sát quá trình sản xuất
– Xử lý sự cố
– Thực tập sản xuất
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Kể tên được các loại nguyên liệu sử dụng trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
+ Nêu được tính chất hoá, lý của từng loại nguyên liệu dùng trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
+ Nêu được thành phần, ý nghĩa của thành phần nguyên liệu dùng trong sản xuất các loại thuốc nổ;
+ Nêu được quy trình lĩnh nguyên vật liệu từ kho;
+ Nắm được phương pháp kiểm tra trang thiết bị máy móc trước khi sản xuất;
+ Nêu được các quy định về an toàn trong từng công đoạn sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và nội quy ra vào khu sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
+ Trình bày được quy trình kiểm tra, vận hành, bảo quản các dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
+ Xác định được tầm quan trọng của công tác đóng dấu ngày tháng và đóng thùng thuốc nổ;
+ Nêu được quy trình và yêu cầu kỹ thuật khi nhúng đầu thỏi thuốc nổ vào PARAFIN nóng chảy;
+ Chỉ ra được các sự cố và các phương pháp sử lý sự cố trong quá trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
+ Trình bày được cách thức vệ sinh máy và thu gom phế thải sau mỗi ca sản xuất.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Thực hiện đúng các quy định về Bảo hộ lao động trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
+ Thực hiện đúng quy trình kiểm tra trang thiết bị phòng chữa cháy, thiết bị máy móc, cân định lượng trước khi sản xuất;
+ Thực hiện đúng các quy định an toàn theo quy chuẩn Việt Nam 02/ 2008;
+ Thực hiện được các thao tác bao gói sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Thực hiện được thao tác nhúng đầu thỏi thuốc nổ vào PARAFIN nóng chảy và các thao tác trong việc thực hiện công tác chống ẩm cho thuốc nổ;
+ Thực hiện được công việc nhập kho sản phẩm và theo dõi niên hạn sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo đúng quy chuẩn Việt Nam 02/2008;
+ Sử lý được các sự cố thông thường sảy ra trong quá trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp theo đúng trình tự và đúng yêu cần kỹ thuật;
+ Vệ sinh được máy móc thiết bị và thu gom phế thải sau ca sản xuất;
+ Tuân thủ nghiêm chỉnh quy định trong quá trình làm việc.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi học xong chương trình “ Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp” học sinh có khả năng:
– Sử dụng kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành để làm việc trong các nhà máy, công ty, xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
– Làm việc độc lập;
– Ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất;
– Học tập nâng cao.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật
– Điện kỹ thuật
– Cơ lý thuyết
– Cơ sở lý thuyết hoá
– Hoá phân tích
– Tổ chức sản xuất
– Thực hành điện cơ bản
– Kỹ thuật an toàn sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
– Môi trường sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
– Vật liệu nổ công nghiệp
– Lý thuyết cơ bản và công nghệ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
– Thiết bị phòng chống cháy nổ
– Chuẩn bị sản xuất
– Thiết bị sản xuất thuốc nổ AMONIT
– Thiết bị sản xuất thuốc nổ ANFO
– Thiết bị sản xuất thuốc nổ độn nước
– Thiết bị sản xuất thuốc nổ nhũ tương
– Bao gói sản phẩm
– Bảo quản sản phẩm
– Xử lý sự cố
– Thực tập sản xuất