–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cơ tính, kết cấu của các chi tiết, cụm chi tiết thuộc nội thất tàu thủy như: kéo, nén, va đập, nhiệt;
+ Mô tả được nguyên lý, cấu tạo, công dụng của thiết bị, dụng cụ gia công, chế tạo phụ kiện, lắp đặt nội thất tàu thủy đạt hiệu quả cao;
+ Trình bày được các phương pháp tính toán vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo phụ kiện, lắp đặt các tấm cách nhiệt, tấm trang trí, mặt sàn buồng, phòng, giá đỡ và thiết bị nội thất trên tàu thủy;
+ Phân tích được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp trong gia công, lắp ráp nội thất tàu thủy;
+ Vận dụng được kiến thức cơ bản vào tính toán, khai triển các chi tiết tấm phẳng, tấm cong và các chi tiết giá đỡ thiết bị phức tạp;
+ Xây dựng được quy trình công nghệ gia công, lắp ráp các chi tiết kết cấu, các cụm chi tiết của nội thất trên tàu thủy;
+ Trình bày được các phương pháp xây dựng chỉ tiêu và kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo và bảo quản được các thiết bị, dụng cụ gia công, lắp ráp và dụng cụ đo của nghề;
+ Lựa chọn được vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu gia công và lắp đặt nội thất trên tàu thủy;
+ Chế tạo được các loại phụ kiện, giá đỡ các thiết bị nội thất trên tàu thủy;
+ Sử dụng được máy cắt, máy uốn NC, CNC để chế tạo các chi tiết khung xương, tấm ốp, tấm bọc cách nhiệt;
+ Lắp đặt được các mô đun, các tấm cách nhiệt, các thiết bị nội thất trên tàu thủy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Làm thành thạo các công việc vệ sinh, làm sạch và thử các thiết bị nội thất trên tàu thủy đúng quy trình, quy phạm;
+ Phát hiện được hư hỏng, lập kế hoạch và tổ chức sửa chữa được các hư hỏng của nội thất trên tàu thủy;
+ Ứng dụng được kỹ thuật, công nghệ mới vào việc gia công, lắp ráp và xử lý các lỗi kỹ thuật trong gia công, lắp đặt nội thất tàu thủy;
+ Tổ chức được hoạt động của tổ, đội gia công, lắp ráp nội thất tàu thủy theo kế hoạch, đảm bảo tiến độ và đạt yêu cầu kỹ thuật;
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn trong quá trình gia công, lắp ráp nội thất trên tàu thủy.
3- Cơ hội việc làm:
– Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng nghề, sinh viên làm việc được trong các công ty đóng tàu, doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt nội thất, các khu công nghiệp trong và ngoài nước với trách nhiệm là người trực tiếp sản xuất, kỹ thuật viên hoặc tổ trưởng sản xuất trong lĩnh vực gia công, lắp ráp nội thất;
– Được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên Dạy nghề tại các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề hoặc Trung tâm dạy nghề.
4- Các môn học chính:
– Hình học họa hình
– Vẽ kỹ thuật cơ khí
– Cơ kỹ thuật
– Vật liệu cơ khí
– Dung sai lắp ghép
– Kỹ thuật nhiệt
– An toàn lao động và tổ chức sản xuất
– Nguội cơ bản
– Điện cơ bản
– Mộc cơ bản
– Bố trí chung tàu thủy
– Vật liệu nội thất tàu thủy
– Quy định chung trong lắp ráp nội thất tàu thủy
– Sử dụng dụng cụ đồ nghề và dụng cụ đo kiểm tra
– Sử dụng thiết bị gia công và lắp ráp nội thất tàu thủy
– Gia công khung xương vách, xương trần ca bin
– Gia công các tấm lát, ốp vách, trần ca bin
– Gia công tấm ốp, cách nhiệt cầu thang ca bin
– Gia công hệ cửa ca bin
– Gia công các phụ kiện
– Gia công các nút kết cấu
– Lắp ráp khung xương vách, xương trần ca bin
– Lắp ráp tấm lát, ốp, cách nhiệt vách, trần ca bin bằng vật liệu thông dụng
– Lắp ráp tấm lát, ốp vách, trần ca bin bằng kim loại
– Lắp ráp tấm ốp, cách nhiệt cầu thang ca bin
– Lắp ráp hệ cửa ca bin
– Lắp ráp phủ sàn ca bin bằng vật liệu thông dụng
– Lắp ráp thiết bị nội thất
– Sửa chữa các hư hỏng của nội thất tàu thủy
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cơ tính, kết cấu của các chi tiết, cụm chi tiết thuộc nội thất tàu thủy như: kéo, nén, va đập, nhiệt;
+ Mô tả được nguyên lý, cấu tạo, công dụng của thiết bị, dụng cụ gia công, chế tạo phụ kiện, lắp đặt nội thất tàu thủy đạt hiệu quả cao;
+ Trình bày được phương pháp tính toán vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo phụ kiện, lắp đặt các tấm cách nhiệt, tấm trang trí, mặt sàn buồng, phòng, giá đỡ và thiết bị nội thất trên tàu thủy;
+ Phân tích được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp trong gia công, lắp ráp nội thất tàu thủy;
+ Vận dụng được các kiến thức cơ bản vào tính toán, khai triển các chi tiết tấm phẳng, tấm cong và các chi tiết giá đỡ thiết bị phức tạp.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng và bảo quản được các thiết bị, dụng cụ đo kiểm, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ căn chỉnh, dụng cụ và thiết bị nâng chuyển đơn giản phục vụ của nghề;
+ Đọc được các loại bản vẽ về bố trí, kết cấu nội thất tàu thủy, chọn lựa đúng vật tư và phụ kiện lắp đặt;
+ Chế tạo được các phụ kiện nội thất và giá đỡ các thiết bị đơn giản;
+ Lắp đặt được các mô đun vách, trần tại xưởng và các buồng phòng trên tàu thủy;
+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm tại xưởng sản xuất và trên tàu thủy;
+ Ứng dụng được kỹ thuật, công nghệ vào công việc lắp đặt nội thất và xử lý các tình huống kỹ thuật thông thường trong thực tế thi công lắp đặt nội thất tàu thủy.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp Trung cấp nghề, học sinh làm việc được trong các công ty đóng tàu, doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt nội thất, các khu công nghiệp trong và ngoài nước với trách nhiệm là người trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực gia công, lắp ráp nội thất tàu thủy.
4- Các môn học chính:
– Vẽ kỹ thuật cơ khí
– Cơ kỹ thuật
– Vật liệu cơ khí
– An toàn lao động
– Nguội cơ bản
– Điện cơ bản
– Mộc cơ bản
– Bố trí chung tàu thủy
– Vật liệu nội thất tàu thủy
– Quy định chung trong lắp ráp nội thất tàu thủy
– Sử dụng dụng cụ đồ nghề và dụng cụ đo kiểm tra
– Sử dụng thiết bị gia công và lắp ráp nội thất tàu thủy
– Gia công khung xương vách, xương trần ca bin
– Gia công các tấm lát, ốp vách, trần ca bin
– Gia công hệ cửa ca bin
– Gia công các phụ kiện
– Lắp ráp khung xương vách, xương trần ca bin
– Lắp ráp tấm lát, ốp, cách nhiệt vách, trần ca bin bằng vật liệu thông dụng
– Lắp ráp hệ cửa ca bin
– Lắp ráp phủ sàn ca bin bằng vật liệu thông dụng
– Lắp ráp thiết bị nội thất
– Sửa chữa các hư hỏng của nội thất tàu thủy