–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, vật liệu, thủy lực, thủy văn, môi trường và một số kiến thức liên quan về cơ khí;
+ Phân tích được nguyên lý hoạt động, đặc điểm làm việc của các loại thiết bị thuộc hệ thống thủy nông;
+ Trình bày được phương pháp đo, vẽ, tính toán khối lượng phục vụ cho công tác thi công các công trình thủy lợi;
+ Phân loại và trình bày được trình tự lập kế hoạch dùng nước;
+ Nêu được các biện pháp bảo hộ lao động, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn và các biện pháp an toàn khi vận hành công trình thủy lợi;
+ Trình bày được quy trình quản lý, vận hành các công trình thủy lợi trong hệ thống tưới, tiêu;
+ Phân tích được những nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của công trình thủy lợi;
+ Trình bày được cách thức tổ chức sản xuất trong quản lý và khai thác công trình thủy lợi;
+ Vận dụng được các loại văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Đọc, phân tích được các loại bản vẽ sử dụng trong thi công, xây dựng công trình thủy lợi và bình đồ khu vực tưới, tiêu;
+ Lựa chọn và sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ, đồ nghề, dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm để quan trắc, đo đạc, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi;
+ Thực hiện được kế hoạch dùng nước đảm bảo theo đúng hợp đồng sử dụng nước;
+ Quản lý, vận hành được các công trình thủy lợi đảm bảo đúng quy trình, quy phạm. Xử lý được những sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành;
+ Kiểm tra, sửa chữa được những hư hỏng thông thường của công trình thủy lợi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Lựa chọn được các phương án điều tiết nước hợp lý; Tổ chức, điều hành được các hoạt động của tổ, nhóm hiệu quả;
+ Có khả năng làm việc độc lập và giải quyết được những tình huống trong thực tế.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng nghề Quản lý khai thác công trình thủy lợi sinh viên sẽ:
+ Làm việc trực tiếp tại các công ty, xí nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước; Thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện.
+ Có thể làm trạm trưởng, cụm trưởng tại các cụm, trạm trong công ty, xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi;
+ Học liên thông lên các bậc học cao hơn.
4- Các môn học chính:
– Cơ kỹ thuật
– Vật liệu
– Kỹ thuật an toàn lao động
– Bảo vệ môi trường
– Vẽ kỹ thuật thủy lợi
– Thủy lực cơ sở
– Thủy lực công trình
– Thủy văn
– Trắc địa
– Thiết bị điện trong hệ thống thủy lợi
– Quản lý vận hành tưới, tiêu
– Quản lý, vận hành công trình đầu mối thủy lợi
– Quản lý, vận hành kênh và công trình trên kênh
– Quản lý, vận hành hệ thống tưới tiết kiệm nước
– Kỹ thuật thi công công trình thủy lợi
– Duy tu và bảo dưỡng công trình thủy lợi
– Máy đóng mở cửa van
– Vận hành bảo dưỡng máy bơm ly tâm và hỗn lưu
– Vận hành bảo dưỡng máy bơm hướng trục
– Tổ chức sản xuất
– Thực tập tay nghề cơ bản
– Thực tập tay nghề nâng cao
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, vật liệu xây dựng, thủy lực, thủy văn, môi trường và một số kiến thức liên quan về cơ khí;
+ Trình bày được nguyên lý hoạt động, đặc điểm làm việc của các loại thiết bị thuộc hệ thống thủy nông;
+ Trình bày được phương pháp đo vẽ, tính toán khối lượng phục vụ cho công tác thi công các công trình thủy lợi;
+ Phân loại và trình bày được trình tự lập kế hoạch dùng nước;
+ Nêu được các biện pháp bảo hộ lao động, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn và các biện pháp an toàn khi vận hành công trình thủy lợi;
+ Trình bày được quy trình quản lý, vận hành các công trình thủy lợi trong hệ thống tưới, tiêu.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Đọc được các loại bản vẽ sử dụng trong thi công, xây dựng công trình thủy lợi và bình đồ khu vực tưới, tiêu;
+ Lựa chọn và sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ, đồ nghề, dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm để quan trắc, đo đạc, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi;
+ Thực hiện được kế hoạch dùng nước đảm bảo theo đúng hợp đồng sử dụng nước;
+ Quản lý, vận hành được các công trình thủy lợi đảm bảo đúng quy trình, quy phạm;
+ Sửa chữa được những hư hỏng thông thường của công trình thủy lợi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề, nghề Quản lý khai thác công trình thủy lợi học sinh sẽ:
+ Làm việc trực tiếp tại các công ty, xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước; Thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện…;
+ Tự tạo việc làm cho mình, học liên thông lên các bậc học cao hơn.
4- Các môn học chính:
– Cơ kỹ thuật
– Vật liệu
– Kỹ thuật an toàn lao động
– Bảo vệ môi trường
– Vẽ kỹ thuật thủy lợi
– Thủy lực cơ sở
– Thủy văn
– Trắc địa
– Thiết bị điện trong hệ thống thủy lợi
– Quản lý, vận hành tưới, tiêu
– Quản lý, vận hành kênh và công trình trên kênh
– Kỹ thuật thi công, công trình thủy lợi
– Duy tu và bảo dưỡng công trình thủy lợi
– Máy đóng mở cửa van
– Thực tập tay nghề cơ bản