–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trang bị cho ngời học kiến thức chuyên môn về hóa học môi trường, vi sinh môi trường, các kỹ thuật phân tích chỉ tiêu môi trường, quan trắc, đánh giá các nguồn nước thải, khai thác các hệ thống xử lý nước thải, chế tạo hệ thống thiết bị xử lý ô nhiễm quy mô nhỏ, quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên biển bền vững;
+ Trang bị cho người học các kiến thức liên quan đến nghề bảo vệ môi trường biển như: Các kiến thức cơ bản về Chính trị, Pháp luật, Quốc phòng; Các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp như ngoại ngữ, tin học.
+ Trang bị cho ngời học các kiến thức cơ bản về quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, giá trị của việc bảo vệ khu bảo tồn, quản lý môi trường biển dựa vào cộng đồng.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Trang bị cho người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc vận hành, duy tu bảo dưỡng các thiết bị xử lý ô nhiễm, kỹ năng sử dụng thiết bị phòng thí nghiệm, kỹ năng xử lý số liệu kiểm định;
+ Người học có kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động quan trắc môi trường, khai thác thiết bị xử lý ô nhiễm, kỹ năng giao tiếp, tuyên truyền, vận động cộng đồng trong bảo vệ môi trường biển;
+ Người học có kỹ năng trồng rừng ngập mặn, phân biệt và thu nhặt các sinh vật gây hại cho khu bảo tồn;
+ Người học có được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi học xong chương trình ngời học có thể đảm đương được các vị trí trưởng ca, cán bộ kỹ thuật trạm, trại, tổ xử lý ô nhiễm môi trường trong các nhà máy công nghiệp, cơ sở chế biến thủy hải sản, cán bộ phòng thí nghiệm chuyên ngành cho các Trung tâm, Viện nghiên cứu liên quan đến môi trường biển, cán bộ tại các khu bảo tồn biển, các tổ chức môi trường, cán bộ môi trường cho các khu du lịch có liên quan đến biển, đảo tùy theo khả năng cá nhân, lượng kiến thức được đào tạo và yêu cầu của công việc.
4- Các môn học chính
– Môi trường học cơ bản
– Luật và chính sách bảo vệ môi trường
– Quản lý tài nguyên biển
– Tin học ứng dụng trong môi trường biển
– Hóa học môi trường
– Vi sinh môi trường
– Toán ứng dụng
– An toàn lao động trong bảo vệ môi trường
– Ngoại ngữ chuyên ngành
– Công nghệ và thiết bị môi trường
– Đánh giá tác động môi trường biển và rủi ro
– Quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản
– Kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu môi trường
– Kỹ thuật quan trắc môi trường
– Quan trắc và đánh giá nước thải
– Quan trắc và đánh giá nước ven bờ và trầm tích đáy biển
– Quan trắc và đánh giá nước ngọt
– Khai thác hệ thống thiết bị xử lý nước thải sản xuất công nghiệp
– Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
– Xử lý ô nhiễm môi trường nước cảng biển
– Bảo vệ môi trường khu bảo tồn biển
– Khai thác hệ thống thiết bị xử lý nước thải chế biến thủy sản
– Thực tập chuyên ngành tại cơ sở
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trang bị cho người học kiến thức chuyên môn về quan trắc, hóa học môi trường, vi sinh môi trường, các kỹ thuật phân tích chỉ tiêu môi trường, khả năng vận hành các hệ thống xử lý nước thải, khả năng lấy mẫu, bảo quản mẫu, lắp đặt, chế tạo thiết bị xử lý ô nhiễm quy mô nhỏ, các kiến thức về khai thác nguồn tài nguyên biển bền vững, bảo vệ khu bảo tồn biển, tuyên truyền, vận động quản lý môi trường biển dựa vào cộng đồng;
+ Trang bị cho người học các kiến thức có liên quan bổ trợ cho nghề bảo vệ môi trường biển như:
Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng;
Các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp như: ngoại ngữ, tin học.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Trang bị cho người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc vận hành, duy tu bảo dưỡng các thiết bị xử lý ô nhiễm, kỹ năng pha chế hóa chất xử lý;
+ Người học có được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;
+ Người học có kỹ năng thực hiện các hoạt động trong khai thác thiết bị xử lý ô nhiễm;
+ Sau khi học xong chương trình người học có thể đảm đương được từ vị trí công nhân trực tiếp sản xuất đến trưởng nhóm và các vị trí khác trong nhà máy, trạm trại xử lý hoặc tại các trung tâm bảo tồn, công nhân kỹ thuật tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành tùy theo khả năng cá nhân, lượng kiến thức tích hợp và yêu cầu của công việc.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi học xong chương trình, người học có thể đảm đương được các vị trí sau:
– Công nhân kỹ thuật trạm, trại, tổ xử lý ô nhiễm môi trường trong nhà máy công nghiệp, cơ sở chế biến thủy hải sản;
– Công nhân kỹ thuật của các phòng thí nghiệm chuyên ngành tại các Trung tâm, Viện nghiên cứu liên quan đến môi trường biển;
– Công nhân tại các khu bảo tồn biển;
– Công nhân môi trường cho các khu du lịch có liên quan đến biển, đảo.
4- Các môn học chính
– Môi trường học cơ bản
– Luật và chính sách bảo vệ môi trường
– Quản lý tài nguyên biển
– Tin học ứng dụng trong môi trường biển
– Hóa học môi trường
– Vi sinh môi trường
– An toàn lao động trong bảo vệ môi trường
– Công nghệ và thiết bị môi trường
– Đánh giá tác động môi trường biển và rủi ro
– Quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản
– Kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu môi trường
– Kỹ thuật quan trắc môi trường
– Quan trắc và đánh giá nước thải
– Quan trắc và đánh giá nước ven bờ và trầm tích đáy biển
– Quan trắc và đánh giá nước ngọt
– Khai thác hệ thống thiết bị xử lý nước thải sản xuất công nghiệp
– Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
– Xử lý ô nhiễm môi trường nước cảng biển
– Bảo vệ môi trường khu bảo tồn biển
– Thực tập chuyên ngành tại cơ sở