Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp

Tên nghề:          KINH DOANH SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, phù hợp với nghề  kinh doanh sản phẩm nông nghiệp
Số lượng mô đun đào tạo: 07
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
– Kiến thức:
+ Hiểu được các vấn đề liên quan đến khởi sự kinh doanh;
+ Hiểu được các đặc tính cơ bản của sản phẩm nông nghiệp;
+ Nắm được quy trình nhập kho, xuất kho;
+ Trình bày được các vấn đề về vệ sinh an toàn sản phẩm nông nghiệp;
+ Hiểu được các kiến thức về an toàn phòng, chống cháy nổ;
+ Nắm được các kiến thức về giao tiếp trong kinh doanh;
+ Nắm được các kiến thức về quản trị khách hàng;
+ Trình bày được các khoản chi phí, doanh thu và lợi nhuận bán hàng;
+ Liệt kê được các chứng từ công nợ.
– Kỹ năng:
+ Lập được kế hoạch kinh doanh phù hợp;
+ Biết cách thu mua và kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp;
+ Bảo quản khoa học các sản phẩm nông nghiệp;
+ Thao tác được các hoạt động xuất kho, nhập kho và kiểm kê hàng hóa trong kho;
+ Sắp xếp và vận chuyển sản phẩm an toàn;
+ Thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến bán hàng;
+ Tổ chức bán hàng chuyên nghiệp;
+ Tính toán được chi phí, doanh thu và lợi nhuận kinh doanh;
+ Xử lý công nợ hiệu quả.
– Thái độ:
+ Nhận thức đúng đắn, nghiêm túc về nghề nghiệp;
+ Tác phong nhanh nhẹn, trung thực, năng động, sáng tạo trong giao dịch;
+ Lịch sự khi giao tiếp với khách hàng;
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực trong công việc;
+ Yêu nghề, có ý thức quan tâm đến cộng đồng, có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.
 2. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tự kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hay sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp kinh doanh với vị trí công việc như:
– Nhân viên kinh doanh hàng nông sản
– Nhân viên kho hàng
– Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp
– Nhân viên giao hàng
– Nhân viên thu mua nông sản.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian đào tạo: 03 tháng
– Thời gian học tập: 11 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và Kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó Kiểm tra kết thúc khóa học: 24 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 109 giờ; Thời gian học thực hành: 291 giờ
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Tên mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng
số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MĐ 01
Khởi sự kinh doanh
48
14
32
2
MĐ 02
Marketing
56
18
36
2
MĐ 03
Nghiệp vụ kho
32
6
24
2
MĐ 04
Quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp
64
19
43
2
MĐ 05
Phòng cháy, chữa cháy
32
10
21
1
MĐ 06
Tổ chức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
112
24
84
4
MĐ 07
Phân tích hoạt động kinh doanh
56
18
36
2
 
Tổng cộng
400
109
276
15
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
1. KHỞI SỰ KINH DOANH
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 48 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 34 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Chọn lựa được ý tưởng kinh doanh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và nơi mình sẽ kinh doanh;
– Lựa chọn được nhân sự phù hợp với mục đích kinh doanh;
– Ước tính được số vốn để khởi sự kinh doanh;
– Tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo trong giao dịch kinh doanh, ứng xử có văn hóa trong công việc và cuộc sống;
– Luôn rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỉ và trung thực của người học.
Nội dung của mô đun:
1
Bài mở đầu
2
Nhận thức về kinh doanh
3
Lựa chọn ý tưởng kinh doanh
4
Tìm hiểu và đánh giá thị trường nông sản
5
Lập kế hoạch kinh doanh
6
Khởi sự công việc kinh doanh
2. MARKETING
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 56 giờ (Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành 38 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Liệt kê được các khâu của hoạt động marketing;
– Đánh giá được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp trên thị trường;
– Lên kế hoạch và tổ chức thực hiện được một chiến lược marketing hỗn hợp.
– Luôn rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỉ, trung thực của người học.
