Tên nghề: KỸ THUẬT GIA CÔNG TỦ
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, có sức khoẻ bình thường.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1 Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Mô tả được những đặc điểm về cách trình bày bản vẽ;
+ Nêu được cấu tạo thô đại của gỗ, các khuyết tật của một số loại gỗ thường sử dụng;
+ Nêu được cách tính sơ bộ giá thành sản phẩm tủ;
+ Nêu được công dụng, qui trình sử dụng dụng cụ thủ công dùng trong sản xuất sản phẩm tủ;
+ Nêu được công dụng, qui trình sử dụng, một số máy mộc một pha loại nhỏ và máy mộc đa năng dùng gia công các chi tiết tủ;
+ Trình bày được các bước trong qui trình gia công tủ đứng hai buồng và tủ trưng bày.
– Kỹ năng:
+ Lựa chọn được năm đến mười loại gỗ thường dùng để gia công tủ (Lim, Giổi, Re, Sấu, Keo, Xoan, Thông, Trám, Muồng, Phay v.v..);
+ Sử dụng được các dụng cụ thủ công để tạo phôi và gia công các chi tiết của tủ đúng hình dạng kích thước;
+ Sử dụng được một số máy mộc một pha loại nhỏ, máy mộc đa năng để tạo phôi, gia công mặt phẳng và mặt cong các chi tiết của tủ đúng hình dạng kích thước;
+ Sử dụng được các dụng cụ thủ công, máy, các thiết bị phụ trợ để lắp ráp, đánh nhẵn bề mặt sản phẩm và trang sức được tủ đúng hình dạng theo bản vẽ;
+ Gia công được tủ đứng hai buồng và tủ trưng bày theo đúng qui trình sản xuất, đảm bảo được chất lượng sản phẩm;
+ Tính toán sơ bộ được giá thành của sản phẩm tủ đứng hai buồng và tủ trưng bày.
– Thái độ:
+ Có tác phong công nghiệp ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu.
+ Cẩn thận tỉ mỷ đảm bảo an toàn lao động.
2. Cơ hội việc làm:
– Công nhân trực tiếp sản xuất trong các nhà máy chế biến gỗ.
– Tự tổ chức hoạch toán kinh doanh, thành lập cơ sở sản xuất và trực tiếp sản xuất sản phẩm tủ.
– Phục chế, sửa chữa các loại tủ thông dụng đã qua sử dụng.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian đào tạo: 4 tháng
– Thời gian học tập : 15 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu: 520 giờ
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 20giờ (Trong đó thi tốt nghiệp 6 giờ.
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 520 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 60 giờ; Thời gian học thực hành: 460 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH/MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian của môn học, mô đun (giờ)
|
|||
Tổng số
|
Trong đó
|
||||
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|||
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
|
|
|
|
|
MĐ01
|
Sử dụng cụ thủ công
|
140
|
30
|
106
|
4
|
MĐ02
|
Sử dụng một số máy mộc một pha loại nhỏ và máy mộc đa năng
|
102
|
12
|
88
|
2
|
MĐ03
|
Gia công tủ đứng hai buồng
|
141
|
9
|
128
|
4
|
MĐ04
|
Gia công tủ trưng bày
|
137
|
9
|
124
|
4
|
Tổng cộng
|
520
|
60
|
446
|
14
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
1. SỬ DỤNG DỤNG CỤ THỦ CÔNG
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 140 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 106 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Mô tả được những đặc điểm cơ bản về cách trình bày bản vẽ;
– Nêu được cấu tạo, phương pháp mở, dũa, căn chỉnh cưa (cưa dọc, cưa mộng, cưa vanh);
– Vẽ phác 3 hình chiếu và ghi kích thước của vật thể;
– Đọc sơ bộ được các bản vẽ phác, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp tủ;
– Nhận biết được các khuyết tật của gỗ;
– Chọn được sơ bộ một số loại gỗ thường dùng để gia công sản phẩm tủ;
– Tính toán sơ bộ được giá thành sản phẩm;
– Mở, dũa, căn chỉnh được các dụng cụ pha phôi thủ công (cưa dọc, cưa cắt ngang, cưa vanh);
– Tính sơ bộ được lượng dư gia công các chi tiết của tủ;
– Pha được phôi bằng các dụng cụ thủ công, đạt yêu cầu kỹ thuật;
– Mài được lưỡi đục, lưỡi bào thủ công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật;
– Gia công được mặt phẳng các chi tiết bằng dụng cụ thủ công đúng hình dạng kích thước;
– Đục được lỗ mộng bằng đục thủ công đúng quy trình;
– Có ý thức học tập tốt;
– Tiết kiệm gỗ trong quá trình gia công;
– Đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ .
Nội dung của mô đun:
1
|
Những kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật
|
2
|
Gỗ vật liệu
|
3
|
Vật liệu phụ
|
4
|
Tính giá thành sản phẩm
|
5
|
Độ chính xác và lượng dư gia công
|
6
|
Sử dụng cưa thủ công
|
7
|
Sử dụng bào thủ công
|
8
|
Sử dụng đục thủ công
|
9
|
Sử dụng vam tay
|
2. SỬ DỤNG MỘT SỐ MÁY MỘC MỘT PHA LOẠI NHỎ VÀ MÁY MỘC ĐA NĂNG
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 102 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 90 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Nêu được công dụng, cấu tạo và quy trình sử dụng một số máy mộc một pha loại nhỏ và máy mộc đa năng để gia công sản phẩm tủ.
– Mài, tháo, lắp được lưỡi cưa đĩa đúng quy trình kỹ thuật.
