Tên nghề: CẮT, MAY TRANG PHỤC NỮ
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Cắt, may trang phục nữ;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 10
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ Sơ cấp nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động để thực hiện các nhiệm vụ của nghề “Cắt, may trang phục nữ”;
+ Nhận biết được tính chất cơ bản nhất của một số nguyên, phụ liệu ngành may;
+ Biết được cách vận hành được máy may công nghiệp 1 kim mũi may thắt nút;
+ Biết phương pháp thiết kế các kiểu quần âu nữ, áo sơ mi nữ, váy và áo váy;
+ Biết phương pháp may các kiểu quần âu nữ, áo sơ mi nữ, váy và áo váy.
– Kỹ năng:
+ Lựa chọn được các nguyên, phụ liệu phù hợp với từng kiểu sản phẩm;
+ Sử dụng thành thạo máy may 1 kim đảm bảo an toàn;
+ Cắt, may được các kiểu quần âu nữ, áo sơ mi nữ, váy, áo váy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hợp thời trang;
+ Có khả năng làm việc theo nhóm, làm việc trên dây chuyền sản xuất hoặc làm việc độc lập tại các cửa hàng may đo thời trang.
– Thái độ:
+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong học tập;
+ Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và tác phong công nghiệp.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tôt nghiệp chương trình đào tạo Sơ cấp nghề “Cắt may trang phục nữ”người học có đủ trình độ, khả năng làm việc tại các dây chuyền may trong các doanh nghiệp hoặc tự làm nghề và quản lý cửa hiệu do mình tổ chức;
Ngoài ra sau khoá học, nếu có nhu cầu người học có thể tham gia học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.
II.THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian đào tạo: 3 tháng
– Thời gian học tập: 11 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu: 405 giờ
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 40 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 15giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 405 giờ;
– Thời gian học lý thuyết: 97 giờ; Thời gian học thực hành: 308 giờ;
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH,MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian của từng môn học, mô đun (giờ)
|
|||
Tổng số
|
Trong đó
|
||||
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|||
MH 01
|
Vật liệu may
|
15
|
13
|
0
|
2
|
MH 02
|
Thiết bị may
|
15
|
5
|
8
|
2
|
MH 03
|
An toàn lao động
|
15
|
13
|
0
|
2
|
MĐ 04
|
Các đường may cơ bản
|
30
|
5
|
22
|
3
|
MĐ 05
|
Thiết kế áo sơ mi nữ
|
30
|
10
|
17
|
3
|
MĐ 06
|
May áo sơ mi nữ
|
90
|
10
|
75
|
5
|
MĐ 07
|
Thiết kế quần âu nữ
|
30
|
5
|
22
|
3
|
MĐ 08
|
May quần âu nữ
|
90
|
10
|
75
|
5
|
MĐ 09
|
Thiết kế một số kiểu váy cơ bản
|
30
|
10
|
17
|
3
|
MĐ 10
|
May một số kiểu váy cơ bản
|
60
|
10
|
46
|
4
|
Tổng cộng
|
405
|
91
|
282
|
32
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
1. VẬT LIỆU MAY
Mã số của môn học: MH 01
Thời gian của môn học: 15 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 0 giờ)
Mục tiêu môn học
– Nhận biết được tính chất cơ bản của vải sử dụng để may quần áo;
– Hiểu cấu tạo và phân biệt được tính chất và chi số của chỉ dùng trong may mặc;
– Lựa chọn được các loại vật liệu may phù hợp với yêu cầu của sản phẩm;
– Có thái độ cẩn thận, chính xác trong quá trình lựa chọn, phân loại vật liệu may.
