KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH HÓA CHẤT

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày đúng các kiến thức cơ bản và cơ sở của môn học đã được trang bị phù hợp với trình độ;

+ Biết cách thiết lập công thức tính toán các kết quả phân tích;

+ Hiểu đúng các phương pháp xử lý và điều chỉnh quy trình phân tích để phù hợp với điều kiện thực tế phòng thí nghiệm;

+ Nhận thức và thiết lập các phương pháp bảo vệ, cải thiện môi trường trong và xung quanh phòng thí nghiệm;

+ Biết cách xử lý các sự cố về an toàn trong phòng thí nghiệm;

+ Nhận thức được các sai số liên quan đến kết quả phân tích;

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Thực hiện thành thạo các công việc của trình độ trung cấp nghề;

+ Xây dựng được phương án dự trù dụng cụ và hóa chất cho phòng thí nghiệm;

+ Xây dựng được phương án cho một phòng thí nghiệm phân tích hoàn chỉnh, hiện đại để có thể đáp ứng yêu cầu phân tích của một phòng thí nghiệm trong nhà máy công nghiệp;

+ Có khả năng tổng hợp số liệu và đánh giá kết quả phân tích;

+ Xây dựng và điều chỉnh được quy trình phân tích để phù hợp với điều kiện thực tế phòng thí nghiệm;

+ Có khả năng cập nhật và ứng dụng được những quy trình phân tích mới;

+ Thực hiện được phương án bảo vệ, cải thiện được môi trường trong và xung quanh phòng thí nghiệm;

+ Xử lý được các sự cố về an toàn trong phòng thí nghiệm;

+ Hướng dẫn được những người có trình độ trung cấp nghề;

+ Có kỹ năng tra cứu thông tin và sử dụng thành thạo các phần mềm hóa học để tham gia các dự án nghiên cứu như là một kỹ thuật viên, tự học tập nâng cao trình độ qua sách vở và internet.

3- Cơ hội việc làm

– Sau khi học xong chương trình này người học có cơ hội làm việc trong phòng thí nghiệm của các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trong các trường đại học cao đẳng, các phòng thí nghiệm của các nhà máy sản xuất thuộc các lĩnh vực sau: phân bón, xi măng, hóa chất cơ bản, chấr tẩy rửa. Ngoài ra người học có thể làm việc trong các phòng thí nghiệm thuộc các trung tâm dịch vụ phân tích;

– Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

4- Các môn học chính

– Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

– Kỹ thuật phòng thí nghiệm

– Hóa vô cơ

– Hóa hữu cơ

– Hóa lý

– Anh văn chuyên ngành

– Hóa kỹ thuật đại cương

– Cơ sở lý thuyết hóa phân tích

– Phân tích định lượng

– Phân tích trắc quang

– Phân tích điện hóa

– Phân tích sắc ký

– Xử lý số liệu thực nghiệm

– Kiểm tra chất lượng sản phẩm

– Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu

– Phân tích hóa chất công nghiệp cơ bản

– Phân tích phân bón hóa học

– Phân tích xi măng

– Phân tích chất tẩy rửa

– Đồ án chuyên ngành

– Thực tập tốt nghiệp

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày các phương pháp phân tích như: phương pháp thể tích, phương pháp khối lượng, phương pháp trắc quang;

+ Tính toán được lượng hóa chất cần pha chế và bảo quản hóa chất;

+ Trình bày đúng các kiến thức có liên quan đến ngành được đào tạo như: các kiến thức cơ sở, các kiến thức cơ sở chuyên ngành;

+ Mô tả các kiến thức an toàn và vệ sinh phòng thí nghiệm, phương pháp bảo dưỡng các thiết bị và dụng cụ.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Xây dựng qui trình lấy mẫu và bảo quản mẫu hóa chất và mẫu trong dây chuyền sản xuất trong nhà máy công nghiệp;

+ Thực hiện được các giai đoạn trong quy trình phân tích như: lấy mẫu, xử lý mẫu, chuẩn bị hóa chất và dụng cụ, phân tích mẫu, xử lý và báo cáo kết quả;

+ Thao tác thành thạo trên các thiết bị như: cân phân tích, lò nung, máy ly tâm, tủ sấy, tủ hút, máy đo PH, máy đo quang, các thiết bị dụng cụ trong phòng thí nghiệm như: buret tự động, phểu chiết và một số dụng cụ thủy tinh thông thường;

+ Thao tác phân tích thành thạo các chỉ tiêu sản phẩm trong phòng thí nghiệm và trong dây chuyền sản xuất;

+ Thực hiện an toàn và vệ sinh phòng thí nghiệm, bảo dưỡng các thiết bị và dụng cụ;

+ Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đã phân tích.

3- Cơ hội việc làm

– Sau khi học xong chương trình này người học có cơ hội làm việc trong phòng thí nghiệm của các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trong các trường đại học cao đẳng, các phòng thí nghiệm của các nhà máy sản xuất thuộc các lĩnh vực sau: phân bón, chất tẩy rửa, xi măng, hóa chất công nghiệp cơ bản. Ngoài ra người học có thể làm việc trong các phòng thí nghiệm thuộc các trung tâm phân tích;

– Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

4- Các môn học chính

– Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

– Kỹ thuật phòng thí nghiệm

– Hóa vô cơ

– Hóa hữu cơ

– Hóa lý

– Anh văn chuyên ngành

– Cơ sở lý thuyết hóa phân tích

– Phân tích định lượng

– Phân tích trắc quang

– Xử lý số liệu thực nghiệm

– Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu

– Phân tích hóa chất công nghiệp cơ bản

– Phân tích phân bón hóa học

– Phân tích xi măng

– Phân tích chất tẩy rửa

– Thực tập tốt nghiệp