Trường Đại học Dược Hà Nội
Trường Đại học Dược Hà Nội thông báo phương án tuyển sinh đào tạo sau đại học năm 2023 dự kiến như sau:
I. CÁC NGÀNH TUYỂN SINH VÀ CHỈ TIÊU
1. Các ngành tuyển sinh:
– Trình độ tiến sĩ, thạc sĩ: Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc, Hóa dược, Dược lý và dược lâm sàng, Dược liệu – Dược học cổ truyền, Hóa sinh dược,Kiểm nghiệm thuốc và độc chất và Tổ chức quản lý dược
– Trình độ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II: Dược lý và dược lâm sàng và Tổ chức quản lý dược
2. Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến):
– Tiến sĩ dược học: 20
– Thạc sĩ dược học: 100
– Chuyên khoa cấp I: 200
– Chuyên khoa cấp II: 40
(Chỉ tiêu chi tiết các ngành sẽ được thông báo chi tiết trong Thông báo tuyển sinh sau đại học năm 2023)
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
1. Tiến sĩ dược học
Người dự tuyển phải phải đáp ứng các điều kiện sau:
1.1. Điều kiện về văn bằng:
Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi trở lên ngành phù hợp (Phụ lục 1), hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.
1.2. Kinh nghiệm nghiên cứu khoa học: Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
1.3. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
a) Bằng tốt nghiệp đại học trở lên do một cơ sở nước ngoài, phân hiệu cơ sở nước ngoài tại Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định và còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ Bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố
1.4. Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và có trình độ tiếng Anh tối thiểu bậc 4, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đòa tạo trình độ tiến sĩ.
1.5. Có dự thảo đề cương và dự kiến kế hoạch nghiên cứu toàn khóa.
1.6. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Trường trong quá trình đào tạo theo quy định
1.7. Có đủ sức khỏe để học tập.
2. Thạc sĩ dược học
2.1. Điều kiện về văn bằng: Thí sinh đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp (Phụ lục 1); đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.
2.2. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên của chính Trường Đại học Dược Hà Nội cấp trong thời gian không qua 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển (Phụ lục 2).
2.3. Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ thứ hai theo quy định của Trường (nếu có)
2.4. Có đủ sức khỏe để học tập. Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự tuyển tùy tình trạng sức khỏe và yêu cầu ngành học;
2.5. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường.
3. Dược sĩ chuyên khoa cấp I
3.1. Có bằng tốt nghiệp đại học dược, có thời gian công tác liên tục trong lĩnh vực y tế ít nhất 12 tháng (tính từ ngày có Quyết định tốt nghiệp đến ngày dự thi).
3.2. Lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.3. Có đủ sức khỏe để học tập.
4. Dược sĩ chuyên khoa cấp II
4.1. Có bằng tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc bằng Thạc sĩ dược học đúng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký dự thi.
Đối với người có bằng tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I: Được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.
Đối với người có bằng Thạc sĩ dược học: Có ít nhất 36 tháng công tác trong ngành đăng ký dự thi kể từ khi tốt nghiệp.
4.2. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ:
a) Thí sinh được miễn thi môn thi ngoại ngữ nếu có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
a) Bằng tốt nghiệp đại học trở lên do một cơ sở nước ngoài, phân hiệu cơ sở nước ngoài tại Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lức tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
b) Thí sinh dự thi được miễn ngoại ngữ khi có một trong những điều kiện sau:
– Đang công tác liên tục 03 năm trở lên tại khu vực 1 (có minh chứng).
– Đang công tác liên tục 03 năm trở lên tại khu vực 2 nông thôn đối với người không phải dân tộc Kinh (có minh chứng).
Khu vực ưu tiên căn cứ theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023.
Các đối tượng được miễn thi môn ngoại ngữ trên sẽ học và thi đạt trình độ ngoại ngữ trong quá trình đào tạo mới được xét thi tốt nghiệp chuyên khoa cấp II.
4.3. Lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4.4. Có đủ sức khỏe để học tập.
III. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1. Tiến sĩ dược học
Tập trung, 03 năm đối với người có bằng thạc sĩ; 04 năm đối với người tốt nghiệp đại học.
2. Thạc sĩ dược học
Tập trung theo tín chỉ: Thời gian từ 1 – 2 năm.
3. Dược sĩ chuyên khoa cấp I
Tập trung theo chứng chỉ: Học viên tập trung học tập theo kế hoạch của Nhà trường. Thời gian học tập tương đương 2 năm tập trung và kéo dài từ 3 đến 4 năm.
4. Dược sĩ chuyên khoa cấp II
Tập trung theo chứng chỉ: Học viên tập trung học tập theo kế hoạch của Nhà trường. Thời gian học tập tương đương 2 năm tập trung và kéo dài không quá 4 năm.
IV. CÁC HÌNH THỨC TUYỂN SINH
1. Tiến sĩ dược học
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển (thẩm định hồ sơ và đánh giá năng lực của người dự tuyển. Người dự tuyển chuẩn bị nội dung báo cáo theo hướng dẫn).
2. Thạc sĩ
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển (đánh giá hồ sơ theo tiêu chí quy định)
3. Chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II
3.1. Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển
– Thi tự luận với thời gian 180 phút/1 môn.
– Nội dung các môn thi theo chương trình đại học của Trường Đại học Dược Hà Nội.
– Môn chuyên ngành chuyên khoa cấp II: Theo chương trình đào tạo DSCKI của Trường Đại học Dược Hà Nội.
