LÁI TÀU ĐƯỜNG SẮT

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nắm vững cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống và thiết bị trên các loại đầu máy;

+ Phân tích được các bản vẽ  cấu tạo đầu máy; cách thức lập bản vẽ phác, bản vẽ tách chi tiết; 

+ Nêu được đầy đủ các bước kiểm tra đối với  mỗi loại đầu máy;

+ Nêu được nội dung: Luật giao thông đường sắt, Quy trình tác nghiệp, Ban lái tàu, Quy trình tín hiệu đường sắt, Quy trình chạy tàu và công tác dồn, Quy phạm khai thác kỹ thuật đường sắt. Các thông tư, chỉ thị phục vụ chạy tàu;

+ Nắm được các phương pháp và kỹ thuật lái tàu;

+ Tính toán được hãm đoàn tàu, phương trình chuyển động của đoàn tàu;  

+ Nắm vững các quy trình bảo dưỡng sửa chữa đối với từng loại đầu máy;

+ Chỉ ra được các bước của quy trình bảo dưỡng đầu máy.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Đọc, vẽ được bản vẽ  kỹ thuật cơ khí: bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp;

+ Lập được bản vẽ phác, bản vẽ tách chi tiết; 

+ Thực hiện được các thao tác kiểm tra, chỉnh bị đầu máy theo đúng quy trình;

+ Phát hiện và khắc phục được các sai sót kỹ thuật khi kiểm tra đầu máy, các hư hỏng phát sinh khi đầu máy đang vận hành;

+ Quản lý, bảo dưỡng, đảm bảo chất lượng đầu máy tốt;

+ Thao tác lái tàu thành thạo; chấp hành đúng các quy phạm, quy trình chạy tàu và  các công lệnh, chỉ thị về chạy tàu;

+ Tổ chức và hướng dẫn được Đội lái máy, tổ lái máy  thực hiện công việc đảm bảo kỹ thuật, an toàn lao động.   

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội  làm việc tại Phân xưởng vận dụng đầu máy, Phân xưởng sửa chữa  của  Xí nghiệp đầu máy, các khu công nghiệp có sử dụng đầu máy, với chức danh Lái tàu hoặc sửa chữa đầu máy.

4- Các môn học chính

– Vẽ kỹ thuật cơ khí

– Cơ lý thuyết

– Vật liệu và công nghệ cơ khí

– Điện kỹ thuật

– Điện tử công nghiệp

– Cơ sở thiết kế chi tiết trên máy vi tính

– Kỹ thuật số

– Động cơ diezel trên đầu máy

– Bộ truyền động thủy lực và đảo chiều 

– Bộ phận chạy

– Truyền động điện và điện đầu máy

– Bảo dưỡng  sửa chữa đầu máy

– Hãm đầu máy 

– Tổ chức vận dụng đầu máy

– Kỹ thuật lái tàu

– Pháp luật về đường sắt

– Thực tập chữa đầu máy

– Thực tập Lái máy 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nêu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống và thiết bị chính trên một số loại đầu máy thông dụng;

+  Phân tích được một số  bản vẽ  cấu tạo đầu máy;

+ Nêu được đầy đủ các bước kiểm tra đối với  mỗi loại đầu máy;

+ Nêu được nội dung Luật giao thông đường sắt; Quy trình tác nghiệp ban

lái tàu; Quy trình tín hiệu đường sắt; Quy trình chạy tàu và công tác dồn; Quy phạm khai thác kỹ thuật đường sắt;

+ Nắm được các phương pháp và kỹ thuật lái tàu;

+ Mô tả được các quy trình bảo dưỡng sửa chữa đối với từng loại đầu máy.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Đọc được  bản vẽ  kỹ thuật cơ khí: bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp; 

+ Thực hiện được các thao tác kiểm tra, chỉnh bị đầu máy theo đúng quy trình;

+ Phát hiện và khắc phục được các sai sót kỹ thuật khi kiểm tra đầu máy,

các hư hỏng phát sinh khi đầu máy đang vận hành;

+ Bảo dưỡng, đảm bảo chất lượng đầu máy tốt;

+ Thao tác lái tàu thành thạo; chấp hành đúng các quy phạm, quy trình chạy tàu và  các công lệnh, chỉ thị về chạy tàu.

3- Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, học sinh có cơ hội làm việc tại:

– Các đội lái máy của  Phân xưởng vận dụng của Xí nghiệp đầu máy;

– Các khu công nghiệp có sử dụng đầu máy,

– Phụ lái trên tàu;

– Làm thợ sửa chữa trong Phân xưởng sửa chữa đầu máy của Xí nghiệp đầu máy, nhà máy.

4- Các môn học chính

– Vẽ kỹ thuật cơ khí

– Kỹ thuật điện

– Động cơ điêzen trên đầu máy

– Truyền động thuỷ lực và bộ đảo chiều

– Bộ phận chạy đầu máy

– Truyền động điện và điện đầu máy

– Hãm đầu máy

– Tổ chức vận dụng đầu máy

– Nhiên liệu và vật liệu bôi trơn

– Kỹ thuật lái máy

– Pháp luật về đường sắt

– Bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy

– Thực tập sửa chữa

– Thực tập lái tàu