KỸ THUẬT DƯỢC

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về dược học cơ sở;

+ Phân tích, mô tả được quy trình lập kế hoạch sản xuất thuốc theo đúng quy trình kỹ thuật;

+ Trình bày được các quy chế, quy định, quy trình trong: sản xuất, pha chế, kiểm nghiệm, đóng gói, bảo quản và phân phối thuốc;

+ Trình bày được quy trình, phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, sản xuất, định mức lao động cho lô mẻ sản xuất thuốc;

+ Trình bày được các kiến thức về bảo quản, cấp phát nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm thuốc;

+ Mô tả được nguyên tắc cấu tạo, quy trình vận hành một số thiết bị máy móc trong sản xuất thuốc như: máy dập viên, máy ép vỉ, máy trộn siêu tốc, tủ sấy tầng sôi;

+ Trình bày được các kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh cá nhân, vệ sinh phân xưởng; an toàn tiết kiệm điện và phòng chống cháy nổ theo đúng quy chế.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Tổ chức, thực hiện được việc lập kế hoạch sản xuất thuốc đúng quy trình kỹ thuật;

+ Xây dựng, tính toán được định mức nguyên liệu cho một lô, mẻ sản xuất thuốc;

+ Tổ chức, thực hiện được các quá trình pha chế, sản xuất, đóng gói sản phẩm theo quy định của quy chế;

+ Thực hiện được nhiệm vụ kiểm soát, kiểm tra chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất;

+ Tổ chức, thực hiện được việc bảo quản, cấp phát nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm;

+ Thực hiện được việc vận hành thiết bị, máy móc trong sản xuất thuốc đúng quy trình kỹ thuật như: máy dập viên, máy ép vỉ, máy trộn siêu tốc, tủ sấy tầng sôi;

+ Tổ chức, thực hiện được việc ghi chép hồ sơ lô, biểu mẫu đúng quy định;

+ Giải quyết được các sự cố đơn giản trong quá trình sản xuất thuốc;

+ Tổ chức, thực hiện được vệ sinh công nghiệp, vệ sinh cá nhân đúng quy định thực hành tốt sản xuất thuốc;

+  Tổ chức, thực hiện được an toàn điện, phòng chống cháy nổ;

+ Tổ chức, thực hiện được việc bảo trì, bảo dưỡng một số thiết bị trong dây truyền sản xuất thuốc như: máy dập viên, máy ép vỉ, tủ sấy tầng sôi, máy tạo hạt;

+ Ứng dụng được tin học để sử dụng các phần mềm về tối ứu hóa công thức bào chế, cập nhật thông tin mới về kỹ thuật bào chế các dạng thuốc, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nghề, đào tạo và đào tạo lại;

+ Tham gia đào tạo, bồi dưỡng các nhân viên mới;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

3- Cơ hội việc làm:

– Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng nghề Kỹ thuật dược, sinh viên làm được công việc:

+ Trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng sản xuất Dược;

+ Làm quản đốc phân xưởng hoặc tổ trưởng tổ sản xuất;

+ Làm kỹ thuật viên trong các trường dạy nghề Dược;

– Được học liên thông lên các trình độ cao hơn theo quy định.

4- Các môn học chính

– Toán xác xuất thống kê

– Vật lý đại cương

– Hoá học I

– Hoá học II

– Thực vật dược

– Dược liệu

– Hoá dược I

– Quản lý tồn trữ

– Vi sinh, ký sinh

– Bào chế đại cương

– Hoá duợc II

– Pháp chế dược

– Kiểm nghiệm

– An toàn lao động

– Đảm bảo chất lượng thuốc

– Kỹ thuật bào chế thuốc hỗn dịch, nhũ dịch

– Kỹ thuật bào chế dung dịch thuốc, thuốc tiêm, tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt

– Kỹ thuật bào chế thuốc mỡ, thuốc đặt

– Kỹ thuật bào chế thuốc bột, cốm pellet, viên tròn

– Kỹ thuật bào chế các dạng viên nén

– Kỹ thuật bào chế các dạng thuốc nang

– Tủ sấy tầng sôi

– Máy trộn siêu tốc

– Máy tạo hạt

– Máy dập viên

– Máy ép vỉ

– Thực tập tốt nghiệp

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được các kiến thức khoa học cơ bản và dược học cơ sở;

+ Trình bày được các quy chế, quy trình cơ bản trong: sản xuất, pha chế, kiểm nghiệm, đóng gói, bảo quản, phân phối thuốc;

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật bào chế sản xuất, kiểm tra, kiểm nghiệm, bảo quản trong sản xuất thuốc;

 + Mô tả được cách vận hành, bảo dưỡng một số máy móc (máy dập viên, tủ sấy tầng sôi, máy trộn siêu tốc) trong sản xuất pha chế, kiểm nghiệm và bảo quản;

+ Trình bày được các nguyên tắc bảo, quy trình trong đảm bảo vệ sinh, an toàn trong sản xuất, pha chế, bảo quản, kiểm nghiệm và phòng chống cháy nổ;

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Thực hiện được quy trình sản xuất, pha chế, kiểm nghiệm và bảo quản theo chuyên môn, theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình;

+ Thực hiện được quá trình đóng gói, dán nhãn sản phẩm theo quy định của quy chế, ghi chép hồ sơ lô, biểu mẫu đúng qui định;

+ Thực hiện được việc bảo quản, cấp phát nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Vận hành  được một số máy móc trong sản xuất đúng quy trình kỹ thuật như máy ép vỉ, máy dập viên, tủ sấy tầng sôi;

+ Phát hiện được các sự cố  máy móc trong quá trình sản xuất và thông báo với bộ phận kỹ thuật của mình;

+ Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng qui định thực hành tốt sản xuất thuốc, vệ sinh phân xưởng, vệ sinh khu sản xuất đúng quy chế an toàn lao động, an toàn tiết kiệm điện, phòng chống cháy nổ;

+ Sử dụng được tin học trong việc cập nhật thông tin mới về kỹ thuật bào chế các dạng thuốc, các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến nghề, đào tạo và đào tạo lại;

+ Tham gia đào tạo, bồi dưỡng các nhân viên mới, nhân viên có trình độ thấp hơn;

3- Cơ hội việc làm:

– Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề kỹ thuật dược, học sinh được làm việc trực tiếp tại các cơ sở sản xuất Dược;

– Làm kỹ thuật viên trong các trường trung cấp dạy nghề Dược;

– Được học liên thông lên các trình độ cao hơn theo quy định.

4- Các môn học chính

– Hoá phân tích

– Thực vật dược

– Hoá dược I

– Dược liệu

– Quản lý tồn trữ

– Vi sinh ký sinh

– Bào chế đại cương

– Pháp chế dược

– Hóa dược II

– An toàn lao động

– Kiểm nghiệm

– Kỹ thuật bào chế cao thuốc, cồn thuốc, rượu thuốc

– Kỹ thuật bào chế dung dịch thuốc, thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt

– Kỹ thuật bào chế thuốc mỡ, thuốc đặt

– Kỹ thuật bào chế thuốc bột, cốm pellet, viên tròn

– Kỹ thuật bào chế các dạng viên nén

– Đảm bảo chất lượng thuốc

– Tủ sấy tầng sôi

– Máy trộn siêu tốc

– Máy dập viên

– Thực tập tốt nghiệp