ĐIỀU HÀNH CHẠY TÀU HỎA

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được kiến thức về Đầu máy, toa xe, Cầu đường, Thông tin, tín hiệu và các quy định của pháp luật về đường sắt như: Luật đường sắt, Các Nghị định liên quan, Quy phạm kỹ thuật khai thác Đường sắt, Quy trình tín hiệu đường sắt, Quy trình chạy tàu và công tác dồn trên đường sắt; Kiến thức chuyên môn về Tổ chức vận tải hàng hoá, hành khách, tổ chức xếp dỡ, Quy định vận tải hàng hoá trên đường sắt quốc gia và liên vận quốc tế, Kế toán thống kế ga, tàu và thanh toán trong Liên vận quốc tế và các công lệnh, chỉ thị, biệt lệ…, Vận dụng kiến thức về vận trù học, kinh tế học và khoa học quản lý để xây dựng và tổ chức thực hiện phương án điều hành chạy tàu và sản xuất ở ga hoặc khu đoạn hoặc tuyến đường và chỉ huy đoàn tàu chạy trên khu đoạn hoặc tuyến đường được an toàn, chính xác, kịp thời và hiệu quả.

+ Trình bày được kiến thức về vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, điện kỹ thuật để tính toán, lựa chọn các phương án xếp và gia cố hàng hoá trên toa xe và hướng dẫn việc xếp dỡ hàng hoá trên toa xe đảm bảo an toàn hàng hoá và người trong quá trình vận chuyển, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị máy móc xếp dỡ, phương tiện vận tải và sử dụng hợp lý lao động.

+ Trình bày được kiến thức về Ngoại ngữ, Marketing vào trong giao tiếp và ứng xử với hành khách, người thuê vận tải, người nhận hàng và giao tiếp xã hội văn minh lịch sự.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Quản lý và tổ chức được công tác điều hành chạy tàu ở ga, khu đoạn hoặc tuyến: Lập và triển khai, tổ chức thực hiện được kế hoạch ban, kế hoạch giai đoạn của ga về đón, gửi tàu, giải thể, lập tàu, cắt, nối toa xe, đưa lấy xe xếp dỡ và chỉ huy các đoàn tàu chạy theo đúng biểu đồ chạy tàu.

+ Quản lý được đoàn tàu từ khi nhận tàu đến khi giao tàu đúng quy trình tác nghiệp, đảm bảo thời gian và chất lượng quy định.

+ Quản lý được nhân lực trong ban sản xuất, và trên đoàn tàu.

+ Phát hiện và giải quyết được tình huống nghề nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ chức trách của chức danh đảm nhiệm.

3- Các môn học chính

– Cơ kỹ thuật

– Vẽ kỹ thuật

– An toàn lao động

– Đường sắt thường thức

– Vận trù

– Sức kéo đoàn tàu

– Pháp luật về đư­ờng sắt

– Tổ chức chạy tàu

– Giải quyết tai nạn giao thông đường sắt

– Nghiệp vụ Gác ghi

– Nghiệp vụ Ghép nối đầu máy toa xe

– Tổ chức vận tải hàng hoá, hành khách

– Quy định vận tải hàng hoá trên đường sắt

– Quy định vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt

– Tổ chức xếp dỡ hàng hoá

– Nghiệp vụ Tr­ưởng dồn

– Nghiệp vụ Trực ban chạy tàu ga (phần 1)

– Nghiệp vụ Trực ban chạy tàu ga (phần 2)

– Nghiệp vụ Trực ban chạy tàu ga (phần 3)

– Nghiệp vụ Trưởng tàu khách

– Thiết kế ga đường sắt

– Quản trị doanh nghiệp vận tải đường sắt

– Kinh tế vận tải đư­ờng sắt

– Nghiệp vụ nhân viên điều độ chạy tàu tuyến (phần 1)

– Nghiệp vụ nhân viên điều độ chạy tàu tuyến (phần 2)

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Vận dụng được kiến thức về đầu máy, toa xe, cầu đường, thông tin, tín hiệu và các quy định của pháp luật về đường sắt như: Luật đường sắt, các Nghị định liên quan, Quy phạm kỹ thuật khai thác đường sắt, Quy trình tín hiệu đường sắt, Quy trình chạy tàu và công tác dồn trên đường sắt; Kiến thức chuyên môn về tổ chức vận tải hàng hoá, hành khách, tổ chức xếp dỡ, quy định vận tải hàng hoá trên đường sắt quốc gia và liên vận quốc tế, kế toán thống kế ga, tàu và thanh toán trong Liên vận quốc tế và các công lệnh, chỉ thị, biệt lệ… Vận dụng kiến thức về vận trù học để xây dựng và tổ chức thực hiện phương án điều hành chạy tàu và sản xuất ở ga được an toàn, chính xác, kịp thời và hiệu quả.

+ Vận dụng kiến thức về vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, điện kỹ thuật để tính toán, lựa chọn các phương án xếp và gia cố hàng hoá trên toa xe và hướng dẫn việc xếp dỡ hàng hoá trên toa xe đảm bảo an toàn hàng hoá và người trong quá trình vận chuyển, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị máy móc xếp dỡ và phương tiện vận tải.

+ Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ, marketing vào trong giao tiếp và ứng xử với hành khách, người thuê vận tải, người gửi hàng, người nhận hàng và giao tiếp xã hội văn minh lịch sự.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Tổ chức được công tác tổ chức chạy tàu ở ga bao gồm: Đón, gửi tàu, giải thể, lập tàu, cắt, nối toa xe, đưa lấy xe xếp dỡ.

+ Quản lý được đoàn tàu từ khi nhận tàu đến khi giao tàu đúng quy trình tác nghiệp, đảm bảo thời gian và chất lượng quy định.

+ Quản lý được nhân lực trong ban sản xuất và trên đoàn tàu.

+ Phát hiện và giải quyết được tình huống nghề nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ chức trách của chức danh đảm nhiệm.

3- Các môn học chính

– Cơ kỹ thuật

– Vẽ kỹ thuật

– An toàn lao động

– Đường sắt thường thức

– Vận trù

– Pháp luật về đường sắt

– Tổ chức chạy tàu

– Giải quyết tai nạn giao thông vận tải đường sắt

– Nghiệp vụ Gác ghi

– Nghiệp vụ Ghép nối đầu máy toa xe

– Tổ chức vận tải hàng hoá, hành khách

– Quản trị doanh nghiệp vận tải đường sắt

– Quy định vận tải hàng hoá trên đường sắt

– Quy định vận tải hành khách, hành lý bao gửi trên đường sắt

– Tổ chức xếp dỡ hàng hoá

– Nghiệp vụ Trưởng dồn

– Nghiệp vụ Trực ban chạy tàu ga

– Kế toán, thống kê ga, tàu

– Nghiệp vụ Trưởng tàu khách