CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản của các môn học kỹ thuật cơ sở để bổ trợ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề;

+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc; phân tích các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của động cơ đốt trong và lập được quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thích hợp;

+ Trình bày được phương pháp chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của động cơ đốt trong bằng thiết bị chuyên dùng;

+ Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các máy nông nghiệp thông dụng, chuyên dụng; lập được quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thích hợp;

+ Trình bày được những khái niệm cơ bản trong kỹ thuật gia công cơ khí thông dụng như: phương pháp gia công nguội, phương pháp hàn hồ quang tay;

+ Hiểu thị trường kinh doanh; có khả năng tổ chức, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh các dịch vụ cơ điện nông nghiệp;

+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc; phương pháp sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các khí cụ điện hạ áp thông dụng; máy điện; thiết bị điện gia dụng;

+ Trình bày được quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa bơm điện công suất nhỏ; trạm thủy điện nhỏ quy mô hộ gia đình.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Bảo dưỡng, sửa chữa được động cơ đốt trong và các máy nông nghiệp thông dụng, chuyên dụng;

+ Vận hành được các máy nông nghiệp thông dụng, chuyên dụng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm;

+ Chẩn đoán, kiểm tra, xác định các hư hỏng của động cơ đốt trong bằng thiết bị chuyên dùng;

+ Gia công, sửa chữa được các nông cụ cầm tay và một số kết cấu thép gia dụng;

 + Thiết kế, lắp đặt, sửa chữa được hệ thống điện một pha, ba pha quy mô hộ gia đình và xưởng sản xuất nhỏ;

+ Bảo dưỡng, sửa chữa được một số loại khí cụ điện hạ áp thông dụng và thiết bị điện gia dụng;

+ Vận hành, sửa chữa được các máy điện như: máy biến áp cỡ nhỏ, động cơ không đồng bộ, động cơ điện vạn năng, máy phát điện xoay chiều;

+ Lắp ráp, sửa chữa được những mạch điện điều khiển và ứng dụng các khí cụ điện phổ biến trong nông nghiệp;

+ Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng được bơm điện công suất nhỏ và trạm thủy điện quy mô hộ gia đình;

+ Tổ chức, quản lý, điều hành được các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp người học làm việc được tại các vị trí sau:

+ Các doanh nghiệp, công ty và dịch vụ về máy nông nghiệp, thiết bị cơ khí, thiết bị điện;

+ Các công trường, trạm thủy nông, trang trại;

+ Tự thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ cơ điện.

4- Các môn học chính

– Điện kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật  

– Vật liệu kỹ thuật

– Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

– Vẽ kỹ thuật

– An toàn lao động và bảo vệ môi trường

– Thực hành nguội cơ bản

– Thực hành hàn cơ bản

– AutoCAD

– Tổ chức quản lý sản xuất

– Kinh doanh thiết bị nông nghiệp

– Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ đốt trong

– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nhiên liệu

– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện máy kéo I

– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực máy kéo

– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển máy kéo

– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển máy kéo

– Bảo dưỡng, vận hành máy canh tác thông dụng I

– Bảo dưỡng, vận hành máy thu hoạch thông dụng I

– Bảo dưỡng, vận hành máy và thiết bị chế biến nông sản thông dụng

– Lắp đặt, sửa chữa khí cụ điện hạ thế thông dụng

– Lắp đặt hệ thống cung cấp điện

– Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ

– Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ không đồng bộ

– Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật động cơ đốt trong

– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện máy kéo II

– Bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành máy phát điện xoay chiều

– Lắp đặt, vận hành bơm điện công suất nhỏ

– Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện gia dụng

– Bảo dưỡng, vận hành máy chăm sóc cây trồng

– Vận hành, bảo dưỡng máy canh tác thông dụng II

– Vận hành, bảo dưỡng máy thu hoạch thông dụng II

– Thực tập sản xuất

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản của các môn học kỹ thuật cơ sở để bổ trợ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề;

+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc; phân tích các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của động cơ đốt trong và các máy nông nghiệp thông dụng, chuyên dụng;

+ Trình bày được những khái niệm cơ bản trong kỹ thuật gia công cơ khí thông dụng như: phương pháp gia công nguội, phương pháp hàn hồ quang tay;

+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các khí cụ điện hạ áp thông dụng; máy điện; thiết bị điện gia dụng;

+ Trình bày được quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa bơm điện công suất nhỏ; trạm thủy điện nhỏ quy mô hộ gia đình.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Bảo dưỡng, sửa chữa được động cơ đốt trong và các máy nông nghiệp thông dụng, chuyên dụng;

+ Vận hành được các máy nông nghiệp thông dụng, chuyên dụng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm;

+ Gia công, sửa chữa được các nông cụ cầm tay và một số kết cấu thép gia dụng;

 + Lắp đặt, sửa chữa được hệ thống điện một pha, ba pha quy mô hộ gia đình và xưởng sản xuất nhỏ;

+ Bảo dưỡng, sửa chữa được một số loại khí cụ điện hạ áp thông dụng và thiết bị điện gia dụng;

+ Vận hành; sửa chữa được các máy điện như: máy biến áp cỡ nhỏ, động cơ không đồng bộ, động cơ điện vạn năng;

+ Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng được bơm điện công suất nhỏ và trạm thủy điện quy mô hộ gia đình.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp người học làm việc được tại các vị trí:

+ Các doanh nghiệp, công ty và dịch vụ về máy nông nghiệp, thiết bị cơ khí, thiết bị điện;

+ Các công trường, trạm thủy nông, trang trại.

4- Các môn học chính

– Điện kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật

– Vật liệu kỹ thuật

– Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

– Vẽ kỹ thuật

– An toàn lao động và bảo vệ môi trường

– Thực hành nguội cơ bản

– Thực hành hàn cơ bản

– Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ đốt trong

– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nhiên liệu

– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện máy kéo I

– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực máy kéo

– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển máy kéo

– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển máy kéo

– Bảo dưỡng, vận hành máy canh tác thông dụng I

– Bảo dưỡng, vận hành máy thu hoạch thông dụng I

– Bảo dưỡng, vận hành máy và thiết bị chế biến nông, lâm sản thông dụng

– Lắp đặt, sửa chữa khí cụ điện hạ thế thông dụng

– Lắp đặt hệ thống cung cấp điện

– Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ

– Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ không đồng bộ

– Thực tập sản xuất