–
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Liệt kê được các bước trong tiến trình nghiên cứu chiều hướng thị trường, lập phương án và tổ chức sản xuất kinh doanh, sản xuất một số loại cây trồng, đến tiêu thụ sản phẩm của nghề Làm vườn – cây cảnh;
+ Trình bày được khái niệm, chức năng, nội dung, các phương pháp nhân giống cây trồng, sinh lý của cây trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, các loại đất và kỹ thuật làm đất, phân bón và kỹ thuật bón phân, quản lý dịch hại cho cây hoa, cây cảnh, nấm hoa – thảm cỏ, cây trang trí, cây hàng rào;
+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng công dụng và quy trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thường sử dụng trong nghề Làm vườn – cây cảnh;
+ Phân tích được những kiến thức cơ sở và chuyên môn của nghề Làm vườn cây cảnh từ đó vận dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm của nghề Làm vườn – cây cảnh;
+ Mô tả được các bước thực hiện sản xuất, kinh doanh cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây bóng mát, cây cảnh nghệ thuật và nấm hoa thảm cỏ.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lập được kế hoach và tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ trong nghề Làm vườn – cây cảnh;
+ Lựa chọn và nhân giống cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và nhu cầu thị trường;
+ Thiết kế, xây dựng vườn cảnh, nấm hoa – thảm cỏ đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo tính ứng dụng và thẩm mỹ;
+ Thực hiện được toàn bộ các công đoạn trong quy trình trồng, chăm sóc và duy trì cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát, nấm hoa thảm cỏ, cây trang trí, cây hàng rào;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các khâu trong qui trình kỹ thuật canh tác: cung cấp nước, phun thuốc, làm đất, điều chỉnh sinh trưởng cho cây trồng;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc để sản xuất cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây cảnh nghệ thuật, cây bóng mát;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho công nhân có trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề hoặc nông dân;
+ Quản lý quá trình sản xuất, kinh doanh trong nghề làm vườn cây cảnh đảm bảo hiệu quả, an toàn, vệ sinh môi trường.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ làm việc tại:
+ Các cơ sở, cơ quan chuyên ngành nông nghiệp;
+ Các hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình;
+ Cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm nghề vườn, cây cảnh ở qui mô hợp lý;
+ Quản lý các đội sản xuất
4- Các môn học chính
– Sinh lý thực vật – Giống cây trồng – Đất và phân bón – Bảo vệ thực vật đại cương – Cơ sở văn hóa Việt Nam – Bảo vệ môi trường – Pháp luật chuyên ngành – An toàn lao động – Nghiên cứu thị trường – Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh – Thiết kế vườn cảnh – Sản xuất giống cây hoa, cây cảnh |
– Trồng cây cảnh – Trồng cây bóng mát – Trồng cây hoa – Trồng hoa công nghệ cao – Trồng nấm hoa và thảm cỏ – Sản xuất cây cảnh nghệ thuật – Trồng cây trang trí – Duy trì và chăm sóc vườn cảnh – Quản lý và khai thác vườn cảnh – Bảo trì dụng cụ, trang thiết bị – Ngoại khoá chuyên môn – Thực tập tại cơ sở |
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày kỹ thuật nhân giống cây trồng, điều chỉnh sinh trưởng và phát triển, các loại đất và kỹ thuật làm đất, phân bón và bón phân, phòng trừ dịch hại cho cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, nấm hoa – thảm cỏ, cây xanh, cây bóng mát;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong nghề làm vườn cây cảnh và an toàn lao động của nước ta hiện nay;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về pháp lệnh về trồng trọt, văn bản bảo vệ thực vật, giống cây trồng, kiểm dịch thực vật, khai thác và quản lý tài nguyên;
+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng công dụng và qui trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thường sử dụng trong nghề Làm vườn – cây cảnh;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị doanh nghiệp để thực hiện tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh các sản phẩm làm vườn – cây cảnh;
+ Trình bày được nguyên tắc và các bước trong tiến trình thực hiện sản xuất giống cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây cảnh nghệ thuật, cây bóng mát, nấm hoa, thảm cỏ;
+ Trình bày được các bước trong tiến trình sản xuất cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây cảnh nghệ thuật, cây bóng mát, nấm hoa, thảm cỏ;
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Thực hiện được các phương pháp nhân giống, làm đất, bón phân, quản lý dịch hại cho cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây cảnh nghệ thuật, cây bóng mát, nấm hoa, thảm cỏ đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường;
+ Sử dụng được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc để sản xuất cây hoa, cây cảnh, cây trang trí, cây cảnh nghệ thuật, cây bóng mát;
+ Thực hiện được việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho các công nhân có trình độ sơ cấp hoặc nông dân;
+ Vận hành và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, nhà xưởng trong nghề Làm vườn – cây cảnh;
+ Thực hiện kinh doanh sản phẩm làm vườn – cây cảnh;
+ Lựa chọn và nhân giống cây trồng phù hợp với vùng sinh thái của vùng và nhu cầu thị trường;
+ Tính toán được hiệu quả kinh tế khi sản xuất các loại cây trồng;
+ Thực hiện được toàn bộ các công đoạn trong việc xây dựng và thực hiện quy trình trồng và chăm sóc các loại cây.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, học sinh có đủ năng lực chuyên môn để làm việc tại:
+ Các cơ sở, cơ quan chuyên ngành Nông nghiệp;
+ Các hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình;
+ Cửa hàng sản phẩm nghề vườn và cây cảnh.
4- Các môn học chính
– Sinh lý thực vật – Giống cây trồng – Đât và phân bón – Bảo vệ thực vật đại cương – Cơ sở văn hoá Việt Nam – An toàn lao động – Bảo vệ môi trường – Thiết kế vườn cảnh – Sản xuất giống cây hoa, cây cảnh – Trồng cây hoa |
– Trồng cây cảnh – Trồng nấm hoa và thảm cỏ – Sản xuất cây cảnh nghệ thuật – Trồng cây trang trí – Trồng cây bóng mát – Duy trì và chăm sóc vườn cảnh – Quản lý và khai thác vườn cảnh – Ngoại khoá chuyên môn – Thực tập tại cơ sở |