(Nội dung hướng dẫn ôn tập của các môn thi được công bố trên website của Trường.
Nhà trường không tổ chức ôn tập).
3.2. Các môn thi:
– Môn cơ sở và tiếng Anh
Trình độ/ngành |
Chuyên khoa cấp I |
Chuyên khoa cấp II |
Dược lý và dược lâm sàng |
Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc |
Tiếng Anh theo trình độ bậc 3/6 theo Khung năng lực NN 6 bậc của VN |
Tổ chức quản lý dược |
Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc |
Tiếng Anh theo trình độ bậc 3/6 theo Khung năng lực NN 6 bậc của VN |
– Môn chuyên ngành
Trình độ/ngành |
Chuyên khoa cấp I |
Chuyên khoa cấp II |
Dược lý và dược lâm sàng |
Hóa dược |
Chuyên ngành DL&DLS |
Tổ chức quản lý dược |
Hóa dược |
Chuyên ngành TCQLD |
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
1. Đối tượng ưu tiên: Đối với thí sinh dự tuyển trình độ thạc sĩ và chuyên khoa cấp I.
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 02 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có Quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
c) Con liệt sĩ;
d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
đ) Người dân tộc thiểu số hiện có hộ khẩu thường trú từ 02 năm trở lên ở địa phương được quy định tại điểm a;
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
2. Chính sách ưu tiên:
Thí sinh dự thi thuộc diện ưu tiên được cộng 01 điểm vào kết quả thi cho môn thi chuyên ngành đối với trình độ chuyên khoa cấp I (thang điểm 10); 10 điểm vào kết quả xét tuyển đối với trình độ thạc sĩ.
Ghi chú:
– Thí sinh thuộc các đối tượng ưu tiên trên đề nghị nộp giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền khi đi nộp hồ sơ đăng ký dự thi (không giải quyết trường hợp bổ sung giấy ưu tiên sau khi đã hết hạn nộp hồ sơ).
– Mỗi thí sinh chỉ được hưởng một diện ưu tiên, thí sinh không đăng ký ưu tiên khi nộp hồ sơ dự thi sẽ không được Hội đồng tuyển sinh xét duyệt ưu tiên.
– Khu vực ưu tiên căn cứ bảng phân chia khu vực tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023.
VI. PHƯƠNG THỨC XÉT TRÚNG TUYỂN
1. Tiến sĩ dược học:
– Thẩm định hồ sơ và đánh giá năng lực của người dự tuyển. Người dự tuyển chuẩn bị nội dung báo cáo theo hướng dẫn
– Điều kiện xét trúng tuyển: điểm từng phần ≥ 50 điểm.
– Căn cứ vào điều kiện trên và chỉ tiêu ngành tuyển sinh: Xét điểm từ cao xuống thấp
2. Thạc sĩ dược học:
– Đánh giá hồ sơ theo tiêu chí các tiêu chí xét tuyển quy định tại Quy định về tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường.
– Điều kiện xét trúng tuyển: điểm hồ sơ ≥ 50 điểm và tổng điểm đạt được
– Căn cứ vào điều kiện trên và chỉ tiêu ngành tuyển sinh: Xét điểm từ cao xuống thấp
3. Chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II:
– Điều kiện xét trúng tuyển: điểm các môn thi cơ sở và chuyên ngành ≥ 5 điểm (thang điểm 10); điểm môn Tiếng Anh tương đương trình độ bậc 3/6 ≥ 50 điểm (thang điểm 100) hoặc có Chứng chỉ Tiếng Anh theo quy định.
– Căn cứ vào điều kiện trên và chỉ tiêu ngành tuyển sinh: Xét điểm từ cao xuống thấp
VII. ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN VÀ THỜI GIAN TUYỂN SINH
1. Đăng ký dự tuyển:
Thí sinh nộp hồ sơ tại phòng Quản lý Đào tạo – Bộ phận Sau đại học.
Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đăng ký dự tuyển. Nhà trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các yêu cầu trúng tuyển và điều kiện hồ sơ dự tuyển.
2. Thời gian tuyển sinh: Dự kiến 1 đến 2 đợt tùy theo nhu cầu thực tế.
Nội dung |
Tiến sĩ |
Thạc sĩ |
Chuyên khoa cấp I |
Chuyên khoa cấp II |
Thông báo tuyển sinh |
Tháng 3 |
Tháng 3 |
Tháng 3 |
Tháng 3 |
Xét tuyển/Thi tuyển |
Tháng 8 |
Tháng 8 |
Tháng 8 |
Tháng 8 |
Các đợt tuyển sinh sau tùy theo nhu cầu thực tế |
3. Địa điểm tuyển sinh: Trường Đại học Dược Hà Nội, số 13-15 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Các tỉnh phía Nam: Thi tại Trường Cao đẳng Hậu cần 2, số 50 Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh (nếu điểm thi có ³ 20 thí sinh).
Thông tin chi tiết trong quá trình tuyển sinh và xét trúng tuyển xem trên trang web tuyển sinh của Trường: http://www.hup.edu.vn/cpbdv/psdh/Pages/TuyensinhSDH.aspx
Hoặc liên hệ trực tiếp:
Phòng Quản lý Đào tạo – Bộ phận Sau đại học – Trường Đại học Dược Hà Nội.
Điện thoại: 024 38267480
Liên hệ: 0852.128.128 để được hỗ trợ tư vấn.