–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được cách giải các bài toán tích phân, vi phân cấp 1, cấp 2;
+ Nêu được các khái niệm của điện kỹ thuật như từ trường và hiện tượng cảm ứng điện từ, các đại lượng đặc trưng trong mạch điện và cách giải các mạch điện, nguyên lý hoạt động của máy móc, thiết bị điện;
+ Mô tả được cách thiết lập một bản vẽ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy tắc biểu diễn vật thể, chi tiết, các quy định đường nét trong bản vẽ kỹ thuật;
+ Trình bày được các phương pháp vẽ bản đồ, bình đồ;
+ Ứng dụng được kiến thức Autocad trong vẽ bản đồ, bình đồ, mặt cắt;
+ Miêu tả được nội dung của lý thuyết môn học đo đạc điện tử, các ứng dụng của chúng trong các thiết bị đo đạc điện tử;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản trắc địa như các đơn vị đo lường, các hệ toạ độ, các phương pháp biểu diễn quả đất; khái niệm về bản đồ, bình đồ và mặt cắt, định hướng đường thẳng; hai bài toán cơ bản trong trắc địa, sử dụng bản đồ;
+ Trình bày được phương pháp tính sai số của các đại lượng dạng hàm số, phương pháp bình sai lưới đo đạc đơn giản;
+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo thiết bị và các phương pháp đo góc, đo khoảng cách, đo độ cao;
+ Mô tả được các ứng dụng, các phương pháp thực hiện công tác trắc địa trong xây dựng, giám sát thi công và quản lý công trình;
+ Trình bày được phương pháp tổ chức sản xuất trắc địa và trắc địa công trình, cách xây dựng và sử dụng đơn giá công tác trắc địa.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo các loại máy trắc địa truyền thống và một số thiết bị quang điện tử thông dụng để phục vụ công tác đo vẽ chuyên ngành;
+ Thực hiện được các phép đo góc, đo khoảng cách, đo cao để xây dựng hệ thống lưới khống chế trắc địa công trình phục vụ đo vẽ bình đồ khu vực và phục vụ thi công, giám sát công trình trong thời gian xây dựng và thời gian khai thác;
+ Tính toán và bình sai được các lưới khống chế cơ sở, lưới khống chế thi công đơn giản và các dạng lưới khống chế đo vẽ khác;
+ Đo vẽ được bình đồ khu vực xây dựng, mặt cắt địa hình của tuyến;
+ Bố trí được công trình từ bản vẽ thiết kế ra thực địa; theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh được thi công đúng với thiết kế được duyệt;
+ Ứng dụng được kiến thức chuyên môn nghề phục vụ cho khảo sát, thiết kế, thi công và hoàn công các công trình xây dựng;
+ Tổ chức thực hiện được công tác quan trắc biến dạng và tính được biến dạng của công trình;
+ Ứng dụng được các quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật của chuyên ngành trắc địa và các chuyên ngành xây dựng khác;
+ Tổ chức được làm việc theo tổ, làm được dự toán chi phí công tác trắc địa;
+ Kèm cặp, bồi dưỡng được công nhân chuyên ngành bậc thấp hơn;
+ Nói được tiếng Anh thông thường và dịch được các chỉ dẫn kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh;
+ Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng, tìm kiếm được thông tin trên mạng Internet, xử lý dữ liệu đo đạc, sử dụng được một số phần mềm chuyên dụng để giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể của chuyên ngành.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên làm việc với chức năng của một kỹ thuật viên hoặc tổ trưởng phụ trách công tác trắc địa tại :
– Phòng kỹ thuật, tổ kỹ thuật hiện trường các đơn vị xây dựng;
– Đội khảo sát địa hình của các công ty khảo sát thiết kế;
– Các xí nghiệp địa hình, địa chính.
4- Các môn học chính
– Toán cao cấp
– Vẽ kỹ thuật xây dựng
– Điện kỹ thuật – Điện tử
– AutoCAD
– Vẽ bản đồ
– An toàn lao động và bảo vệ môi trường
– Kiến thức cơ bản trắc địa
– Đo góc và thiết bị đo góc
– Đo khoảng cách và thiết bị đo khoảng cách
– Đo cao và thiết bị đo cao
– Lý thuyết đo đạc điện tử
– Sử dụng máy toàn đạc điện tử
– Đo đạc lập lưới khống chế mặt bằng cơ sở.
