–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Vận dụng được kiến thức cơ sở chuyên ngành về cơ khí, điện và điện tử vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và thực hành bảo trì thiết bị cơ điện trong các cơ sở sản xuất cơ khí;
+ Giải thích và phân tích được sự hợp lý của quy trình lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện như các máy công cụ và máy công nghiệp dùng chung;
+ Đọc hiểu được các thông số và tài liệu kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị cơ điện của nhà sản xuất bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
+ Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo, nguyên lý làm việc và các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành các thiết bị cơ điện, thiết bị công nghệ cao trong các cơ sở sản xuất cơ khí;
+ Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp xử lý các sự cố, tình huống thường gặp trong quá trình theo dõi, vận hành các thiết bị cơ điện.
+ Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các thiết bị cơ điện, đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng;
+ Giải thích được nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện theo thời gian, dự trù thiết bị, phụ tùng thay thế;
+ Vận dụng các kiến thức về tổ chức quản lý để lập kế hoạch nhân lực, tổ chức các nhóm làm việc độc lập có hiệu quả.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lắp đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị cơ điện, thiết bị cơ điện công nghệ cao trong các cơ sở sản xuất cơ khí ở mức độ trung bình khi có đủ tài liệu kỹ thuật liên quan;
+ Tổ chức và giám sát được công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng dự phòng và sửa chữa nhỏ các thiết bị cơ điện để duy trì hệ thống thiết bị cơ điện hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật;
+ Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của hệ thống thiết bị cơ điện độc lập sau khi lắp đặt, trong quá trình vận hành và sau khi bảo dưỡng định kỳ.
+ Giám sát được tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi tiết trong các hệ thống truyền động cơ khí, điện, hệ thống điều khiển, hệ thống thủy lực, khí nén, cơ cấu an toàn và phanh hãm trong quá trình vận hành;
+ Theo dõi tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ điện;
+ Lập trình và thiết lập được thông số trên các thiết bị điều khiển khả lập trình;
+ Xử lý được các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất, lập được các phương án thay thế chi tiết và bộ phận hư hỏng đúng yêu cầu kĩ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống;
+ Lập được hồ sơ theo dõi tình trạng kỹ thuật các thiết bị cơ điện sau khi bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa đúng qui định;
+ Lập được kế hoạch bảo trì và đánh giá được phẩm cấp của thiết bị cơ điện sau bảo trì;
+ Ứng dụng các kiến thức và kỹ năng về công nghề thông tin để tìm kiếm và khai thác được các thông tin trên mạng và các ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành, tổ chức và quản lý sản xuất;
+ Áp dụng một cách sáng tạo các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong hoạt động nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất;
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm:
– Nhân viên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp tại các phân xưởng hoặc tại phòng kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất cơ khí;
– Làm việc tại các doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện
– Làm việc tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ điện;
– Thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiệt bị cơ điện;
4- Các môn học chính
– Vật liệu
– Vẽ kỹ thuật
– Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật
– Cơ ứng dụng
– Kỹ thuật điện – điện tử
– Khí cụ điện
– Kỹ thuật đo lường điện và cảm biến
– Kỹ thuật an toàn và môi trường
– Đại cương thiết bị cơ điện
– Trang bị điện
– Tổ chức quản lý bảo trì I
– Theo dõi quá trình hoạt động của thiết bị
– Xử lý sự cố thiết bị cơ điện
– Bảo trì máy điện I
– Bảo trì hệ thống truyền động điện I
– Bảo trì mạch điện I
– Lắp đặt thiết bị
– Nguội cơ bản
– Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí I
– Bảo trì hệ thống thuỷ lực khí nén I
– Bảo trì hệ thống bôi trơn làm mát.
– Bảo trì mạch điện II
– Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí II
– Vận hành máy công cụ
– Thực tập sản xuất
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Vận dụng được kiến thức cơ sở chuyên ngành về cơ khí, điện và điện tử vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và thực hành bảo trì thiết bị cơ điện trong các cơ sở sản xuất;
+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện như các máy công cụ và máy công nghiệp dùng chung;
+ Đọc hiểu được các thông số kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị cơ điện của nhà sản xuất bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc và các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành các thiết bị cơ điện trong các cơ sở sản xuất cơ khí;
+ Giải thích được nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện theo thời gian; dự trù thiết bị, phụ tùng thay thế.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lắp đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị cơ điện trong các cơ sở sản xuất ở mức độ trung bình khi có đủ tài liệu kỹ thuật liên quan;
+ Thực hiện được công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng dự phòng và sửa chữa nhỏ các thiết bị cơ điện để duy trì hệ thống thiết bị cơ điện hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật;
+ Giám sát được tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi tiết trong các hệ thống truyền động cơ khí, điện, thủy lực, khí nén, cơ cấu an toàn và phanh hãm trong quá trình vận hành;
+ Theo dõi tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ điện;
+ Xử lý được các sự cố kỹ thuật điển hình và phổ biến, thay thế các chi tiết và bộ phận hư hỏng đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống;
+ Lập được hồ sơ theo dõi tình trạng kỹ thuật các thiết bị cơ điện sau khi bảo trì.
3. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ làm:
– Nhân viên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp tại các phân xưởng hoặc tại phòng kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất;
– Làm việc tại các doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện;
– Làm việc tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ điện.
4- Các môn học chính
– Vật liệu
– Vẽ kỹ thuật
– Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật
– Cơ ứng dụng
– Kỹ thuật điện – điện tử
– Khí cụ điện
– Kỹ thuật đo lường điện và cảm biến
– Kỹ thuật an toàn và môi trường
– Đại cương thiết bị cơ điện
– Trang bị điện
– Tổ chức và quản lý bảo trì I
– Theo dõi quá trình hoạt động của thiết bị
– Xử lý sự cố thiết bị cơ – điện
– Bảo trì máy điện I
– Bảo trì hệ thống truyền động điện I
– Bảo trì mạch điện I
– Nguội cơ bản
– Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí I
– Vận hành máy công cụ
– Thực tập sản xuất