KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng công dụng và qui trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thường sử dụng trong phòng kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm;

+ Vận dụng được những kiến thức về phương pháp phân tích cơ bản, đặc tính và sự biến đổi của các thành phần dinh dưỡng của lương thực, thực phẩm, đặc điểm và hoạt động của các loại vi sinh vật để phân tích, đánh giá chất lượng của nguyên liệu, bán sản phẩm và sản phẩm lương thực, thực phẩm;

+ Vận dụng được những kiến thức về các phương pháp lấy mẫu và quản lý mẫu thử nghiệm để lựa chọn cách lấy mẫu và quản lý mẫu phù hợp với từng đối tượng cần phân tích;

+ Giải thích được nguyên tắc và trình tự thực hiện quy trình xác định các chỉ tiêu chất lượng của lương thực, thực phẩm;

+ Phát hiện được các nguyên nhân làm sai lệch hoặc làm giảm độ chính xác của các kết quả phân tích thường xảy ra trong quá trình xác định các chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm; đề xuất được các giải pháp khắc phục, phòng ngừa hoặc phương án cải tiến;

+ Vận dụng được những kiến thức về quản lý hoạt động thử nghiệm, quản lý chất lượng, tiêu chuẩn hóa để tham gia xây dựng, duy trì các thủ tục kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Lựa chọn chính xác các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất cần dùng để thực hiện phân tích xác định các chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm; bố trí, sắp xếp phòng kiểm nghiệm theo đúng yêu cầu về chuyên môn;

+ Sử dụng được các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ để lấy mẫu và xác định các chỉ tiêu theo đúng quy trình vận hành và đảm bảo an toàn;

+ Thực hiện xác định được các chỉ tiêu chất lượng của lương thực, thực phẩm bằng các phương pháp vật lý, hóa học, hóa lý và vi sinh theo đúng tiêu chuẩn, trình tự, đảm bảo chính xác và an toàn; đồng thời đưa ra được các kết luận đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến lương thực, thực phẩm dựa trên các kết quả đã phân tích;

+ Khắc phục kịp thời những sự cố thường xảy ra trong quá trình thử nghiệm; thực hiện được các giải pháp phòng ngừa và cải tiến để nâng cao hiệu quả công tác;

+ Kiểm soát được các hoạt động kiểm tra chất lượng lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục, tiêu chuẩn hiện hành.

3- Cơ hội việc làm

Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm có thể làm việc tại phòng thử nghiệm của các Trung tâm kiểm định chất lượng, Trung tâm y học dự phòng; phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm của các cơ sở kinh doanh, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm.

4- Các môn học chính

– Hoá phân tích

– Máy và thiết bị dùng trong phân tích chất lượng lương thực, thực phẩm

– Hoá sinh

– Vi sinh

– Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

– Kỹ thuật chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm

– Quản lý chất lượng lương thực, thực phẩm

– Kỹ thuật tổ chức phòng kiểm nghiệm

– An toàn lao động trong phòng kiểm nghiệm

– Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn chất lượng của lương thực, thực phẩm

– Xử lý số liệu thực nghiệm trong kiểm nghiệm lương thực, thực phẩm

– Lấy mẫu và quản lý mẫu

– Kiểm soát điều kiện thử nghiệm

– Pha chế hóa chất

– Đánh giá chất lượng lương thực, thực phẩm bằng phương pháp cảm quan

– Xác định chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm bằng phương pháp khối lượng

– Xác định chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm bằng phương pháp thể tích

– Xác định chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm bằng phương pháp vật lý

– Xác định chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm bằng phương pháp trắc quang

– Xác định chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

– Xác định chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm bằng phương pháp sắc ký giấy và sắc ký lớp mỏng

– Xác định chỉ tiêu vi sinh của lương thực, thực phẩm

– Xác định chỉ tiêu chất lượng đặc trưng của lương thực

– Xác định chỉ tiêu chất lượng đặc trưng của nước dùng trong thực phẩm

– Quản lý hoạt động thử nghiệm

– Thực tập tại cơ sở

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng công dụng và qui trình vận hành của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thông thường sử dụng trong phòng kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm;

+ Vận dụng được những kiến thức về phương pháp phân tích cơ bản; đặc tính và sự biến đổi của các thành phần dinh dưỡng của lương thực, thực phẩm; đặc điểm và hoạt động của các loại vi sinh vật để phân tích, đánh giá chất lượng của nguyên liệu, bán sản phẩn và sản phẩm lương thực, thực phẩm;

+ Vận dụng được những kiến thức về các phương pháp lấy mẫu và quản lý mẫu thử nghiệm để lựa chọn cách lấy mẫu và quản lý mẫu phù hợp với từng đối tượng cần phân tích;

+ Trình bày được nguyên tắc và trình tự thực hiện quy trình phân tích các chỉ tiêu chất lượng chính (thông dụng, phổ biến) của lương thực, thực phẩm đảm bảo chính xác, an toàn, hiệu quả;

+ Phát hiện được một số nguyên nhân phổ biến làm sai lệch hoặc làm giảm độ chính xác của các kết quả phân tích thường xảy ra trong quá trình xác định các chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Lựa chọn chính xác các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất cần dùng để thực hiện phân tích xác định các chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm; bố trí, sắp xếp phòng thử nghiệm theo đúng yêu cầu về chuyên môn;

+ Sử dụng được các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ để lấy mẫu và xác định các chỉ tiêu theo đúng quy trình vận hành và đảm bảo an toàn;

+ Thực hiện xác định được các chỉ tiêu chất lượng chính, thông dụng và phổ biến của lương thực, thực phẩm bằng các phương pháp vật lý, hóa học, hóa lý và vi sinh theo đúng tiêu chuẩn, trình tự, đảm bảo chính xác và an toàn; đồng thời đưa ra được các kết luận đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến lương thực, thực phẩm dựa trên các kết quả đã phân tích;

+ Khắc phục được một số sự cố thường xảy ra trong quá trình thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm.

3- Cơ hội việc làm

Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm có thể làm việc tại phòng kiểm nghiệm của các Trung tâm kiểm định chất lượng, Trung tâm y học dự phòng, phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm.

4- Các môn học chính

– Hoá phân tích

– Máy và thiết bị dùng trong phân tích chất lượng lương thực, thực phẩm

– Hoá sinh

– Vi sinh

– Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

– Kỹ thuật chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm

– Kỹ thuật tổ chức phòng kiểm nghiệm

– An toàn lao động trong phòng kiểm nghiệm

– Lấy mẫu và quản lý mẫu

– Kiểm soát điều kiện thử nghiệm

– Pha chế hóa chất

– Đánh giá chất lượng lương thực, thực phẩm bằng phương pháp cảm quan

– Xác định chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm bằng khối lượng

– Xác định chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm bằng phương pháp thể tích

– Xác định chỉ tiêu chất lượng lương thực, thực phẩm bằng phương pháp vật lý

– Xác định chỉ tiêu vi sinh của lương thực, thực phẩm

– Xác định chỉ tiêu chất lượng đặc trưng của lương thực

– Xác định chỉ tiêu chất lượng đặc trưng của nước dùng trong thực phẩm

– Thực tập tại cơ sở