– Đo đạc lập lưới khống chế độ cao cơ sở.
– Lập lưới khống chế đo vẽ.
– Đo vẽ bình đồ khu vực xây dựng bằng phương pháp toàn đạc.
– Đo vẽ mặt cắt địa hình
– Lập lưới khống chế thi công.
– Bố trí công trình.
– Cắm biên các công trình đào, đắp
– Bố trí đường cong.
– Đo vẽ hoàn công công trình
– Quan trắc biến dạng công trình
– Tiếng anh chuyên ngành trắc địa.
– Kinh tế trắc địa
– Thực tập sản xuất
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Mô tả được cách thiết lập một bản vẽ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy tắc biểu diễn vật thể, chi tiết, các quy định đường nét trong bản vẽ kỹ thuật;
+ Trình bày được các phương pháp vẽ bản đồ, bình đồ;
+ Ứng dụng được kiến thức Autocad trong vẽ bản đồ, bình đồ, mặt cắt;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản trắc địa như các đơn vị đo lường, các hệ toạ độ, các phương pháp biểu diễn quả đất; khái niệm về bản đồ, bình đồ và mặt cắt, định hướng đường thẳng; hai bài toán cơ bản trong trắc địa, sử dụng bản đồ;
+ Nêu lên được đặc tính các loại sai số trong trắc địa, công thức tính sai số;
+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo thiết bị và các phương pháp đo góc, đo khoảng cách, đo độ cao;
+ Mô tả được các ứng dụng, các phương pháp thực hiện công tác trắc địa trong xây dựng, giám sát thi công và quản lý công trình.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng được các loại máy trắc địa truyền thống và một số thiết bị quang điện tử thông dụng để phục vụ công tác đo vẽ chuyên ngành;
+ Thực hiện được các phép đo góc, đo khoảng cách, đo cao để xây dựng lưới đo vẽ bình đồ khu vực;
+ Tính toán và bình sai được lưới khống chế đo vẽ;
+ Đo vẽ được bình đồ khu vực xây dựng, mặt cắt địa hình của tuyến;
+ Bố trí được công trình từ bản vẽ thiết kế ra thực địa; theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh được thi công đúng với thiết kế được duyệt;
+ Thực hiện được các công tác trắc địa trong đo vẽ hoàn công và quan trắc biến dạng các công trình xây dựng;
+ Ứng dụng được các quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật của chuyên ngành trắc địa và các chuyên ngành xây dựng khác;
+ Nói được tiếng Anh thông thường và dịch được một số chỉ dẫn kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh;
+ Sử dụng được máy tính trong công tác văn phòng và phục vụ cho một số công việc chuyên môn.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp học sinh làm việc với chức năng của một kỹ thuật viên trắc địa tại :
– Phòng kỹ thuật, tổ kỹ thuật hiện trường các đơn vị xây dựng;
– Đội khảo sát địa hình của các công ty khảo sát thiết kế;
– Các xí nghiệp địa hình, địa chính.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật xây dựng
– AutoCAD
– Vẽ bản đồ
– An toàn lao động và Bảo vệ môi trường
– Kiến thức cơ bản trắc địa
– Đo góc và thiết bị đo góc
– Đo khoảng cách và thiết bị đo khoảng cách
– Đo cao và thiết bị đo cao
– Sử dụng máy toàn đạc điện tử
– Lập lưới khống chế đo vẽ.
– Đo vẽ bình đồ khu vực xây dựng bằng phương pháp toàn đạc.
– Đo vẽ mặt cắt địa hình tuyến
– Bố trí công trình.
– Cắm biên các công trình đào, đắp
– Bố trí đường cong.
– Đo vẽ hoàn công công trình
– Quan trắc biến dạng công trình
– Tiếng anh chuyên ngành trắc địa.
– Thực tập sản xuất