TIN HỌC VIỄN THÔNG ỨNG DỤNG

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trang bị các kiến thức cở sở về tin học từ phần cứng, phần mềm, thuật toán, mạng, công nghệ mạng, kỹ thuật lập trình, cơ sở dữ liệu;

+ Trang bị các kiến thức cơ sở về điện tử và viễn thông;

+ Nắm được nguyên lý, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị tin học, điện tử và viễn thông;

+ Nắm được các tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật của các thiết bị tin học, điện tử và viễn thông;

+ Trang bị đủ kiến thức làm cơ sở để tự học nâng cao trình độ và có thể áp dụng trong thực tiễn;

+ Trang bị đủ kiến thức để học tập, làm việc khi công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông đổi mới, phát triển.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Viết phần mềm, xây dựng các ứng dụng không quá phức tạp;

+ Lắp đặt, sửa chữa các thiết bị tin học, điện tử và viễn thông;

+ Có thể viết phầm mềm nhúng đơn giản cho các thiết bị ghép nối trong lĩnh vực thiết bị tin học, điện tử và viễn thông;

+ Vận hành, khai thác các thiết bị  trong lĩnh vực thiết bị tin học, điện tử và viễn thông;

+ Làm  tư vấn cho các dự án không quá phức tạp trong lĩnh vưc thiết bị tin học, điện tử và viễn thông;

+ Có thể giảng dạy, hướng dẫn thực hành ở các trường học nghề, trường phổ thông;

+ Có thể lập doanh nghiệp kinh doanh, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tin học, điện tử và viễn thông;

+ Kiểm tra được các chỉ tiêu chất lượng của các trang thiết bị;

+ Có khả năng làm việc độc lập, ứng dụng được các kỹ thuật, công nghệ mới và có khả năng sáng tạo cải tiến trong quá trình làm việc;

+ Kèm cặp và hướng dẫn được các nhân viên ở trình độ nghề thấp hơn.

3- Cơ hội việc làm:

– Làm việc ở các công ty hoạt động trong lĩnh vực tin học, viễn thông ở các vị trí như phát triển phần mềm,lắp đặt, triển khai dự án, tư vấn, chuyển giao công nghệ, kiểm tra kỹ thuật, vận hành hệ thống;

– Làm việc ở các trường học ở vị trí phòng thí nghiệm, dạy học cho các đối tượng có bậc nghề thấp hơn;

– Có thể học tiếp tục ở bậc đại học;

– Tự mở doanh nghiệp.

4- Các môn học chính

– Anh văn chuyên ngành

– Toán ứng dụng

– Bảo hộ lao động và an toàn điện

– Cấu kiện điện tử

– Điện tử tương tự

– Điện tử số

– Đo lường điện – vô tuyến điện

– Nguồn điện, máy điện

– Kỹ thuật máy tính

– Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

– Lập trình cơ bản

– Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

– Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

– Mạng máy tính

– Thiết kế và quản trị WEB

– Kỹ thuật thông tin hữu tuyến

– Kỹ thuật thông tin vô tuyến

– Kỹ thuật phát thanh truyền hình

– Các hệ thống thông tin số

– Thiết bị đầu cuối thông tin

– Thực hành điện tử cơ bản

– Thực tập tốt nghiệp

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trang bị các kiến thức cở bản về tin học từ phần cứng, phần mềm, mạng, và công nghệ mạng, nguyên lý lập trình, quản trị cơ sở dữ liệu;

+ Trang bị các kiến thức cơ bản về điện tử và viễn thông;

+ Hiểu được nguyên lý, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị tin học, điện tử  và viễn thông;

+ Nắm được các tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật  của các thiết bị tin học, điện tử và viễn thông;

+ Trang bị đủ kiến thức làm cơ sở để tự học nâng cao trình độ;

+ Trang bị đủ kiến thức để thích ứng với công việc khi công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông đổi mới, phát triển.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Biết lắp đặt bảo dưỡng, bảo trì, khắc phục sự cố, hỏng hóc thông thường của các thiết bị tin học, viễn thông;

+ Biết quản trị và khai thác các hệ thống mạng, hệ thống thông tin, hệ thống viễn thông  không quá lớn;

+ Có khả năng sử dụng các phần mềm quản trị mạng, các phần mềm ứng dụng khác phục vụ cho công việc;

+ Có thể hướng dẫn kèm cặp những học viên học ở bậc thấp hơn về nghề tin học và viễn thông.

3- Cơ hội việc làm:

– Sau khi tốt nghiệp, học sinh sẽ làm việc tại:

+ Trực tiếp làm việc ở các công ty, doanh nghiệp;

+ Có thể là các bộ  phụ trách hoặc tổ trưởng tổ sản xuất, kinh doanh dịch vụ;

+ Làm kỹ thuật viên trong các trường dạy nghề;

+ Tự mở doanh nghiệp.

–  Học liên thông lên các trình độ cao hơn theo quy định.

4- Các môn học chính

– Anh văn chuyên ngành

– Bảo hộ lao động và an toàn điện

– Cấu kiện điện tử

– Điện tử tương tự

– Điện tử số

– Đo lường điện – vô tuyến điện

– Nguồn điện, máy điện

– Kỹ thuật máy tính

– Lập trình cơ bản

– Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

– Mạng máy tính

– Thiết kế và quản trị WEB

– Kỹ thuật thông tin hữu tuyến

– Kỹ thuật thông tin vô tuyến

– Kỹ thuật phát thanh truyền hình

– Các hệ thống thông tin số

– Thiết bị đầu cuối thông tin

– Thực tập điện tử cơ bản

– Thực tập tốt nghiệp