Nội dung tổng quát môn học:
I
|
Tính chất chung của vải
|
|
– Một số tính chất cơ bản của vải dùng trong may mặc
|
|
– Các loại vải thường sử dụng trong may mặc
|
|
– Kiểm tra
|
II
|
Vật liệu may và phương pháp lựa chọn vải – bảo quản hàng may mặc
|
|
– Chỉ dùng trong may mặc
|
|
– Phân loại vật liệu may
|
|
– Phương pháp lựa chọn vải cho sản phẩm may
|
|
– Kiểm tra
|
2. THIẾT BỊ MAY
Mã số của môn học: MH 02
Thời gian của môn học: 15 giờ (Lý thuyết: 06 giờ ; Thực hành: 09 giờ)
Mục tiêu môn học:
– Nhận biết được mũi may thắt nút ;
– Trình bày được đặc điểm, tính năng và nguyên lý hoạt động của máy may 1 kim mũi may thắt nút;
– Vận hành được máy may 1 kim mũi may thắt nút đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn;
– Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức bảo quản thiết bị.
Nội dung tổng quát của môn học:
I
|
– Mũi may máy cơ bản
|
|
– Mũi may thắt nút
|
II
|
– Máy may cơ bản
|
|
– Máy may 1 kim mũi may thắt nút
|
|
– Kiểm tra
|
3. AN TOÀN LAO ĐỘNG
Mã số của môn học: MH 03
Thời gian của môn học: 15 giờ (Lý thuyết: 15 giờ ; Thực hành: 0 giờ)
Mục tiêu của môn học:
– Trình bày được nội dung cơ bản của công tác bảo hộ và an toàn lao động trong ngành may;
– Tuân thủ các biện pháp an toàn khi vận hành các thiết bị sử dụng trong ngành may;
– Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn khi sử dụng điện và biện pháp phòng chống cháy nổ trong ngành may.
– Sơ cứu, cấp cứu được nạn nhân khi xảy ra tai nạn lao động;
– Tự giác, tích cực học tập để phục vụ học tập và làm việc;
– Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và tác phong công nghiệp.
Nội dung tổng quát của môn học:
I
|
– Các nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động
– Mục đích, ý nghĩa, tính chất, nội dung, biện pháp cụ thể
– Phân loại tai nạn lao động – Định nghĩa tai nạn lao động
– Phân tích điều kiện lao động, nguyên nhân chấn thương và bệnh nghề nghiệp
– Nguyên nhân tai nạn lao động
– Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động
|
II
|
– Các kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong ngành may
– Đặc điểm cơ bản của các loại thiết bị máy may và an toàn lao động
– Môi trường sản xuất sản phẩm may
|
III
|
– Công tác an toàn khi vận hành máy may công nghiệpkhi vận hành một số thiết bị ngành may
– An toàn về điện
– Các nguyên nhân gây tai nạn điện thường gặp
– An toàn khi vận hành máy may 1 kim
|
4. CÁC ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN
Mã số của mô đun: MĐ 04
Thời gian của mô đun: 30 giờ (Lý thuyết: 5,5 giờ; Thực hành: 24,5 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may của các đường may cơ bản;
– Biết ứng dụng các đường may để may các bộ phận và sản phẩm;
– May được các đường may cơ bản đảm bảo quy cách và yêu cầu kỹ thuật;
– Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bố trí chỗ làm việc khoa học trong quá trình may.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
|
Bài mở đầu: Giới thiệu mô đun Các đường may cơ bản
|
2
|
Vận hành máy
|
3
|
Đường may can
|
4
|
Đường may lộn
|
5
|
Đường may cuốn
|
6
|
Đường may mí
|
7
|
Đường may viền
|
5. THIẾT KẾ ÁO SƠ MI NỮ
Mã số của mô đun: MĐ 05
Thời gian của mô đun: 30 giờ (Lý thuyết: 13 giờ ; Thực hành: 17 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Đo được các số đo trên cơ thể để phục vụ cho quá trình thiết kế quần, áo;
– Hiểu và thiết kế được các chi tiết của áo sơ mi nữ đảm bảo hình dáng, kích thước theo các số đo khác nhau trên giấy bìa và trên vải;
– Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, thiết kế và cắt các chi tiết của sản phẩm;
– Rèn luyện ý thức cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp.
