XỬ LÝ DỮ LIỆU

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Hiểu được các tài liệu chuyên môn cần thiết bằng tiếng Anh;

+ Biết được hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp;

+ Hiểu các nội dung, quy trình xử lý thông tin, dữ liệu trong các cơ quan, doanh nghiệp;

+ Hiểu rõ về cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của máy tính, mạng máy tính và các thiết bị ngoại vi cần sử dụng khác trong quá trình xử lý dữ liệu;

+ Hiểu rõ cấu trúc của nhiều loại dữ liệu cơ bản, cách thu thập, thiết kế và lưu trữ các loại dữ liệu đó;

+ Hiểu được các quy trình, công nghệ quản trị, xử lý các loại dữ liệu cơ bản;

+ Hiểu về các phần mềm hệ thống, phần mềm xử lý dữ liệu;

+ Biết một số phần mềm lập trình xử lý dữ liệu thông dụng;

+ Biết về các lỗi thường gặp trong quá trình xử lý dữ liệu và cách khắc phục.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Chỉ huy nhóm kỹ thuật viên tin học;

+ Kèm cặp và hướng dẫn kỹ thuật viên bậc thấp;

+ Kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề;

+ Đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh;

+ Cài đặt – bảo trì máy tính;

+ Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng;

+ Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ cho chuyên môn và quản lý doanh nghiệp;

+ Xây dựng kế hoạch cho từng nội dung công việc và từng quy trình xử lý;

+ Thiết kế cấu trúc dữ liệu dựa trên các yêu cầu của khách hàng;

+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm của quá trình xử lý dữ liệu;

+ Thực hiện chuẩn xác các thao tác công nghệ cơ bản về xử lý dữ liệu;

+ Vận hành an toàn, đúng quy trình kỹ thuật các thiết bị sử dụng trong một hệ thống xử lý dữ liệu;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm hệ thống, phần mềm xử lý dữ liệu;

+ Phát hiện sự cố lỗi phần mềm và phối hợp với các chuyên gia chỉnh sửa;

+ Vận hành quy trình an toàn – bảo mật dữ liệu trong hệ thống, sao lưu – phục hồi dữ liệu;

+ Tham gia vào các dự án thiết kế – kiểm tra – bảo trì – nâng cấp các hệ thống xử lý dữ liệu;

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu về xử lý dữ liệu (điều tra, thống kê, môi trường …). Cụ thể:

+  Trực tiếp tham gia xử lý dữ liệu hoặc giám sát quá trình xử lý dữ liệu tại các đơn vị;

+  Làm tổ trưởng tổ tin học, cán bộ kỹ thuật tin học, kỹ thuật viên tin học.

4- các môn học chính

– Tin học văn phòng

– Bảng tính Excel

– Cấu trúc máy tính

– Mạng máy tính

– Lập trình cơ bản

– Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

– Cơ sở dữ liệu

– Bảo trì máy tính

– Thiết bị ngoại vi

– Internet

– Kỹ năng làm việc nhóm

– Toán ứng dụng

– Tiếng Anh chuyên ngành

– Mã nén

– Hệ điều hành Windows Server

– Quản trị cơ sở dữ liệu với Access

– Quản trị cơ sở dữ liệu với SQL Server

– Lập trình Windows 1 (VB.NET )

– Xử lý dữ liệu với Matlab

– Hệ thống thông tin quản lý

– Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

– Xử lý dữ liệu ảnh

– Xử lý dữ liệu audio

– Xử lý dữ liệu video

– Phân tích thống kê dữ liệu với SPSS

– Thực tập tốt nghiệp

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Có đủ vốn từ và biết cách tra cứu, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cần thiết bằng tiếng Anh;

+ Hiểu được hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số tổ chức, loại hình doanh nghiệp;

+ Hiểu rõ về nguyên tắc hoạt động của máy tính, mạng máy tính và một số thiết bị ngoại vi thông dụng khác phục vụ quá trình xử lý dữ liệu;

+ Hiểu rõ cấu trúc của một số loại dữ liệu cơ bản, cách thu thập, thiết kế và lưu trữ các loại dữ liệu đó;

+ Biết về quy trình xử lý một số loại dữ liệu cơ bản;

+ Hiểu về một số phần mềm hệ thống, phần mềm xử lý dữ liệu phổ biến;

+ Biết một số ngôn ngữ lập trình xử lý dữ liệu thông dụng;

+ Biết về các lỗi cơ bản thường gặp trong quá trình xử lý dữ liệu.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Đọc được các hướng dẫn chuyên môn bằng tiếng Anh;

+ Cài đặt – bảo trì máy tính;

+ Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng;

+ Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ cho chuyên môn và quản lý doanh nghiệp;

+ Thực hiện triển khai tạo lập cơ sở dữ liệu dựa trên hướng dẫn thiết kế của các chuyên gia;

+ Thực hiện chuẩn xác các thao tác công nghệ cơ bản về xử lý dữ liệu dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các chuyên gia;

+ Vận hành an toàn, đúng quy trình kỹ thuật các thiết bị sử dụng trong một hệ thống xử lý dữ liệu;

+ Sử dụng thành thạo một số mô đun  phần mềm xử lý dữ liệu;

+ Phát hiện sự cố về lỗi phần mềm và báo chỉnh sửa chữa lỗi kịp thời;

+ Vận hành quy trình an toàn-bảo mật dữ liệu trong hệ thống, sao lưu – phục hồi dữ liệu.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu về xử lý dữ liệu (điều tra, thống kê, môi trường…). Cụ thể:

+ Trực tiếp tham gia xử lý dữ liệu tại các đơn vị;

+ Kỹ thuật viên xử lý dữ liệu.

4- Các môn học chính

– Tin học văn phòng

– Bảng tính Excel

– Cấu trúc máy tính

– Mạng máy tính

– Lập trình cơ bản

– Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

– Cơ sở dữ liệu

– Bảo trì máy tính

– Thiết bị ngoại vi

– Internet

– Kỹ năng làm việc nhóm

– Toán ứng dụng

– Tiếng Anh chuyên ngành

– Hệ điều hành Windows Server

– Quản trị cơ sở dữ liệu với Access

– Quản trị cơ sở dữ liệu với SQL Server

– Lập trình Windows 1 (VB.NET)

– Xử lý dữ liệu ảnh

– Xử lý dữ liệu audio

– Xử lý dữ liệu video

– Thực tập tốt nghiệp