Sửa chữa xe gắn máy


Tên nghề:
SỬA CHỮA XE GẮN MÁY
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa xe gắn máy;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Trình bày được các biện pháp an toàn trong sửa chữa, an toàn điện, phòng chống cháy nổ;
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các dụng cụ sửa chữa, dụng cụ đo kiểm;
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong động cơ, gầm, điện trên xe gắn máy;
+ Trình bày được công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động phần cố định và phần chuyển động của động cơ xe gắn máy;
+ Trình bày được nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa, hệ thống tín hiệu hệ thống đèn chiếu sáng và hệ thống mạch nạp ắc quy trên xe gắn máy;
+ Có kiến thức về qui trình và phương pháp tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng của động cơ và xe máy.
– Kỹ năng:
+ Sử dụng, bảo quản được dụng cụ, đồ nghề trong quá trình sửa chữa, vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc , đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng của động cơ và xe gắn máy đúng yêu cầu;
+ Tiến hành được các bước cần thiết để thực hiện những công việc trong nội dung bảo trì bảo dưỡng xe gắn máy;
+ Kiểm tra điều chỉnh và tìm pan, sửa chữa được các hư hỏng của xe gắn máy đúng quy trình, đúng kỹ thuật đảm bảo động cơ hoạt động tốt và an toànp;
+ Biết xác định nhanh chóng các hư hỏng của các loại xe, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục Thành thạo trong việc sửa chữa, chăm sóc, bảo dưỡng các loại xe.
– Thái độ:
+ Cẩn thận và trách nhiệm trong công việc;
+ Tổ chức nơi làm làm việc khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo;
+ Có tinh thần cầu tiến làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;
+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý;
+ Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội;
+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, vệ sinh công nghiệp.
2. Cơ hội việc làm:
Người làm nghề “Sửa chữa xe gắn máy” được bố trí làm việc tại tại các nhà máy lắp ráp xe gắn máy, các cơ sở sửa chữa xe gắn máy, các doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy, các trạm bảo trì xe gắn máy.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
– Thời gian đào tạo: 3 tháng
– Thời gian học tập: 11 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 8 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 405 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 95 giờ; Thời gian học thực hành: 304 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
 
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
 
 
 
 
MĐ 01
Nhập nghề sửa xe gắn máy
30
10
20
0
MĐ 02
Sửa chữa động cơ xe gắn máy cơ bản
150
30
118
02
MĐ 03
Sửa chữa hệ thống nhiên liệu,khởi động và đánh lửa.
90
20
68
02
MĐ 04
Sửa chữa hệ thống điện, đèn, còi trên xe máy
75
15
59
01
MĐ 05
Sửa chữa khung sườn xe máy.
60
20
39
01
Cộng
405
95
304
06
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ DUN ĐÀO TẠO.
1. NHẬP NGHỀ SỬA XE GẮN MÁY.
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 30 giờ (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 20 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
– Trình bày được kết cấu chung xe gắn máy
– Nhận biết được xe máy của các hãng khác nhau.
– Biết tính năng của các loại dụng cụ sửa chữa.
– Có kiến thức cơ bản về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
– Phân biệt nhanh kết cấu các loại xe máy khác nhau
– Sử dụng thành thạo dụng cụ sửa chữa.
– Có kỹ năng về an toàn lao động
– Có ý thức học hỏi, vận dụng sáng tạo nghiêm túc cẩn thận trong công việc.
– Cẩn thận trách nhiệm trong công việc.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
Phân tích kết cấu chung xe gắn máy
2
Phân tích nguyên lý hoạt động của động cơ xe gắn máy.
3
Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
4
Sử dụng dụng cụ sửa chữa
5
Sử dụng dụng cụ đo kiểm
2. SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ XE GẮN MÁY.
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 108 giờ (Lý thuyết: 34 giờ; Thực hành: 74 giờ)
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
Sửa chữa động cơ xe gắn máy cơ bản
2
Sửa chữa nắp quy lát
3
Đặt cam và điều chỉnh khe hở nhiệt xupap.
4
Sửa chữa xilanh
5
Sửa chữa piston
6
Thay thế xéc măng
7
Sửa chữa cơ cấu khởi động
8
Sửa chữa li hợp
9
Sửa chữa hộp số.
10
Sửa chữa thanh truyền+trục khuỷu.
11
Sửa chữa hệ thống bôi trơn làm mát
3. SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU, KHỞI ĐỘNG VÀ ĐÁNH LỬA
Mã số mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 66 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 46 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
– Trình bày được công dụng của hệ thống nhiên liệu và đánh lửa trên xe gắn máy.
– Trình bày được kết cấu và nguyên lý làm việc của các chi tiết trong hệ thống đánh lửa và nhiên liệu.
– Tháo được các chi tiết trong hệ thống.
– Sửa chữa được các chi tiết.
– Lắp hoàn chỉnh hệ thống
– Điều chỉnh xăng lửa để động cơ hoạt động tốt ở mọi chế độ và kinh tế nhất.
– Nghiêm túc, chịu khó, cẩn thận, tỷ mỉ, phân tích, tổng hợp và suy luận logic trong công việc.
– An toàn trong công việc và sử dụng dụng cụ
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
Sửa chữa bình xăng, phao xăng và van xăng
2
Điều chỉnh garăngty và căn xăng
3
Bảo dưỡng chế hòa khí
4
Sửa chữa hệ thống khởi động
5
Sửa chữa mạch đánh lửa CDI.
6
Kiểm tra thay thế bu gi và bô bin sườn.
4. SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN, ĐÈN, CÒI
Mã số mô đun: MĐ 04
Thời gian mô đun: 75 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 59 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
– Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống điện trên xe.
– Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các chi tiết
– Hiểu qui trình tháo lắp, kiểm tra hư hỏng, sửa chữa điện đèn còi xe máy
– Phân tích được các nguyên nhân hư hỏng và đề ra biện pháp sửa chữa.
– Thực hiện được tháo lắp kiểm tra hệ thống điện đèn còi
– Sửa chữa được những hư hỏng của hệ thống điện đèn còi
– Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn. Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.
– Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.
Nội dung tổng quát của mô đun
1
Sửa chữa hệ thống cung cấp và nạp điện
2
Sửa chữa hệ thống đèn chiếu sáng(pha cốt)
3
Sửa chữa hệ thống tín hiệu và còi
4
Sửa chữa hệ thống điện sườn xe
5
Sửa chữa hệ thống khởi động
6
Sửa chữa HT báo số và báo xăng
7
Lắp các mạch trang trí và bảo vệ xe gắn máy
8
Sửa chữa mạch đèn phanh
9
Sửa chữa toàn bộ hệ thống điện.
5. SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHUNG SƯỜN
Mã số mô đun: MĐ 05
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 39 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
– Trình bày được cấu tạo và sơ đồ nguyên lý hệ thống khung sườn xe máy
– Trình bày được quy trình tháo lắp kiểm tra sửa chữa hệ thống khung sườn xe máy.
– Phát hiện hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa được hư hỏng của hệ thống khung sườn.
– Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hệ thống khung sườn xe máy theo đúng quy trình
– Hình thành tác phong công nghiệp
– Rèn luyện an toàn lao động trong công việc
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
Sửa chữa moay ơ và bánh xe
2
Sửa chữa hệ thống phanh
3
Sửa chữa khung sườn và giảm chấn
4
Bảo trì xe gắn máy
5
Công nghệ mới trên xe gắn máy
6
Phát triển kỹ năng nghề nghiệp
*****