KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐÀI TRẠM VIỄN THÔNG

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Hiểu được các kiến thức cơ bản về điện tử và viễn thông;

+ Trình bày được nguyên lý, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị điện tử viễn thông;

+ Hiểu được các kiến thức cơ sở về lắp đặt đài trạm viễn thông;

+ Hiểu được các kiến thức cở sở về các loại nguồn điện AC và DC cũng như phương pháp bảo vệ và an toàn điện;

+ Phân tích được các tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện tử viễn thông;

+ Nắm vững kiến thức cở sở về Tin học, Anh văn chuyên ngành để đọc các tài liệu kỹ thuật;

+ Hiểu và vận dụng tốt các kiến thức làm cơ sở để tự học nâng cao trình độ và có thể áp dụng trong thực tiễn.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Đọc được các tài liệu kỹ thuật cơ bản bằng tiếng Anh;

+ Sửa chữa và khắc phục các hỏng hóc thông thường thiết bị điện tử viễn thông;

+ Lắp đặt tốt các đài trạm viễn thông nói chung và lắp đặt thành thạo cáp đồng cũng như các quang, các tủ thiết bị viễn thông, hệ thống nguồn và các thiết bị phụ trợ khác;

+ Vận hành, khai thác được các thiết bị trong đài trạm viễn thông;

+ Tư vấn được cho các dự án trong lĩnh vực lắp đặt đài trạm viễn thông;

+ Sử dụng thành thạo một các thiết bị đo lường cơ bản để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của các trang thiết bị;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

+ Kỹ năng sư phạm tốt, hướng dẫn thực hành được khai thác lắp đặt trang thiết bị trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn được các nhân viên ở trình độ nghề thấp hơn.

3- Cơ hội việc làm:

– Làm việc ở các công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp đặt đài trạm viễn thông ở các vị trí như lắp đặt, triển khai dự án, tư vấn, chuyển giao công nghệ, kiểm tra kỹ thuật, vận hành hệ thống;

– Làm việc ở các trường học ở vị trí phòng thí nghiệm, dạy học cho các đối tượng có bậc nghề thấp hơn;

– Có thể học tiếp tục ở bậc đại học;

– Tự mở doanh nghiệp.

4- Các môn học chính

– Toán ứng dụng

– Bảo hộ lao động và an toàn điện

– Vẽ kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật

– AUTOCAD

– Kỹ thuật máy tính

– Kỹ thuật điện cao áp

– Nguồn điện, máy đỉện

– Đo lường điện – vô tuyến điện

– Cấu kiện điện tử

– Điện tử tương tự

– Điện tử số

– Các hệ thống thông tin số

– Mạng viễn thông

– Thực hành điện tử cơ bản

– Anh văn chuyên ngành

– Kỹ thuật thông tin hữu tuyến

– Kỹ thuật thông tin vô tuyến

– Thông tin di động

– Thông tin vệ tinh

– Thông tin quang

– Thiết bị đầu cuối thông tin

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Biết được các kiến thức cở sở về Tin học, Anh văn;

+ Biết được các kiến thức cở sở về các loại nguồn điện AC và DC cũng như phương pháp bảo vệ và an toàn điện;

+ Hiểu được các kiến thức cơ sở về điện tử và viễn thông;

+ Nắm được các kiến thức cơ sở về lắp đặt đài trạm viễn thông;

+ Nắm được một cách khái quát nguyên lý, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị điện tử viễn thông;

+ Biết được các tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện tử viễn thông;

+ Nắm được các kiến thức đã được trang bị để làm việc khi công nghệ điện tử viễn thông liên tục phát triển.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Biết thực hiện các công việc cụ thể trong quy trình lắp đặt, sửa chữa được các thiết bị điện tử viễn thông như: Lắp đặt cáp đồng cũng như các quang, lắp đặt các tủ thiết bị viễn thông, lắp đặt điện và các thiết bị phụ trợ khác;

+ Vận hành, khai thác được các thiết bị cơ bản trong đài trạm viễn thông;

+ Hướng dẫn thực hành được ở các trường học nghề, trường phổ thông;

+ Kiểm tra được các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của các trang thiết bị;

+ Ứng dụng được một số kỹ thuật công nghệ mới, làm việc độc lập và có khả năng sáng tạo cải tiến trong quá trình làm việc;

+ Hướng dẫn được các nhân viên ở trình độ nghề thấp hơn.

3- Cơ hội việc làm:

– Làm việc ở các công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp đặt đài trạm viễn thông ở các vị trí như lắp đặt, triển khai dự án, tư vấn, tham gia kiểm tra kỹ thuật, vận hành hệ thống;

– Làm việc ở các trường học ở vị trí phòng thí nghiệm, dạy học cho các đối tượng có bậc nghề thấp hơn;

– Có thể học tiếp tục ở bậc cao đẳng;

– Tham gia mở doanh nghiệp.

4- Các môn học chính

– Bảo hộ lao động và an toàn điện

– Vẽ kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật

– AUTOCAD

– Kỹ thuật điện cao áp

– Nguồn điện, máy điện

– Đo lường điện – vô tuyến điện

– Cấu kiện điện tử

– Điện tử tương tự

– Điện tử số

– Các hệ thống thông tin số

– Mạng viễn thông

– Thực hành điện tử cơ bản

– Anh văn chuyên ngành

– Kỹ thuật thông tin hữu tuyến

– Kỹ thuật thông tin vô tuyến

– Thông tin di động

– Thông tin quang

– Thiết bị đầu cuối thông tin

– Thực tập tốt nghiệp