Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm

Tên nghề:          KỸ THUẬT SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN CÂY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 07
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Nhận biết được các loại sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm;
+ Có kiến thức cơ bản về sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm bằng các thiết bị, máy móc đơn giản trong hộ gia đình, nông trại, cơ sở sản xuất sản phẩm cây công nghiệp;
+ Trình bày được thao tác cơ bản về sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm trong hộ gia đình, nông trại, cơ sở sản xuất sản phẩm cây công nghiệp.
– Kỹ năng:
+ Lựa chọn được các loại sản phẩm cây công nghiệp phù hợp với nhu cầu cần sơ  chế và bảo quản;
+ Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, máy móc để thực hiện sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm theo đúng quy trình kỹ thuật và có khả năng khắc phục các sự cố, hư hỏng thông thường;
+ Thao tác được các bước công việc trong sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công ngiệp thực phẩm, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và hạn chế tổn thất  thấp nhất sản phẩm sau khi thu hoạch;
+ Kiểm tra, đánh giá, phân loại được sản phẩm trước và sau sơ chế và bảo
quản;
+ Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong quá trình sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm.
– Thái độ:
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, thao tác nhanh khi thực hiện thao tác cơ bản trong sơ chế và bảo quản;
+ Rèn luyện kỹ năng đứng máy để sơ chế các sản phẩm đảm bảo chất lượng và năng suất;
+ Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh trong quá trình sơ chế và bảo quản;
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề trong tương lai.
2. Cơ hội việc làm:
Người được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề “Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm” thường được bố trí làm công nhân tại các nhà máy, xưởng chế biến, các kho dự trữ hoặc tại hộ gia đình.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:          
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
– Thời gian đào tạo : 03 tháng
– Thời gian học tập : 11 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu : 400 giờ
– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học:15 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 60 giờ; Thời gian học thực hành: 340 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:   
Mã MH,MĐ
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MĐ 01
Sơ chế sản phẩm cây cà phê
83
15
65
3
MĐ 02
Bảo quản sản phẩm cây cà phê
41
5
35
1
MĐ 03
Sơ chế sản phẩm cây ca cao
78
10
65
3
MĐ 04
Bảo quản sản phẩm cây ca cao
41
5
35
1
MĐ 05
Sơ chế sản phẩm cây chè trong sản xuất chè xanh truyền thống
68
10
55
3
MĐ 06
Sơ chế sản phẩm cây chè trong sản xuất chè đen OTD
68
10
55
3
MĐ 07
Bảo quản sản phẩm chè
36
5
30
1
Tổng cộng
415
60
340
15
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: 
1. SƠ CHẾ SẢN PHẨM CÂY CÀ PHÊ
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 70 giờ;  (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành: 57 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Thực hiện được các bước sơ chế sản phẩm cây cà phê như thu hoạch quả, kiểm tra chất lượng, phân loại và tách tạp chất, rửa, phơi … đúng yêu cầu .
– Vận hành được các thiết bị, máy móc phân loại, rửa, sấy …. an toán và đúng kỹ thuật.
– Có tác phong công nghiệp, tiết kiệm vật tư và tuân thủ các quy định trong sơ chế .
– Thực hiện công tác vệ sinh nơi làm việc và đảm bảo an toàn lao động.
Các bài trong mô đun:
1
Thu hoạch quả cà phê
2
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu
3
Phân loại và tách tạp chất bằng bể xi phông
4
Phân loại và tách tạp chất bằng máy rửa và tách tạp chất.
5
Xát cà phê tươi trên máy dạng Raoeng.
6
Rửa và tách quả xanh.
7
Tách nhớt.
8
Phơi cà phê thóc.
9
Sấy cà phê thóc bằng máy sấy sàn.
10
Sấy cà phê thóc bằng máy sấy trống quay
11
Chế biến cà phê quả khô
12
Tách tạp chất cà phê khô
13
Xát cà phê khô
2. BẢO QUẢN SẢN PHẨM CÀ PHÊ
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 31 giờ; ( Lý thuyết: 5giờ; Thực hành: 26 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Chuẩn bị được các dụng cụ, thiết bị dùng trong bảo quản cà phê;
– Thực hiện được các bước bảo quản sản phẩm cây cà phê đúng yêu cầu;
– Xác định được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cà phê trước và sau khi bảo quản;
– Có tác phong công nghiệp, tiết kiệm vật tư và tuân thủ các quy định trong bảo quản;
– Thực hiện công tác vệ sinh nơi làm việc và đảm bảo an toàn lao động.