Nội dung của mô đun:
1
Bài mở đầu
2
Tổng quan về marketing
3
Marketing trong nghiên cứu thị trường nông sản
4
Lập chiến lược marketing
5
 Quản lý kênh phân phối
3. NGHIỆP VỤ KHO
Mã số mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 32 giờ (Lý thuyết: 06 giờ; Thực hành: 26 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Hiểu được các chức năng của kho và các loại kho hàng;
– Hiểu được quy trình nhập kho và xuất kho;
– Hiểu được các nguyên tắc sắp xếp hàng hóa trong kho;
– Nắm được các nguyên tắc xếp hàng trên các phương tiện vận tải;
– Sắp xếp hàng hóa trong kho một cách khoa học;
– Sắp xếp hàng nông sản trên các phương tiện vận chuyển an toàn;
– Tuân thủ các quy định trong kho;
– Tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, năng động sáng tạo trong giao dịch, ứng xử có văn hóa trong công việc và cuộc sống.
Nội dung của mô đun:
1
Bài mở đầu
2
Đại cương về kho hàng
3
Nghiệp vụ kho
4
Các nghiệp vụ hỗ trợ
4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
Mã số mô đun: MĐ 04
Thời gian mô đun: 64 giờ (Lý thuyết: 19 giờ; Thực hành: 45 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Nắm được các nguyên tắc, phương pháp bảo quản và chăm sóc hàng hóa trong quá trình kinh doanh;
– Nắm được các kiến thức cơ bản về phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm nông nghiệp;
– Nắm được nguyên tắc, cơ sở để phân loại sản phẩm nông nghiệp;
– Thực hiện được kỹ năng phân loại sản phẩm nông nghiệp;
– Thực hiện được các bước tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm nông nghiệp;
– Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỉ, trung thực của người học.
Nội dung của mô đun:
1
Bài mở đầu
2
Quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp
3
Tổ chức sắp xếp và bảo quản sản phẩm nông nghiệp trong kinh doanh
4
Đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trong kinh doanh sản phẩm nông nghiệp
5
Kiểm tra chất lượng hàng hóa
5. PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
Mã số mô đun: MĐ 05
Thời gian mô đun: 32 giờ; (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 22 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Hiểu được những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy;
– Biết cách sử dụng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy;
– Hiểu được các văn bản pháp luật liên quan đến phòng, chống cháy nổ.
– Thực hiện được các biện pháp phòng cháy;
– Thực hiện được các thao tác chữa cháy;
– Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỉ, trung thực của người học.
Nội dung của mô đun:
1
Bài mở đầu
2
Những vấn đề chung về cháy
3
Công tác phòng cháy, chữa cháy
4
Chất chữa cháy và bình chữa cháy
6. TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
Mã số mô đun: MĐ 06
Thời gian mô đun: 112 giờ (Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 88 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Hiểu được những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ mua, dự trữ và bán hàng;
– Nắm được các phương pháp trưng bày hàng hóa;
– Thực hiện được các kỹ năng mua, dự trữ và bán hàng chuyên nghiệp;
– Trưng bày được các mặt hàng nông sản trên kệ, quầy một cách khoa học.
– Tuân thủ các nội quy, nguyên tắc, thủ tục và điều lệ về kinh doanh sản phẩm nông nghiệp của nhà nước và của đơn vị;
– Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỉ, trung thực của người học.
Nội dung của mô đun:
1
Bài mở đầu
2
Tổ chức mua và dự trữ hang
3
Tổ chức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
4
Quản trị khách hang
7. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Mã số mô đun: MĐ 07
Thời gian mô đun: 56 giờ (Lý thuyết: 18 giờ; thực hành: 38 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được những vấn đề cơ bản về chi phí kinh doanh;
– Hiểu các vấn đề liên quan đến doanh thu và lợi nhuận kinh doanh;
– Thực hiện được các kỹ năng tính toán chi phí, lợi nhuận;
– Biết cách ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán
– Thu hồi được công nợ nhanh và đầy đủ
– Tuân thủ các quy định liên quan đến tài chính
– Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỉ, trung thực của người học.
Nội dung của mô đun:
1
Bài mở đầu
2
Tính chi phí kinh doanh
3
Tính toán doanh thu
4
Tính toán lợi nhuận kinh doanh       
5
Quản lý công nợ