Tên các bài trong mô đun:
1
|
Bài mở đầu
|
2
|
Phương pháp đo
|
3
|
Thiết kế áo sơ mi nữ dài tay cổ đứng, chân rời
|
4
|
Thiết kế áo sơ mi nữ cổ 2 ve
|
6. MAY ÁO SƠ MI NỮ
Mã số của mô đun: MĐ 06
Thời gian của mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 80 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi áo, cổ áo, thép tay, măng sét;
– Biết được quy trình lắp ráp áo sơ mi nữ dài tay, cổ đứng chân rời và cổ hai ve;
– May được các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi nữ như nẹp áo, túi áo, cổ áo, thép tay, măng sét;
– Lắp ráp hoàn chỉnh áo sơ mi nữ dài tay, cổ đứng chân rời và cổ hai ve theo yêu cầu công nghệ;
– Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và tác phong công nghiệp.
Tên các bài trong mô đun:
1
|
Bài mở đầu: Giới thiệu mô đun May áo sơ mi nữ
|
2
|
May nẹp áo sơ mi
|
3
|
May túi áo sơ mi
|
4
|
May cổ áo sơ mi
|
5
|
May thép tay, măng sét áo sơ mi
|
6
|
May áo sơ mi nữ dài tay cổ đứng chân rời
|
7
|
May áo sơ mi nữ dài tay cổ 2 ve
|
7. THIẾT KẾ QUẦN ÂU NỮ
Mã số của mô đun: MĐ 07
Thời gian của mô đun: 30 giờ (Lý thuyết: 5 giờ ; Thực hành: 25 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Hiểu và thiết kế được các chi tiết của quần âu nữ đảm bảo hình dáng, kích thước theo các số đo khác nhau trên giấy bìa và trên vải;
– Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết kế, cắt các chi tiết của sản phẩm;
– Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu.
Tên các bài trong mô đun:
1
|
Bài mở đầu
|
2
|
Thiết kế quần âu nữ ống đứng 1 ly lật
|
3
|
Thiết kế quần âu nữ không ly ống côn
|
8. MAY QUẦN ÂU NỮ
Mã số của mô đun: MĐ 08
Thời gian của mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 80 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi quần, cửa quần, cạp quần âu nữ;
– Hiểu được quy trình lắp ráp quần âu nữ ống đứng 1 ly lật và không ly ống côn;
– May hoàn chỉnh quần âu nữ ống đứng 1 ly lật và không ly ống côn đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian;
– Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp trong quá trình may;
– Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình học tập.
Tên các bài trong mô đun:
1
|
Bài mở đầu: Giới thiệu mô đun May quần âu nữ
|
2
|
May túi quần âu
|
3
|
May cửa quần kéo khóa
|
4
|
May cạp quần
|
5
|
May quần âu nữ ống đứng 1 ly lật
|
6
|
May quần âu nữ không ly ống côn
|
9. THIẾT KẾ MỘT SỐ KIỂU VÁY CƠ BẢN
Mã số của mô đun: MĐ 09
Thời gian của mô đun: 30 giờ (Lý thuyết: 10 giờ ; Thực hành: 20 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Thiết kế và cắt được các chi tiết của váy theo các số đo khác nhau trên giấy bìa và trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật;
– Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết kế và cắt;
– Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu;
Tên các bài trong mô đun:
1
|
Bài mở đầu
|
2
|
Thiết kế váy cơ bản
|
3
|
Thiết kế váy liền áo
|
10. MAY MỘT SỐ KIỂU VÁY CƠ BẢN
Mã số của mô đun: MĐ 10
Thời gian của mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 50 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Mô tả được đặc điểm của sản phẩm váy, áo váy;
– Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các bộ phận của váy, áo váy;
– Hiểu được quy trình lắp ráp váy, áo váy;
– May hoàn chỉnh váy, áo váy đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian;
– Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bố trí chỗ làm việc khoa học trong quá trình may;
– Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình học tập.
Các bài trong mô đun:
1
|
Bài mở đầu: Giới thiệu mô đun may váy, áo váy
|
2
|
Công nghệ may các kiểu cổ
|
3
|
Công nghệ may khoá dấu
|
4
|
Công nghệ may các kiểu cạp
|
5
|
May váy
|
6
|
May áo váy
|