Các bài trong mô đun:
1
Xác định chế độ bảo quản sản phẩm cây cà phê
2
Phương pháp bảo quản cây cà phê
3
Bảo quản cà phê thóc khô
4
Bảo quản cà phê thóc khô
5
Bảo quản cà phê nhân xô
6
Kiểm tra trong quá trình bảo quản cà phê
3. SƠ CHẾ SẢN PHẨM CÂY CA CAO
Mã số mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 56 giờ;  (Lý thuyết: 6 giờ; Thực hành:50 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Thực hiện được thành thạo các bước sơ chế sản phẩm cây ca cao đúng quy trình.
– Vận hành được các thiết bị , máy móc an toán và đúng kỹ thuật.
– Có tác phong công nghiệp, tiết kiệm vật tư và tuân thủ các quy định trong sơ chế
Các bài trong mô đun:
1
Thu hoạch trái ca cao
2
Tách hạt ca cao
3
ủ lên men hạt ca cao
4
Phơi khô ca cao tự nhiên
5
Sấy khô ca cao
6
Kiểm tra chất lượng trong quá trình sơ chế ca cao
4. BẢO QUẢN SẢN PHẨM CÂY CA CAO
Mã số mô đun: MĐ 04
Thời gian mô đun: 33 giờ (Lý thuyết: 4 giờ; Thực hành: 29 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Thực hiện được các bước bảo quản ca cao đúng yêu cầu .
– Chuẩn bị được các dụng cụ, thiết bị dùng trong bảo quản ca cao.
– Xác định được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng ca cao trước và sau khi bảo quản.
– Có tác phong công nghiệp, tiết kiệm vật tư và tuân thủ các quy định trong bảo quản .
– Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh nơi làm việc.
Các bài trong mô đun:
1
Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, kho tàng
2
Bảo quản hạt ca cao khô
3
Kiểm tra độ ẩm trong quá trình bảo quản ca cao
4
Kiểm tra chất lượng trong quá trình bảo quản
5
Phòng chống côn trùng, động vật phá hỏng hạt ca cao trong quá trình bảo quản
5. SƠ CHẾ SẢN PHẨM CÂY CHÈ TRONG SẢN XUẤT CHÈ XANH TRUYỀN THỐNG
Mã số mô đun: MĐ 05
Thời gian mô đun: 52 giờ; (Lý thuyết: 6 giờ; Thực hành: 46 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Thực hiện được các bước sơ chế sản phẩm cây chè đúng yêu cầu .
– Vận hành được các thiết bị , máy móc an toán và đúng kỹ thuật.
– Có tác phong công nghiệp, tiết kiệm vật tư và tuân thủ các quy định trong sơ chế .
Các bài trong mô đun:
1
Thu hoạch búp chè tươi
2
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu
3
Sao búp chè
4
Vò búp chè
5
Sấy khô búp chè
6
Phân loại chè thành phẩm
6. SƠ CHẾ SẢN PHẨM CÂY CHÈ TRONG SẢN XUẤT CHÈ ĐEN OTD
Mã số mô đun: MĐ 06
Thời gian mô đun: 58 giờ; (Lý thuyết: 7 giờ; Thực hành: 51 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Thực hiện được thành thạo các bước sơ chế sản phẩm cây chè đúng yêu cầu .
– Vận hành được các thiết bị , máy móc an toán và đúng kỹ thuật.
– Có tác phong công nghiệp, tiết kiệm vật tư và tuân thủ các quy định trong sơ chế 
Các bài trong mô đun:
1
Thu hoạch búp chè tươi
2
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu
3
Làm héo búp chè
4
Vò búp chè
5
Len men búp chè
6
Sấy khô búp chè
7
Phân loại chè thành phẩm
7. BẢO QUẢN SẢN PHẨM CHÈ
Mã số mô đun: MĐ 07
Thời gian mô đun: 30 giờ; (Lý thuyết: 4 giờ; Thực hành: 26 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Thực hiện được các bước bảo quản sản phẩm chè đúng yêu cầu .
– Chuẩn bị được các dụng cụ, thiết bị dùng trong bảo quản chè
– Xác định được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng chè trước và sau khi bảo quản
– Có tác phong công nghiệp, tiết kiệm vật tư và tuân thủ các quy định trong bảo quản
Các bài trong mô đun:
1
Xác định chế độ bảo quản búp chè tươi
2
Bảo quản búp chè tươi trên nền nhà
3
Bảo quản búp chè tươi bằng máng héo
4
Bảo quản sản phẩm chè thành phẩm
5
Xác định chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm chè