–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Nắm vững vàng những kiến thức cơ bản về khoa học thực phẩm, về hoá sinh thực phẩm, vi sinh thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm …
+ Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ thực phẩm, các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm;
+ Thông thạo các kiến thức bổ trợ của ngành thực phẩm: vẽ kỹ thuật, xử lý môi trường, marketting, bao bi, phụ gia thực phẩm…
+ Vận dụng được các kiến thức khoa học, công nghệ và các kiến thức bổ trợ vào các lĩnh vực chuyên ngành mà người học sẽ làm việc tại các cơ sở chế biến thực phẩm;
+ Có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất và chỉ đạo sản xuất.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành thành thạo các trang thiết bị phức tạp trên dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm;
+ Có kinh nghiệm và thành thạo trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng giai đoạn sản xuất bằng phương pháp cảm quan;
+ Chỉ đạo tốt các công đoạn chế biến thực phẩm;
+ Thực hiện thành thạo được các phép phân tích chỉ tiêu chất lượng đơn giản (chỉ tiêu hoá học, chỉ tiêu vật lý, chỉ tiêu sinh học, chỉ tiêu cảm quan);
+ Bảo dưỡng được các trang thiết bị chế biến thực phẩm theo qui trình sửa chữa trung tu toàn bộ dây chuyền sản xuất;
+ Có khả năng kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân bán lành nghề hoặc công nhân lành nghề khác;
+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc phối hợp với những người trong tổ, trong ca sản xuất.
3- Cơ hội việc làm:
– Sau khi tốt nghiệp người học có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm của các cơ sở sản xuất ngành chế biến thực phẩm trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác;
– Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, trưởng ca, đốc công, cán bộ thiết kế công nghệ sản xuất, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền, công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm;
– Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất nghề chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.
4- Các môn học chính
– Hóa cơ bản – Vẽ kỹ thuật – Kỹ thuật điện – Kỹ thuật phòng thí nghiệm – Hoá sinh thực phẩm – Vi sinh thực phẩm – Kỹ thuật xử lý môi trường – An toàn lao động – Phân tích thực phẩm – Phụ gia thực phẩm |
– Dụng cụ đo – Nước và chất lượng nước – Vận chuyển thu nhận và bảo quản nguyên liệu – Các quá trình gia công cơ học – Các quá trình thủy cơ và vận chuyển nguyên liệu – Các quá trình truyền nhiệt – Các quá trình chuyển khối – Đóng gói bao bì – Vệ sinh an toàn thực phẩm – Kiểm tra chất lượng sản phẩm |
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp :
+ Nắm được những kiến thức cơ bản về khoa học thực phẩm: Về hoá sinh thực phẩm, vi sinh thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Nắm được các kiến thức cơ bản về công nghệ thực phẩm: các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm;
+ Thông thạo các kiến thức bổ trợ của ngành thực phẩm: Vẽ kỹ thuật, xử lý môi trường, marketing, bao bì, phụ gia thực phẩm;
+ Vận dụng được các kiến thức khoa học, công nghệ và các kiến thức bổ trợ vào các lĩnh vức chuyên ngành mà người học sẽ làm việc tại các cơ sở chế biến thực phẩm;
+ Hiểu và giải thích được những biến đổi hoá học, sinh học và lý học xảy ra trong quá trình bảo quản và sản xuất thực phẩm. Hiểu biết và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm trong quá trình sản xuất;
+ Có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất dưới sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật có trình độ cao hơn.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành thành thạo trang thiết bị có mức độ phức tạp vừa phải trên dây chuyền sản xuất thực phẩm;
+ Có kinh nghiệm và thành thạo trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng giai đoạn sản xuất bằng phương pháp cảm quan;
+ Chỉ đạo thực hiện được một số công đoạn chế biến thực phẩm;
+ Thực hiện thành thạo được một số phép phân tích chỉ tiêu chất lượng đơn giản (chỉ tiêu hoá học, chỉ tiêu vật lý, chỉ tiêu sinh học, chỉ tiêu cảm quan);
+ Bảo dưỡng được các trang thiết bị chế biến thực phẩm theo qui trình sửa chữa nhỏ;
+ Có khả năng kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân bán lành nghề hoặc công nhân lành nghề khác;
+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc phối hợp với những người trong tổ, trong ca sản xuất.
3- Cơ hội việc làm:
– Sau khi tốt nghiệp người học có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm của các cơ sở sản xuất trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác;
– Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm;
– Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.
4- Các môn học chính
– Vẽ kỹ thuật – Kỹ thuật điện – Kỹ thuật phòng thí nghiệm – Hoá sinh thực phẩm – Vi sinh thực phẩm – An toàn lao động – Phân tích thực phẩm – Nước và chất lượng nước – Vận chuyển thu nhận và bảo quản nguyên liệu |
– Các quá trình gia công cơ học – Các quá trình thủy cơ và vận chuyển nguyên liệu – Các quá trình truyền nhiệt – Các quá trình chuyển khối – Đóng gói bao bì – Vệ sinh an toàn thực phẩm – Kiểm tra chất lượng sản phẩm – Kiểm tra bảo dưỡng máy, thiết bị |