CÔNG TÁC XÃ HỘI

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

– Sinh viên được cung cấp các kiến thức về Chính trị, Pháp luật, Xã hội học làm cơ sở thực hành nghề. Các kiến thức về nghề nghiệp công tác xã hội, công tác xã hội với cá nhân, nhóm và cộng đồng, kiến thức về chính sách an sinh xã hội với các nhóm đối tượng đặc thù; dân số kế hoạch hóa gia đình;

– Được trang bị các kiến thức về tổ chức các hoạt động văn hóa, tổ chức huy động nguồn lực;

– Được trang bị kiến thức về giao tiếp, thương thuyết, vận động;

– Nắm chắc hệ thống lý thuyết về hành vi con người, về hệ thống, lý thuyết tâm lý ứng dụng trong giải quyết vấn đề của đối tượng;

– Nắm vững kiến thức tham vấn, trị liệu tâm lý;

– Nắm vững kiến thức quản trị công tác xã hội;

– Được trang bị kiến thức về nghiên cứu trong công tác xã hội;

– Sử dụng tiếng anh chuyên ngành để tham khảo tài liệu và giao tiếp với người nước ngoài;

– Ứng dụng thành thạo tin học trong công việc văn phòng và biết tìm kiếm, xử lý thông tin trên Internet phục vụ công việc chuyên môn.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

– Vận dụng tốt và linh hoạt các kỹ năng lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn, tham vấn, trợ giúp đối tượng;

– Thành thạo kỹ năng truyền thông vận động, kỹ năng giám sát, đánh giá, thu thập thông tin;

– Có khả năng kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề công tác xã hội, những tình nguyện viên ở cơ sở;

– Tổ chức được các chương trình hỗ trợ đối tượng;

– Vận dụng tốt kỹ năng giải quyết xung đột trong nhóm và gia đình;

– Thực hiện tốt kỹ năng thương thuyết;

– Thực hiện tốt kỹ năng trị liệu tâm lý;

– Thực hiện tốt kỹ năng xử lý khủng hoảng;

– Thực hiện tốt kỹ năng quản trị trong công tác xã hội.

3- Cơ hội việc làm:

Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc tại:

– Các cơ sở xã hội, bảo trợ xã hội;

– Các tổ chức thuộc lĩnh vực an sinh xã hội;

– Các lĩnh vực có liên quan như y tế, pháp luật, văn hóa, truyền thông cũng như các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội;

– Các tổ chức chính phủ, tổ chức phi Chính phủ.

4- Các môn học chính

– Văn hóa cộng đồng

– Xã hội học

– Điều tra xã hội học

– Thống kê xã hội

– Soạn thảo văn bản và lưu trữ hồ sơ

– Kỹ năng giao tiếp

– Kỹ năng sống

– Luật pháp về các vấn đề xã hội

– Chính sách xã hội

– Hành vi con người và môi trường

– Nhập môn Công tác xã hội

– Công tác xã hội cá nhân và nhóm

– Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

– Truyền thông và vận động xã hội

– Phát triển cộng đồng

– Tham vấn

– Quản trị ngành Công tác xã hội

– Công tác xã hội với trẻ em

– Công tác xã hội với người cao tuổi

– Công tác xã hội với người khuyết tật

– Công tác xã hội với người nghèo

– Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

– Thực tập và thi tốt nghiệp

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

– Trình bày các kiến thức về Chính trị, Pháp luật, Xã hội học làm cơ sở thực hành nghề;

– Nêu được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản bẳng tiếng Anh và đọc, hiểu các tài liệu chuyên ngành đơn giản bằng tiếng Anh;

– Ứng dụng tin học trong công tác văn phòng;

– Trình bày được các kiến thức về nghề nghiệp công tác xã hội, công tác xã hội với cá nhân, nhóm và cộng đồng;

– Trình bày kiến thức về chính sách an sinh xã hội, dân số kế hoạch hóa gia đình;

– Tổ chức các hoạt động văn hóa, tổ chức huy động nguồn lực.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

– Áp dụng tốt và linh hoạt các kỹ năng lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn;

– Có khả năng kèm cặp và hướng dẫn tình nguyện viên, cộng tác viên;

– Thành thạo kỹ năng truyền thông vận động, kỹ năng giám sát, đánh giá thu thập thông tin;

– Thực hiện tốt kỹ năng thương thuyết;

– Có khả năng tham mưu với cấp trên tổ chức trợ giúp đối tượng;

– Biết cách ghi biên bản cuộc họp;

– Biết cách ghi và lưu trữ hồ sơ đối tượng.

3- Cơ hội việc làm:

Học sinh tốt nghiệp sẽ làm việc tại:

– Làm việc ở cơ quan thương binh xã hội từ cấp huyện đến xã (phường), các tổ chức đoàn thể, hội, hiệp hội, các cơ sở bảo trợ xã hội, các mái ấm, nhà mở, các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trợ giúp đối tượng và cộng đồng tại Việt Nam;

– Làm việc trong lĩnh vực dân số – kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

4- Các môn học chính

– Điều tra xã hội học

– Thống kê xã hội

– Soạn thảo văn bản và lưu trữ hồ sơ

– Kỹ năng giao tiếp

– Kỹ năng sống

– Chính sách xã hội

– Nhập môn công tác xã hội

– Công tác xã hội cá nhân và nhóm

– Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

– Truyền thông và vận động xã hội

– Phát triển cộng đồng

– Công tác xã hội với trẻ em

– Công tác xã hội với người cao tuổi

– Công tác xã hội với người nghèo

– Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

– Thực tập và thi tốt nghiệp