–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp :
+ Nắm vững những nội dung cơ bản của các môn học cơ sở như : Toán ứng dụng, Vật lý kỹ thuật, Vẽ kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật nhiệt, Thủy lực và máy thủy lực, An toàn lao động,…, để làm cơ sở tiếp thu các môn học chuyên môn.
+ Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách bảo dưỡng, kiểm tra- sửa chữa, điều chỉnh các loại máy động lực dùng trong nông nghiệp, các loại máy nông nghiệp đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành thành thạo các loại liên hợp máy nông nghiệp vào các khâu canh tác trên đồng ruộng: Làm đất, gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, bảo quản chế biến, chăn nuôi.
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ tháo lắp và các thiết bị hỗ trợ thông thường trong công tác bảo dưỡng, điều chỉnh, sửa chữa.
+ Kiểm tra, chẩn đoán, đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các loại máy động lực dùng trong nông nghiệp, các loại máy nông nghiệp.
+ Làm thành thạo các công việc chẩn đoán, bảo dưỡng, điều chỉnh, sửa chữa các hư hỏng để máy động lực dùng trong nông nghiệp, các loại máy nông nghiệp đạt được tình trạng kỹ thuật tốt nhất.
+ Thực hiện được việc tháo lắp, sửa chữa, thay thế các chi tiết, cụm máy bị hư hỏng đúng chủng loại, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Sửa chữa được những hư hỏng của các loại máy động lực dùng trong nông nghiệp : Máy kéo tay, máy kéo 4 bánh, các loại xe vận chuyển,…., các loại máy nông nghiệp thường được sử dụng như: Cày, phay, bừa, máy bơm nước, máy gặt, máy sấy, máy ấp trứng gia cầm,…
+ Tổ chức và quản lý được quá trình sản xuất theo hình thức tổ, đội hoặc các trang trại vừa và nhỏ.
+ Khai thác và sử dụng các dịch vụ máy nông nghiệp.
+ Xử lý được các tình huống phức tạp có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.
+ Cải tiến và nâng cao hiệu quả sản xuất.
3- Các môn học chính
– Toán ứng dụng – Vật lý đại cương – Cơ kỹ thuật – Hình hoạ- Vẽ kỹ thuật – Kỹ thuật điện – Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật – Vật liệu cơ khí – An toàn lao động – Tổ chức sản xuất và quản lý doanh nghiệp – Thủy lực và máy thủy lực – Kỹ thuật nhiệt – Trồng trọt cơ bản – Chăn nuôi cơ bản – Lý thuyết máy kéo |
– Động cơ đốt trong – Cấu tạo máy kéo – Tính toán máy nông nghiệp – AUTO CAD – Mô đun vận hành- bảo dưỡng – Mô đun sửa chữa- chẩn đoán kỹ thuật – Mô đun liên hợp máy làm đất – Mô đun máy gieo trồng – Mô đun máy chăm sóc – Mô đun máy thu hoạch – Mô đun máy chế biến nông sản – Mô đun máy chăn nuôi – Mô đun gia công bổ trợ – Thực tập sản xuất |
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Nắm vững những nội dung cơ bản của các môn học cơ sở như: Vẽ kỹ Thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật, Kỹ thuật điện, An toàn lao động, tổ chức sản xuất và quản lý doanh nghiệp để làm cơ sở tiếp thu các môn học chuyên môn.
+ Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách bảo dưỡng, kiểm tra – điều chỉnh các loại máy động lực dùng trong nông nghiệp, các loại máy nông nghiệp đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Vận hành thành thạo các loại liên hợp máy nông nghiệp vào các khâu canh tác trên đồng ruộng: Làm đất, gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, bảo quản chế biến, chăn nuôi.
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ tháo lắp và các thiết bị hỗ trợ thông thường trong công tác bảo dưỡng, điều chỉnh.
+ Kiểm tra, đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các loại máy động lực dùng trong nông nghiệp, các loại máy nông nghiệp.
+ Làm thành thạo các công việc bảo dưỡng, điều chỉnh thông thường để máy động lực dùng trong nông nghiệp, các loại máy nông nghiệp đạt được tình trạng kỹ thuật tốt nhất.
+ Thực hiện được việc tháo lắp, thay thế các chi tiết, cụm máy bị hư hỏng đúng chủng loại, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Điều chỉnh được các sai lệch, khắc phục được những hư hỏng thông thường của các loại máy động lực dùng trong nông nghiệp : Máy kéo tay, máy kéo 4 bánh, các loại xe vận chuyển,…., các loại máy nông nghiệp thường được sử dụng như: cày, phay, bừa, máy bơm nước, máy gặt, máy sấy, máy ấp trứng gia cầm,…
3- Các môn học chính
– Cơ kỹ thuật – Vẽ kỹ thuật – Kỹ thuật điện – Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật – Vật liệu cơ khí – An toàn lao động – Tổ chức sản xuất và quản lý doanh nghiệp – Trồng trọt cơ bản – Chăn nuôi cơ bản – Động cơ đốt trong |
– Cấu tạo máy kéo – Vận hành- bảo dưỡng – Liên hợp máy làm đất – Máy gieo trồng – Máy chăm sóc – Máy thu hoạch – Máy chế biến nông sản – Máy chăn nuôi – Gia công bổ trợ – Thực tập sản xuất |