Chạm khắc hoa văn phù điêu

Tên nghề:          CHẠM KHẮC HOA VĂN PHÙ ĐIÊU
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Cơ sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Chạm khắc hoa văn phù điêu
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
–  Kiến thức:
+ Trình bày được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề chạm khắc hoa văn phù điêu;
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng máy bào cầm tay, máy khoan cầm tay, máy cưa lọng, máy cưa cắt ngang, máy trà nhám, máy phun sơn;
+ Trình bày được quy trình chạm khắc triện lá dây;
+ Trình bày được quy trình chạm khắc cây mai;
+ Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm bằng véc ni,phun sơn.
–  Kỹ năng:
+ Chọn được một số loại gỗ thường dùng chạm khắc hoa văn phù điêu;
+ Mài được các loại dụng cụ thủ công chạm khắc hoa văn phù điêu;
+ Sử dụng được các loại dụng cụ thủ công chạm khắc hoa văn phù điêu;
+ Sử dụng được các loại máy bào cầm tay, máy khoan cầm tay, máy cưa lọng, máy trà nhám, máy cưa cắt ngang, máy phun sơn;
+ Chạm khắc được triện lá dây;
+ Chạm khắc được cây mai;      
+ Trang sức bề mặt sản phẩm triện lá dây, cây mai  bằng véc ni,phun sơn.
–  Thái độ:
+ Rèn luyện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ,gọn gàng, chính xác trong quá trình làm việc;
+ Đảm bảo an toàn lao động.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi hoàn thành khóa học người học có thể làm việc ở các cở sở sản xuất sau đây:
– Làm công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp, chạm khắc hoa văn phù điêu;
– Sản xuất trong các xưởng sản xuất chạm khắc hoa văn phù điêu tại các địa phương hoặc tại các làng nghề;
– Tự tổ chức sản xuất chạm khắc một số sản phẩm triện lá dây, cây mai.
II.THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian đào tạo: 3 tháng
– Thời gian học tập: 11 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 40 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 6 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400giờ
– Thời gian học lý thuyết: 35giờ; Thời gian học thực hành: 365giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH/
Tên môn học, mô đun
Thời  gian đào tạo
Tổng
số
Trong đó
thuyết
Thực
hành
Kiểm
Tra
MĐ 01
Chuẩn bị, sử dụng  dụng cụ và thiết bị
80
12
64
4
MĐ 02
Chạm khắc triện lá dây
120
9
103
8
MĐ 03
Chạm khắc cây mai
160
9
143
8
MĐ 04
Trang sức bề mặt sản phẩm Hoa văn phù điêu
40
5
31
4
 
Cộng
400
35
341
24
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
1. CHUẨN BỊ, SỬ DỤNG DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ
Mã số của mô đun: MĐ 01
Thời gian của mô đun: 80 giờ;   (Lý thuyết :12 giờ; Thực hành: 68 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Nhận biết được các loại dụng cụ thủ công và thiết bị chạm khắc gỗ;
– Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng các loại dụng cụ và thiết bị chuyên dùng trong nghề chạm khắc hoa văn phù điêu;
– Mài được các loại đục thủ công;
– Mài, tháo lắp ,căn chỉnh được lưỡi cắt các loại máy;
– Máy cưa đĩa cầm tay;
– Máy bào cầm tay;
– Máy phay nền cầm tay;
– Máy khoan cầm tay;
– Máy cưa lọng;
– Máy phun sơn;
– Sử dụng được các loại dụng cụ và thiết bị chuyên dùng trong nghề chạm khắc hoa văn phù điêu;
– Có ý thức tự giác, tính kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trong công việc và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
Các bài học trong mô đun:
1
Mài các loại đục, nạo có cạnh cắt thẳng
2
Mài các loại đục, nạo có cạnh cắt cong
3
Sử dụng các loại dụng cụ chạm khắc gỗ thủ công
4
Chuẩn bị, sử dụng máy cưa đĩa cầm tay
5
Chuẩn bị, sử dụng máy bào cầm tay.
6
Chuẩn bị, sử dụng máy phay nền cầm tay.
7
Chuẩn bị, sử dụng máy khoan cầm tay
8
Chuẩn bị, sử dụng máy cưa lọng.
9
Chuẩn bị, sử dụng máy phun sơn
2. CHẠM KHẮC TRIỆN LÁ DÂY
Mã số mô đun:  MĐ 02
Thời gian mô đun: 120 giờ  (Lý thuyết: 9 giờ; Thực hành: 111 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Mô tả được đặc điểm triện lá dây
– Trình bày được các bước chạm khắc triện lá dây
– Nêu được các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật chạm khắc triện lá dây
– Chạm khắc được triện lá dây theo mẫu.
– Có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp,
Các bài trong mô đun:
1
Pha phôi triện lá dây
2
In, vạch mẫu triện lá dây lên phôi gỗ:
3
Tạo khối triện lá dây
4
Đục tạo khối chi tiết triện lá dây
5
Đục chi tiết triện lá dây
6
Gọt chi tiết triện lá dây
7
Nạo chi tiết triện lá dây
8
Tách nét chi tiết triện lá dây
9
Đánh nhẵn chi tiết triện lá dây
3. CHẠM KHẮC CÂY MAI
Mã số mô đun:  MĐ 03
Thời gian mô đun: 160 giờ;  (Lý thuyết: 9 giờ; Thực hành: 151 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Mô tả được đặc điểm cây mai
– Trình bày được các bước chạm khắc cây mai
– Nêu được các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật về chạm khắc cây mai
– Chạm khắc được cây mai theo mẫu.
– Có ý thức tổ chức kỷ luật tác phong công nghiệp, kiên nhẫn trong công việc
Các bài trong mô đun:
1
Pha phôi cây mai
2
In, vạch mẫu cây mai lên phôi gỗ
3
Tạo khối cây mai
4
Đục tạo khối chi tiết cây mai
5
Đục chi tiết cây mai
6
Gọt chi tiết cây mai
7
Nạo nạo chi tiết cây mai
8
Tách nét chi tiết cây mai
9
Đánh nhẵn chi tiết cây mai
4. TRANG SỨC BỀ MẶT SẢN PHẨM HOA VĂN PHÙ ĐIÊU
Mã số mô đun:  MĐ 04
Thời gian mô đun: 40 giờ (Lý thuyết: 5giờ; Thực hành: 35giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Nhận biết được nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ dùng trong trang sức bề mặt sản phẩm gỗ.
– Trình bày được tính năng tác dụng của các loại nguyên liệu dùng trong trang sức bề mặt sản phẩm gỗ.
– Trình bày được trình tự trang sức bề mặt sản phẩm.
– Sử dụng được các loại dụng cụ dùng trong trang sức bề mặt sản phẩm
–  Chọn được nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ để pha chế.
– Pha chế được các loại véc ni, các loại nguyên liệu sơn
– Làm bóng được bề mặt sản phẩm bằng phương pháp đánh véc ni.
– Làm bóng được bề mặt sản phẩm bằng phương pháp phun sơn.
– Cẩn thận, kiên nhẫn, tỷ mỷ.
Các bài trong mô đun:
1
Chuẩn bị vật liệu dụng cụ
2
Kiểm tra sử lý khuyết tật sản phẩm
3
Đánh nhẵn, nhuộm màu sản phẩm.
4
Đánh bóng sản phẩm bằng véc ni
5
Đánh bóng sản phẩm bằng máy phun sơn