– Mài, tháo, lắp và căn chỉnh được lưỡi dao máy bào thẩm, máy bào cuốn và máy bào một pha loại nhỏ đúng quy trình kỹ thuật.
– Lựa chọn được các loại mũi khoan, dao phay cho phù hợp với hình dạng lỗ mộng, đường phay trên chi tiết cần gia công.
– Pha phôi được các chi tiết bằng các máy cưa đĩa đảm bảo kích thước và các yêu cầu kỹ thuật.
– Gia công được mặt phẳng, các chi tiết bằng máy bào thẩm, máy bào cuốn và máy bào một pha loại nhỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Gia công được mặt cong trên các chi tiết bằng máy phay một pha loại nhỏ và máy phay trục đứng đúng hình dạng kích thước theo bản vẽ.
– Đục được lỗ mộng bằng máy đục lỗ mộng vuông, máy khoan đảm bảo đúng vị trí, kích thước.
– Sử dụng được máy khoan một pha để vam chốt sản phẩm
– Đánh nhẵn được bề mặt chi tiết bằng máy đánh nhẵn rung một pha loại nhỏ đảm bảo độ nhẵn bề mặt.
– Tuân thủ các quy định về an toàn bảo hộ lao động.
Nội dung của mô đun:
1
|
Sử dụng máy cưa đĩa một pha loại nhỏ
|
2
|
Sử dụng máy cưa đĩa đa năng
|
3
|
Sử dụng máy bào một pha loại nhỏ
|
4
|
Sử dụng máy bào thẩm
|
5
|
Sử dụng máy bào cuốn
|
6
|
Sử dụng máy phay một pha loại nhỏ
|
7
|
Sử dụng máy khoan một pha loại nhỏ
|
8
|
Sử dụng máy đục lỗ mộng vuông
|
9
|
Sử dụng máy phay trục đứng
|
10
|
Máy đánh nhẵn một pha loại nhỏ
|
3. GIA CÔNG TỦ ĐỨNG 2 BUỒNG
Mã số mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 141 giờ; (Lý thuyết: 9 giờ; Thực hành: 128 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Nêu được đặc điểm, cấu tạo tủ đứng 2 buồng.
– Trình bày được các bước trong qui trình gia công tủ đứng 2 buồng.
– Đọc được bản vẽ, xác định được hình dạng, kích thước chi tiết của sản phẩm.
– Pha phôi được các chi tiết của tủ.
– Gia công được, mặt phẳng, mặt cong các chi tiết của tủ.
– Gia công được các mối ghép mộng và lắp ráp được các bộ phận, khung và tổng thể sản phẩm tủ.
– Đánh nhẵn, trang sức được bề mặt sản phẩm bằng véc ni.
– Tiết kiệm nguyên liệu khi gia công sản phẩm.
– Cẩn thận an toàn khi gia công sản phẩm bằng dụng cụ thủ công hoặc máy mộc.
Nội dung của mô đun:
1
|
Xác định số lượng qui cách các chi tiết của tủ đứng 2 buồng
|
2
|
Vạch mực phôi các chi tiết tủ đứng 2 buồng
|
3
|
Pha phôi các chi tiết tủ đứng 2 buồng
|
4
|
Gia công mặt phẳng chi tiết tủ đứng 2 buồng
|
5
|
Gia công mặt cong các chi tiết của tủ đứng 2 buồng
|
6
|
Gia công các mối ghép dùng trong tủ đứng 2 buồng
|
7
|
Lắp ráp tủ đứng 2 buồng
|
8
|
Đánh nhẵn tủ đứng 2 buồng
|
9
|
Đánh véc ni tủ đứng 2 buồng
|
4. GIA CÔNG TỦ TRƯNG BÀY
Mã số mô đun: MĐ 04
Thời gian mô đun: 137 giờ; (Lý thuyết: 9 giờ; Thực hành: 124 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Mô tả được đặc điểm, cấu tạo tủ trưng bày thông dụng;
– Nêu được các bước trong qui trình gia công tủ trưng bày;
– Đọc sơ bộ được bản vẽ tủ trưng bày để xác định kích thước chi tiết;
– Pha được phôi tủ trưng bày bằng dụng cụ thủ công và máy đúng kích thước;
– Gia công được mặt phẳng các chi tiết bằng dụng cụ thủ công và máy đảm bảo kích thước, hình dạng;
– Gia công được mối ghép mộng của tủ trưng bày bằng dụng cụ thủ công và máy theo bản vẽ;
– Lắp ráp được tủ trưng bày đúng quy trình đảm bảo hình dáng, kết cấu của bản vẽ;
– Đánh nhẵn được tủ trưng bày bằng thủ công và máy đảm bảo độ nhẵn bề mặt theo yêu cầu củ bản vẽ;
– Trang sức được bề mặt tủ trưng bày bằng sơn PU và các thiết bị phụ trợ đảm bảo độ bóng bề mặt;
– Tiết kiệm nguyên liệu khi gia công sản phẩm;
– Cẩn thận an toàn khi gia công sản phẩm bằng dụng cụ thủ công hoặc máy mộc.
Nội dung của mô đun:
1
|
Xác định số lượng qui cách các chi tiết của tủ trưng bày
|
2
|
Vạch mực phôi các chi tiết tủ trưng bày
|
3
|
Pha phôi các chi tiết tủ trưng bày
|
4
|
Gia công mặt phẳng chi tiết tủ trưng bày
|
5
|
Gia công mặt cong các chi tiết của tủ trưng bày
|
6
|
Gia công các mối ghép dùng trong tủ trưng bày
|
7
|
Lắp ráp tủ trưng bày
|
8
|
Đánh nhẵn tủ trưng bày
|
9
|
Phun sơn sản phẩm tủ trưng bày
|