Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ


Tên nghề:
SỬA CHỮA MÁY KÉO CÔNG SUẤT NHỎ
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề;
Đối tượng tyển sinh: Cơ sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 09
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong quá trình thực hiện sửa chữa máy kéo công suất nhỏ;
+ Trình bày được các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động;
+ Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của các hệ thống và cơ cấu sau đây của máy kéo công suất nhỏ như: Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; Cơ cấu phân phối khí; Hệ thống cung cấp nhiên liệu; Hệ thống làm mát, bôi trơn; Hệ thống điện; Hệ thống truyền lực; Hệ thống điều khiển và di động; Hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo.
– Kỹ năng:
+ Biết sử dụng an toàn và bảo quản các bộ dụng cụ tháo lắp, đo kiểm, bộ dụng cụ nguội, các thiết bị điện, các thiết bị nâng hạ, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao, phương tiện phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa máy kéo công suất nhỏ;
+ Biết sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động;
+ Biết tháo lắp và kiểm tra được các hư hỏng của các chi tiết thuộc động cơ, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động, hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ;
+ Sửa chữa được (gồm bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ) các hư hỏng của các chi tiết đơn giản thuộc động cơ,hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động và cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Thay thế được các chi tiết phức tạp, có độ chính xác cao của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống làm mát, bôi trơn và hệ thống thuỷ lực của cơ cấu treo.
– Thái độ:
+ Nghiêm túc trong học tập, thực hành;
+ Cẩn thận, chính xác trong các thao tác tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng của các chi tiết, cơ cấu của máy kéo công suất nhỏ;
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị.
2. Cơ hội việc làm:
Người học sau khi học xong chương trình nghề “Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ” có thể thực hiện các công việc sau:
– Trực tiếp sửa chữa máy kéo công suất nhỏ tại gia đình.
– Làm thợ sửa chữa máy kéo công suất nhỏ tại các trạm sửa chữa máy kéo.
– Tổ chức sửa chữa lưu động máy kéo công suất nhỏ cho người dân.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
– Thời gian đào tạo: 4 tháng
– Thời gian học tập: 14 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu: 456 giờ
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 72 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 8 giờ)
2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 456 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 76 giờ; Thời gian học thực hành: 380 giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
MÔ ĐUN
Tên mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MĐ 01
An toàn lao động trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
64
12
44
8
MĐ 02
Sửa chữa cơ cấu biên tay quay
72
12
52
8
MĐ 03
Sửa chữa cơ cấu phân phối khí
40
6
26
8
MĐ 04
Sửa chữa hệ thống cung cấn nhiên liệu
60
8
44
8
Mđ 05
Sửa chữa hệ thống làm mát và bôi trơn
48
4
40
4
MĐ 06
Sửa chữa hệ thống điện
60
8
48
4
MĐ 07
Sửa chữa hệ thống truyền lực
64
10
46
8
MĐ 08
Sửa chữa hệ thống điều khiển và di động
60
8
44
8
MĐ 09
Sửa chữa hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo
60
8
44
8
Tổng cộng
528
76
380
72
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
1. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SỬA CHỮA MÁY KÉO CÔNG SUẤT NHỎ
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 64 giờ (Lý thuyết: 12 giờ, Thực hành: 52 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Nhận biết được và trình bày được cấu tạo, công dụng của bộ dụng cụ tháo lắp chuyên dùng, bộ dụng cụ nguội, bộ dụng cụ đo kiểm, các thiết bị nâng hạ, thiết bị dùng điện, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao được sử dụng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
– Thực hiện được các thao tác khi sử dụng các dụng cụ tháo lắp chuyên dùng, dụng cụ đo kiểm, bộ dụng cụ nguội, các thiết bị dùng điện, các thiết bị nâng hạ, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao và các phương tiện phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sửa chữa máy kéo. Thực hiện được các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động
– Chấp hành đúng các quy định về an toàn lao động, sử dụng và bảo quản được các trang thiết bị bảo hộ lao động, các dụng cụ tháo lắp chuyên dùng, bộ dụng cụ nguội, các thiết bị dùng điện, các thiết bị nâng hạ, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao và các phương tiện phòng cháy chữa cháy.
Nội dung của mô đun:
1
Phòng tránh tai nạn trong tháo lắp, bưng bê và nâng hạ vật nặng
2
Phòng tránh tai nạn trong sửa chữa các cơ cấu động của máy kéo
3
Phòng tránh tai nạn về điện
4
Phòng tránh tai nạn trong sửa chữa các chi tiết, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao
5
An toàn phòng cháy chữa cháy
6
Sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động
2. SỬA CHỮA CƠ CẤU BIÊN TAY QUAY
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 72 giờ (Lý thuyết: 12 giờ, Thực hành: 60 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của các cơ cấu, hệ thống thuộc cơ cấu biên tay quay của máy kéo công suất nhỏ.
– Kiểm tra xác định được mức độ hư hỏng, sửa chữa, thay thế được các chi tiết các cơ cấu, hệ thống thuộc cơ cấu biên tay quay của máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
– Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động trong thực hành các nội dung của mô đun. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập.
Nội dung của mô đun:
1
Sửa chữa cụm pít tông, xi lanh
2
Sửa chữa nhóm trục khuỷu, thanh truyền
3
Sửa chữa nắp quy lát, thân máy, cạc te
4
Kiểm tra, thay thế bánh đà
5
Sửa chữa bộ điều tốc ly tâm
3. SỬA CHỮA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
Mã số mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 40 giờ (Lý thuyết: 6 giờ, Thực hành: 34 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của các chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí của máy kéo công suất nhỏ.
– Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng, sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng của cơ cấu phân phối khí đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Tham gia đầy đủ các buổi học tập lý thuyết và thực hành. Chấp hành tốt các quy định về an toàn lao động trong thực hành các nội dung của mô đun. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập.
Nội dung của mô đun:
1
Sửa chữa cơ cấu điều khiển hệ thống phân phối khí và cụm xúpap
2
Sửa chữa cơ cấu khởi động bằng tay quay và cơ cấu giảm áp
3
Cân cam theo dấu
4. SỬA CHỮA HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU
Mã số mô đun: MĐ 04
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 8 giờ, Thực hành: 52 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của các chi tiết thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu của máy kéo công suất nhỏ.
– Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng, sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng của hệ thống cung cấp nhiên liệu đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Có tinh thần tích cực học tập lý thuyết và thực hành. Chấp hành tốt các quy định về an toàn lao động trong thực hành các nội dung của mô đun. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập.
Nội dung của mô đun:
1
Sửa chữa thùng chứa, bầu lọc, ống dẫn nhiên liệu
2
Sửa chữa vòi phun nhiên liệu
3
Sửa chữa bơm cao áp PF
4
Sửa chữa bầu lọc gió, ống xả
5. SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÀM MÁT VÀ BÔI TRƠN
Mã số mô đun: MĐ 05
Thời gian mô đun: 48 giờ (Lý thuyết: 4 giờ, Thực hành: 44 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của các chi tiết thuộc hệ thống làm mát và bôi trơn của động cơ máy kéo công suất nhỏ.
– Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng và sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng của hệ thống làm mát và bôi trơn đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Có tinh thần tích cực học tập lý thuyết và thực hành. Chấp hành tốt các quy định về an toàn lao động trong thực hành các nội dung của mô đun. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập.
Nội dung của mô đun:
1
Sửa chữa hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu
2
Sửa chữa bơm nhớt, bơm nước
3
Sửa chữa lưới lọc, bầu lọc, ống dẫn nhớt, thiết bị báo nhớt bôi trơn
6. SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN
Mã số mô đun: MĐ 06
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 8 giờ, Thực hành: 52 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của các chi tiết thuộc hệ thống điện của máy kéo công suất nhỏ.
– Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng và sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng của hệ thống điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Có tinh thần tích cực học tập lý thuyết và thực hành. Chấp hành tốt các quy định về an toàn lao động trong thực hành các nội dung của mô đun. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập.
Nội dung của mô đun:
1
Sửa chữa máy khởi động điện
2
Chăm sóc bảo trì bình ắc quy
3
Sửa chữa thiết bị chiếu sáng, tín hiệu và ổ khoá điện
4
Sửa chữa máy phát điện
5
Kiểm tra thay thế Bugi xông
7. SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
Mã số mô đun: MĐ 07
Thời gian mô đun: 64 giờ (Lý thuyết: 10 giờ, Thực hành: 54 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của các chi tiết thuộc hệ thống truyền lực của máy kéo công suất nhỏ.
– Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng và sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng của hệ thống truyền lực đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Có tinh thần tích cực học tập lý thuyết và thực hành. Chấp hành tốt các quy định về an toàn lao động trong thực hành các nội dung của mô đun. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập.
Nội dung của mô đun:
1
Sửa chữa bộ truyền động đai
2
Sửa chữa bộ truyền động xích
3
Sửa chữa cơ cấu điều khiển ly hợp bằng cơ khí
4
Sửa chữa ly hợp ma sát khô
5
Sửa chữa hộp số chính
6
Sửa chữa cơ cấu truyền lực cuối cùng
8. SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ DI ĐỘNG
Mã số mô đun: MĐ 08
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 8 giờ, Thực hành: 52 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của các chi tiết thuộc hệ thống điều khiển và di động của máy kéo công suất nhỏ.
– Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng và sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng của hệ thống điều khiển và di động đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Có tinh thần tích cực học tập lý thuyết và thực hành. Chấp hành tốt các quy định về an toàn lao động trong thực hành các nội dung của mô đun. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập.
Nội dung của mô đun:
1
Sửa chữa cơ cấu lái cơ khí
2
Sửa chữa ly hợp chuyển hướng
3
Sửa chữa moayơ bánh xe, bán trục, bánh xe
4
Sửa chữa hệ thống treo bằng nhíp
5
Sửa chữa hệ thống phanh hãm số
6
Sửa chữa hệ thống phanh cơ khí
9. SỬA CHỮA HỆ THỐNG THUỶ LỰC VÀ CƠ CẤU TREO
Mã số mô đun: MĐ 09
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 8 giờ, Thực hành: 52 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của các chi tiết thuộc hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo của động cơ máy kéo công suất nhỏ.
– Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng và sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng của hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Có tinh thần tích cực học tập lý thuyết và thực hành. Chấp hành tốt các quy định về an toàn lao động trong thực hành các nội dung của mô đun. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập.
Nội dung của mô đun:
1
Kiểm tra sửa chữa bơm thuỷ lực
2
Kiểm tra sửa chữa xi lanh lực chính và pít tông
3
Kiểm tra sửa chữa hộp phân phối
4
Kiểm tra sửa chữa ống dẫn dầu
5
Kiểm tra, sửa chữa cơ cấu treo
*****