CÔNG NGHỆ NHIỆT LUYỆN

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được bản chất của quá trình nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện; các phương pháp nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện;

+ Vận dụng kiến thức đã học để tính toán các thông số công nghệ cho quá trình nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện các chi tiết, dụng cụ chế tạo từ các vật liệu kim loại;

+ Biết được các quy trình, quy phạm an toàn; quy định về bảo vệ, cải thiện môi trường lao động trong quá trình nhiệt luyện.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Sử dụng được tiếng Anh giao tiếp và đọc được tài liệu chuyên ngành;

+ Ứng dụng tin học văn phòng, Internet, phần mềm chuyên ngành;

+ Lựa chọn được thiết bị nung, môi trường nung và môi trường làm nguội phù hợp với từng phương pháp nhiệt luyện;

+ Có khả năng thiết kế và chế tạo được các đồ gá và bể làm nguội;

+ Sử dụng thành thạo các thiết bị nhiệt luyện thông thường và có khả năng sử dụng được một số thiết bị nhiệt luyện tiên tiến;

 + Sử dụng thành thạo các thiết bị kiểm tra: độ cứng, kim tương, cong vênh;

 + Kiểm tra, đánh giá được chất lượng sản phẩm sau nhiệt luyện. Phát hiện và xử lý đư­ợc các dạng sai hỏng khi nhiệt luyện;

+ Kèm cặp và hướng dẫn được người hành nghề công nghệ nhiệt luyện có trình độ thấp hơn;

+ Có đủ khả năng tham gia vào các vị trí công việc như: trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng trong các phân xưởng, nhà máy nhiệt luyện hoặc có thể tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

+ Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

+ Sử dụng thành thạo các phương tiện an toàn cấp cứu, xử lý được các tình huống người bị nạn trong quá trình sản xuất.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề Công nghệ nhiệt luyện sinh viên sẽ làm việc tại:

+ Các phân xưởng trong các cơ sở sản xuất cơ khí;

+ Bộ phận nhiệt luyện trong các cơ sở sản xuất cơ khí;

+ Các doanh nghiệp cung ứng vật tư và thiết bị nhiệt luyện;

+ Tổ trưởng đơn vị sản xuất.

4- Các môn học chính

– Vẽ kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật

– Công nghệ kim loại

– Dung sai lắp ghép và đo lường

– Điện kỹ thuật

– Điện tử cơ bản

– Hóa lý

– Luyện kim đại cương

– Lò công nghiệp

– Kim loại học

– Vật liệu kim loại 1

– Vật liệu kim loại 2

– Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

– Tổ chức và quản lý sản xuất

– Chuyển biến pha khi nhiệt luyện

– Công nghệ nhiệt luyện

– Thiết bị nhiệt luyện

– Các phương pháp vật lý nghiên cứu kim loại và hợp kim.

– Ủ có chuyển biến pha

– Ủ không có chuyển biến pha

– Thường hóa

– Tôi thể tích

– Tôi bề mặt

– Ram

– Nhiệt luyện hóa tốt

– Ủ gang

– Tôi và ram gang

– Thấm cac bon

– Thấm cac bon – ni tơ

– Ủ hợp kim nhôm

– Thực tập tốt nghiệp

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được bản chất của quá trình nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện; các phương pháp nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện;

+ Vận dụng kiến thức đã học để lựa chọn các thông số công nghệ cho quá trình nhiệt luyện các chi tiết, dụng cụ chế tạo từ các vật liệu kim loại;

+ Biết được các quy trình, quy phạm an toàn; quy định về bảo vệ, cải thiện môi trường lao động trong quá trình nhiệt luyện.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Lựa chọn được thiết bị nung phù hợp với từng phương pháp nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện;

+ Sử dụng đúng môi trường làm nguội và chọn được loại bể tôi thích hợp để làm nguội chi tiết khi tôi;

+ Sử dụng đúng các đồ gá trong nhiệt luyện và có khả năng chế tạo các đồ gá đơn giản;

+ Nhiệt luyện được các chi tiết, dụng cụ chế tạo từ các vật liệu kim loại bằng các thiết bị nhiệt luyện thông dụng và một số thiết bị tiên tiến đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Kiểm tra, đánh giá được chất lượng sản phẩm sau nhiệt luyện. Phát hiện đư­ợc các dạng sai hỏng thông thường xảy ra sau nhiệt luyện;

+ Kèm cặp và hướng dẫn được người hành nghề Công nghệ nhiệt luyện có trình độ thấp hơn;

+ Có đủ khả năng tham gia vào các vị trí công việc như: trực tiếp sản xuất hoặc tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

+ Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Sử dụng được các phương tiện an toàn cấp cứu, xử lý được các tình huống người bị nạn trong quá trình sản xuất.

3- Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề Công nghệ nhiệt luyện học sinh sẽ làm việc tại:

+ Các phân xưởng trong các cơ sở sản xuất cơ khí;

+ Bộ phận nhiệt luyện trong các cơ sở sản xuất cơ khí;

+ Các doanh nghiệp cung ứng vật tư.

4- Các môn học chính

– Vẽ kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật

– Công nghệ kim loại

– Dung sai lắp ghép và đo lường

– Điện kỹ thuật

– Điện tử cơ bản

– Kim loại học

– Vật liệu kim loại 1

– Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

– Chuyển biến pha khi nhiệt luyện

– Công nghệ nhiệt luyện

– Thiết bị nhiệt luyện

– Ủ có chuyển biến pha

– Ủ không có chuyển biến pha

– Thường hóa

– Tôi thể tích

– Tôi bề mặt

– Ram

– Nhiệt luyện hóa tốt

– Ủ gang

– Thấm cácbon

– Thực tập tốt nghiệp