ĐIỆN ĐẦU MÁY ĐƯỜNG SẮT

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nêu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện trên đầu máy;

+ Mô tả được đầy đủ nguyên lý hoạt động của hệ thống mạch điện đầu máy;

+ Phân biệt được chủng loại các loại máy điện, các thiết bị điện cùng loại;

+ So sánh được kết cấu, tính năng của hệ thống điện trên các loại đầu máy;

+ Phân tích được các bản vẽ hệ thống điện đầu máy, các bản vẽ công nghệ, các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu kiểm tra;

+ Mô tả được đầy đủ các bước công nghệ cơ bản vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện đầu máy;

+ Trình bày được các phương pháp kiểm tra, thử nghiệm thiết bị điện, hệ thống điện đầu máy;

+ Phân biệt được các phương pháp kiểm tra phát hiện hư hỏng, trình tự các bước công việc khi bảo dưỡng, sửa chữa các cụm chi tiết, thiết bị của hệ thống điện đầu máy.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Đọc thành thạo bản vẽ kỹ thuật: bản vẽ chi tiết cấu tạo thiết bị điện, bản vẽ lắp, sơ đồ hệ thống điện mạch trên đầu máy;

+ Thao tác thuần thục một số bước cơ bản trong bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị điện, khí cụ điện, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng;

+ Phát hiện được sai sót kỹ thuật, ứng dụng được các biện pháp phòng ngừa và khắc phục trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa điện đầu máy;

+ Thực hiện được đầy đủ, chính xác các bước công việc khi bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện, mạch điện đối với từng loại đầu máy cụ thể;

+ Tổ chức được tổ, nhóm lao động để thực hiện công việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động.

3- Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc ở các nhà máy lắp ráp đầu máy, các Xí nghiệp đầu máy, Công ty đơn vị có sử dụng đầu máy ở các vị trí:

– Công nhân sửa chữa, lắp ráp điện đầu máy.

– Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng sản phẩm tại phân xưởng lắp ráp, sửa chữa điện đầu máy.

– Quản lý tổ sản xuất tại các phân xưởng lắp ráp, sửa chữa điện đầu máy.

– Các tổ sửa chữa điện máy thi công công trình đường sắt.

4- Các môn học chính:

– Vẽ kỹ thuật

– Điện kỹ thuật

– Lý thuyết mạch

– An toàn điện

– Đo lường điện

– Vật liệu điện

– Đường sắt thường thức

– Cấu tạo chung của đầu máy

– Truyền động điện

– Máy điện và thiết bị điện đầu máy

– Điện điều khiển đầu máy

– Kỹ thuật lắp đặt điện đầu máy

– Kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa điện đầu máy

– Thử nghiệm điện đầu máy

– Thực tập bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện đầu máy

– Thực tập bảo dưỡng, sửa chữa máy điện và thiết bị điện đầu máy

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nêu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy điện, thiết bị điện trên đầu máy;

+ Trình bày được nguyên lý cơ bản các mạch điện đầu máy;

+ Trình bày được các phương pháp kiểm tra, thử nghiệm máy điện, mạch điện sửa chữa hệ thống điện trên đầu máy;

+ Phân biệt được các phương pháp kiểm tra phát hiện hư hỏng, trình tự các bước công việc khi bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, thiết bị điện đầu máy.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Phân biệt được chủng loại các loại máy điện, các thiết bị điện trên đầu máy;

+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật cơ khí, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp thiết bị điện, máy điện, sơ đồ hệ thống điện trên mỗi loại đầu máy cụ thể;

+ Sử dụng được các dụng cụ đo điện, các dụng cụ, thiết bị đo điện chuyên dùng cho nghề điện đầu máy đường sắt;

+ Lắp đặt được các thiết bị cơ bản của hệ thống điện đầu máy;

+ Kiểm tra, khắc phục được được một số hư hỏng thường gặp của hệ thống điện đầu máy;

+ Thực hiện được đúng thứ tự các bước công việc cơ bản khi bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị đối với từng loại máy điện, thiết bị điện đầu máy.

3- Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, học sinh có cơ hội làm việc ở các nhà máy lắp ráp đầu máy, các Xí nghiệp đầu máy, Công ty đơn vị có sử dụng đầu máy ở các vị trí:

– Công nhân sửa chữa, lắp ráp điện đầu máy.

– Ngoài ra có thế làm việc trong các tổ sửa chữa điện máy thi công công trình đường sắt.

4- Các môn học chính:

– Vẽ kỹ thuật

– Điện kỹ thuật

– Lý thuyết mạch

– An toàn điện

– Đo lường điện

– Vật liệu điện

– Đường sắt thường thức

– Cấu tạo chung của đầu máy

– Truyền động điện

– Máy điện và thiết bị điện đầu máy

– Hệ thống điện đầu máy

– Kỹ thuật lắp đặt điện đầu máy

– Kỹ thuật chiếu sáng và điều hòa không khí trên đầu máy

– Kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa điện đầu máy

– Thực tập bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện đầu máy

– Thực tập bảo dưỡng, sửa chữa máy điện và thiết bị điện đầu máy