CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỦY SẢN

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nhận dạng và gọi được tên và tên thương mại các loài động vật thuỷ sản có giá trị kinh tế bằng tiếng Việt và tên tiếng Anh thương mại. Đánh giá được chất lượng nguyên liệu ban đầu. Nêu được thành phần và tính chất của nguyên liệu thuỷ sản và những biến đổi chính của nguyên  liệu  thuỷ  sản sau khi chết, giải thích nguyên nhân và các biện pháp khắc;

+ Trình bày được nguyên lý của các phương pháp bảo quản sống, tươi nguyên liệu thuỷ sản. Phân tích được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của nguyên liệu thuỷ sản và các biện pháp khắc phục trong quá trình bảo quản;

+ Nêu được nguyên tắc vận chuyển nguyên liệu Thuỷ sản sống, tươi;

+ Trình bày và giải thích được các bước tiến hành quy trình chế biến các sản phẩm thuỷ  sản  như  lạnh đông, đồ hộp, khô, nước mắm. Nêu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy và thiết bị chế biến và những dụng cụ thường dùng để theo dõi, kiểm tra trong quá trình chế biến và bảo quản thủy sản. Nêu được nguyên nhân và cách khắc phục những sự cố xảy ra;

+ Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá được chất lượng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Xây dựng được chương trình quản lý chất lượng sản phẩm theo quy định;

+ Trình bày được nguyên tắc và đặc điểm quá trình vệ sinh công nghiệp trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản. Nêu được nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất;

+ Nêu được cách tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp chế biến thuỷ sản.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Phân loại được nguyên liệu thủy sản theo loài, chất lượng và cỡ;

+ Thực hiện được công việc bảo quản tươi, sống nguyên liệu thuỷ sản đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu;

+ Thực hiện được các thao tác trong qui trình chế biến sản phẩm thủy sản.

Đề xuất các biện pháp và khắc phục được sự cố xảy ra trong quá trình chế biến;

+ Sử dụng được các thiết bị đo, lắp đặt và vận hành được một số máy và thiết bị trong quá trình chế biến;

+ Tham gia xây dựng kế hoạch kiểm tra. Triển khai áp dụng được chương trình  kiểm tra vào trong thực tế sản xuất;

+ Kiểm tra được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Đánh giá được chất lượng sản phẩm;

+ Tổ chức thực hiện được các hoạt động của một ca sản xuất tại cơ sở chế biến Thuỷ sản, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền và triển khai công tác vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi học xong, sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động chế biến các mặt hàng thuỷ sản hoặc quản lý xí nghiệp ở các cơ sở chế biến Thuỷ sản thuộc mọi thành phần kinh tế.

4- Các môn học chính

– Hoá đại cương

– Hoá sinh học thực phẩm

– Vi sinh vật thực phẩm

– Quá trình và thiết bị công nghệ thực phẩm

– Kỹ thuật lạnh cơ sở

– Máy và thiết bị

– Vệ sinh xí nghiệp chế biến thủy sản

– Bao bì thực phẩm

– An toàn lao động

– Phụ gia thực phẩm

– Quản lý doanh nghiệp

– Thu mua, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu thuỷ sản

– Chế biến lạnh đông thuỷ sản

– Chế biến khô thuỷ sản

– Chế biến nước mắm

– Chế biến đồ hộp thuỷ sản

– Kiểm tra chất lượng thuỷ sản

– Thực tập sản xuất tại cơ sở

– Quản lý chất lượng thuỷ sản

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nhận dạng và gọi tên được các loài động vật thuỷ sản có giá trị kinh tế bằng tiếng Việt. Nêu được thành phần, tính chất của nguyên liệu thuỷ sản và những biến đổi chính của nguyên liệu thuỷ sản sau khi chết;

+ Hiểu và trình bày được nguyên lý của các phương pháp bảo quản sống, tươi nguyên liệu thuỷ sản. Nêu được nguyên tắc bảo quản vận chuyển nguyên liệu thuỷ sản sống, tươi;

+ Trình bày được các bước tiến hành quy trình chế biến các sản phẩm thuỷ sản như:  lạnh đông,  đồ hộp, khô,  nước mắm, Agar… Nêu được nguyên tắc cấu tạo, thao tác cơ bản của một số máy và thiết bị chế biến và những dụng cụ thường dùng để theo dõi, kiểm tra trong quá trình chế biến và bảo quản thủy sản;

+ Trình bày được một số phương pháp kiểm tra, đánh giá được chất lượng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Hiểu và trình bày được chương trình quản lý chất lượng thuỷ sản theo quy định. Trình bày được nguyên tắc vệ sinh công nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản và nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Phân loại được nguyên liệu thủy sản theo chất lượng và kích cỡ. Thực hiện

được các thao tác bảo quản và vận chuyển được nguyên liệu thuỷ sản tươi;

+ Thực hiện được các công đoạn trong qui trình chế biến sản phẩm thủy sản;

+ Sử dụng được thiết bị đo và vận hành được một số máy và thiết bị cơ bản trong quá trình chế biến;

+ Áp dụng được chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thuỷ sản theo quy định;

+ Kiểm tra được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm thuỷ sản;

+ Thực hiện được an toàn lao động.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi học xong học sinh có thể làm việc tại các cơ sở chế biến thuỷ sản thuộc mọi thành phần kinh tế: hộ gia đình, hợp tác xã chế biến và thương mại thủy sản, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phẩn, công ty nhà nước.

4- Các môn học chính

– Hoá sinh học thực phẩm

– Vi sinh vật thực phẩm

– Quá trình và thiết bị công nghệ thực phẩm

– Kỹ thuật lạnh cơ sở

– Máy và thiết bị

– Quản lý chất lượng thủy sản

– Vệ sinh xí nghiệp chế biến thuỷ sản

– Bao bì thực phẩm

– An toàn lao động

– Thu mua, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu thủy sản

– Chế biến lạnh đông thủy sản

– Chế biến khô thuỷ sản

– Chế biến nước mắm

– Chế biến đồ hộp thuỷ sản

– Kiểm tra chất lượng thuỷ sản

– Thực tập sản xuất tại cơ sở