KIỂM NGHIỆM ĐƯỜNG MÍA

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng, công dụng và quy trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ sử dụng trong kiểm nghiệm đường mía;

+ Vận dụng được những kiến thức về phương pháp phân tích cơ bản, đặc tính của nguyên liệu mía và sự biến đổi của các thành phần trong quá trình sản xuất đường mía, đặc điểm và hoạt động của một số loại vi sinh vật vào việc phân tích, đánh giá chất lượng của nguyên liệu mía, bán thành phẩm và đường thành phẩm, phụ phẩm, nước phục vụ sản xuất;

+ Trình bày được các phương pháp lấy mẫu phù hợp với từng đối tượng cần phân tích; giải thích được nguyên tắc và trình tự thực hiện quy trình kiểm tra, xác định các chỉ tiêu trong kiểm nghiệm đường mía;

+ Xác định được các sự cố thường xảy ra làm sai lệch hoặc giảm độ chính xác của các kết quả phân tích và đề xuất được các giải pháp khắc phục, phòng ngừa hoặc phương án cải tiến;

+ Áp dụng được những kiến thức về quản lý quá trình và kết quả kiểm nghiệm, quản lý chất lượng, tiêu chuẩn hóa trong việc tham gia xây dựng, duy trì các thủ tục kiểm tra, kiểm nghiệm đường mía.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Lựa chọn chính xác các loại máy móc, thiết bị thông thường và chuyên dụng, dụng cụ, hóa chất cần dùng để phân tích các chỉ tiêu chất lượng đường mía;

+ Bố trí, sắp xếp các trang thiết bị trong phòng kiểm nghiệm theo đúng yêu cầu chuyên môn, đảm bảo khoa học, hợp lý, an toàn;

+ Sử dụng được các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ để lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu theo đúng quy trình vận hành và đảm bảo an toàn;

+ Pha được các loại hóa chất chuyên dùng trong kiểm nghiệm đường mía và xác định các chỉ tiêu chất lượng của đường mía theo đúng tiêu chuẩn, trình tự, đảm bảo chính xác và an toàn; đồng thời đưa ra được các kết luận đánh giá chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, đường thành phẩm, phụ phẩm và nước dùng trong sản xuất dựa trên các kết quả đã phân tích;

+ Khắc phục kịp thời những sự cố thường xảy ra trong quá trình kiểm nghiệm; thực hiện được các giải pháp phòng ngừa và cải tiến để nâng cao hiệu quả công tác kiểm nghiệm;

+ Lập được báo cáo tổng hợp và phân tích các dữ liệu thống kê kết quả kiểm nghiệm;

+ Kiểm soát được các hoạt động kiểm tra chất lượng đường mía nhằm đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục, tiêu chuẩn hiện hành.

3- Cơ hội việc làm:

Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề Kiểm nghiệm đường mía sẽ đảm nhận các vị trí làm việc:

– Nhân viên kiểm nghiệm;

– Tổ trưởng tổ kiểm nghiệm;

– Cán bộ kỹ thuật tại phòng kiểm nghiệm (phòng KCS);

– Cán bộ kỹ thuật tại phòng kỹ thuật tại các nhà máy sản xuất đường mía và sản xuất đường tinh luyện;

– Cán bộ tại các trung tâm kiểm định chất lượng về thực phẩm.

4- Các môn học chính

– Hoá phân tích

– Hoá sinh

– Vi sinh

– Máy và thiết bị dùng trong phân tích đường mía

– Công nghệ sản xuất đường mía

– Phương pháp phân tích các chỉ tiêu cơ bản trong kiểm nghiệm đường mía

– Kỹ thuật tổ chức phòng kiểm nghiệm

– An toàn lao động trong phòng kiểm nghiệm

– Tiêu chuẩn hóa

– Xử lý số liệu thực nghiệm

– Quản lý chất lượng đường mía

– Lấy mẫu kiểm nghiệm

– Kiểm soát điều kiện kiểm nghiệm

– Pha hóa chất phục vụ kiểm nghiệm đường mía

– Bảo trì phương tiện, thiết bị phân tích đường mía

– Phân tích nguyên liệu mía

– Phân tích nước phục vụ sản xuất

– Phân tích bán thành phẩm

– Phân tích đường thành phẩm

– Phân tích phụ phẩm

– Quản lý quá trình và kết quả kiểm nghiệm

– Tham gia quản lý quá trình sản xuất

– Thực tập tại cơ sở 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng, công dụng và qui trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thông thường sử dụng trong kiểm nghiệm đường mía;

+ Vận dụng được những kiến thức về phương pháp phân tích cơ bản, đặc tính của nguyên liệu mía và sự biến đổi của các thành phần trong quá trình sản xuất đường mía, đặc điểm và hoạt động của một số loại vi sinh vật vào việc phân tích, đánh giá chất lượng của nguyên liệu mía, bán thành phẩm và đường thành phẩm, phụ phẩm, nước phục vụ sản xuất;

+ Trình bày được các phương pháp lấy mẫu phù hợp với từng đối tượng cần phân tích; giải thích được nguyên tắc và trình tự thực hiện quy trình xác định các chỉ tiêu chất lượng trong sản xuất đường mía;

+ Xác định được một số sự cố thường xảy ra, làm sai lệch hoặc làm giảm độ chính xác của các kết quả phân tích trong quá trình xác định các chỉ tiêu chất lượng đường mía.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Lựa chọn chính xác các các loại máy móc và thiết bị thông thường, dụng cụ, hóa chất cần dùng để phân tích các chỉ tiêu chất lượng đường mía; bố trí, sắp xếp phòng kiểm nghiệm theo đúng yêu cầu về chuyên môn;

+ Sử dụng được các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ để lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu theo đúng quy trình vận hành và đảm bảo an toàn;

+ Pha được các loại hóa chất thông thường, chất chỉ thị dùng trong kiểm nghiệm đường mía và xác định được một số chỉ tiêu chất lượng của đường mía theo đúng tiêu chuẩn, trình tự, đảm bảo chính xác và an toàn; đồng thời đưa ra được các kết luận đánh giá chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, đường thành phẩm phụ phẩm và nước dựa trên các kết quả đã phân tích;

+ Khắc phục kịp thời một số sự cố thường xảy ra trong quá trình kiểm nghiệm.

3- Cơ hội việc làm:

Ng­ười tốt nghiệp trung cấp nghề Kiểm nghiệm đường mía sẽ đảm nhận các vị trí làm việc:

– Nhân viên kiểm nghiệm;

– Cán bộ kỹ thuật tại phòng kiểm nghiệm (phòng KCS);

– Cán bộ phòng kỹ thuật tại các nhà máy sản xuất đường mía và sản xuất đường tinh luyện;

– Các trung tâm kiểm định chất lượng về thực phẩm.

4- Các môn học chính

– Hoá phân tích

– Hoá sinh

– Vi sinh

– Máy và thiết bị dùng trong phân tích đường mía

– Công nghệ sản xuất đường mía

– Phương pháp phân tích các chỉ tiêu cơ bản trong kiểm nghiệm đường mía

– Kỹ thuật tổ chức phòng kiểm nghiệm

– An toàn lao động trong phòng kiểm nghiệm

– Lấy mẫu kiểm nghiệm

– Pha hóa chất phục vụ kiểm nghiệm đường mía

– Bảo trì phương tiện, thiết bị phân tích đường mía

– Phân tích nguyên liệu mía

– Phân tích nước phục vụ sản xuất

– Phân tích bán thành phẩm

– Phân tích đường thành phẩm

– Phân tích phụ phẩm

– Thực tập tại cơ sở