Tên nghề: LẮP ĐẶT ĐIỆN NỘI THẤT
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có đủ sức khoẻ để học nghề, có trình độ học vấn Trung học cơ sở trở lên.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 07
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Nêu được các ký hiệu quy ước trên sơ đồ mạch điện, trên bản vẽ thiết kế điện;
+ Nêu được các phương pháp đấu nối dây dẫn, dây cáp điện;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động và phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn điện;
+ Trình bày được cách sử dụng của dụng cụ đo, lấy dấu, bộ đồ nghề điện, máy cắt và máy khoan cầm tay, bộ nong loe, mỏ hàn điện;
+ Mô tả được cấu tạo, ký hiệu, nguyên lý làm việc của các khí cụ điện, thiết bị điện thông dụng trong nhà và trong xưởng sản xuất nhỏ;
+ Trình bày được các phương pháp đo bằng đồng hồ vạn năng, ampe kìm, mê gôm mét;
+ Trình bày được quy trình lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các khí cụ điện, thiết bị điện thông dụng trong nhà và trong xưởng sản xuất nhỏ;
– Kỹ năng:
+ Đọc được bản vẽ thiết kế điện, sơ đồ mạch điện và lập được phương án thi công khả thi;
+ Lựa chọn được dụng cụ, vật tư, thiết bị đủ số lượng và đúng chủng loại theo thiết kế;
+ Sử dụng được đồng hồ vạn năng, ampe kìm, mê gôm mét để đo các thông số trong mạch điện và mạng điện;
+ Sử dụng được dụng cụ đo, lấy dấu, bộ đồ nghề điện, máy cắt và máy khoan cầm tay, bộ nong loe, mỏ hàn điện…;
+ Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng được các khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ, thiết bị điện thông dụng trong nhà, trong xưởng sản xuất nhỏ đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và đúng thời gian;
+ Vận hành được mạch điện đúng quy trình.
– Thái độ:
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, tác phong công nghiệp;
+ Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật;
+ Đảm bảo an toàn và tiết kiệm trong học tập.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp sơ cấp nghề “Lắp đặt điện nội thất”, người học có thể tự tạo việc làm hoặc làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ về lắp đặt và sửa chữa các khí cụ điện, thiết bị điện trong nhà và trong xưởng sản xuất nhỏ.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
– Thời gian đào tạo: 3 tháng (tương ứng 12 tuần)
– Thời gian thực học: 10 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
– Thời gian cho các hoạt động chung: 40 giờ
– Thời gian ôn và kiểm tra kết thúc khoá học: 40 giờ (Trong đó kiểm tra kết thúc khoá học: 08 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 400 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 76 giờ; Thời gian học thực hành: 324 giờ
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MĐ
|
Tên mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
|||
Tổng số
|
Trong đó
|
||||
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|||
I
|
Các mô đun kỹ thuật cơ sở
|
|
|
|
|
MĐ 01
|
Lắp đặt điện nội thất cơ bản
|
64
|
16
|
46
|
02
|
MĐ 02
|
Sử dụng đồng hồ đo điện, dụng cụ và trang thiết bị
|
40
|
06
|
33
|
01
|
II
|
Các mô đun chuyên môn nghề
|
|
|
|
|
MĐ 03
|
Lắp đặt điện trong nhà
|
88
|
15
|
70
|
03
|
MĐ 04
|
Lắp đặt điện trong xưởng sản xuất nhỏ
|
80
|
10
|
68
|
02
|
MĐ 05
|
Sửa chữa khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ
|
40
|
09
|
30
|
01
|
MĐ 06
|
Sửa chữa thiết bị điện trong nhà
|
40
|
10
|
29
|
01
|
MĐ 07
|
Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ không đồng bộ
|
48
|
10
|
36
|
02
|
|
Tổng cộng
|
400
|
76
|
312
|
12
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
1. LẮP ĐẶT ĐIỆN NỘI THẤT CƠ BẢN
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 64 giờ; (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 48 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong lắp đặt điện nội thất;
– Nêu được khái niệm, cấu tạo, ký hiệu, nguyên lý làm việc và công dụng của các khí cụ điện hạ thế;
– Trình bày được phương pháp đấu nối dây và nêu nguyên lý hoạt động của các mạch đèn chiếu sáng;
– Thực hiện được các phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn điện;
– Đọc được các ký hiệu trên bản vẽ thiết kế điện, sơ đồ mạch điện;
– Đấu nối, uốn khuyết được các mối nối của dây dẫn và dây cáp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;
– Đấu được các mạch đèn chiếu sáng cơ bản;
– Tuân thủ các quy trình, quy định về an toàn trong học tập;
– Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ.
Nội dung của mô đun:
1
|
An toàn lao động
|
2
|
Khí cụ điện hạ thế
|
3
|
Đọc bản vẽ thiết kế điện và sơ đồ mạch điện
|
4
|
Đấu nối dây
|
5
|
Đấu nối các mạch chiếu sáng cơ bản
|
2. SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN, DỤNG CỤ VÀ TRANG THIẾT BỊ
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 40 giờ (Lý thuyết: 06 giờ; Thực hành: 34 giờ)
Mục tiêu mô đun:
– Trình bày được các phương pháp đo điện và biết vận dụng linh hoạt vào trong thực tế;
– Trình bày được cách sử dụng của dụng cụ lấy dấu, bộ đồ nghề cầm tay, bộ nong loe, máy cắt cầm tay và máy khoan cầm tay;
– Lựa chọn và sử dụng được đồng hồ đo điện, dụng cụ và trang thiết bị, bộ đồ nghề cầm tay phù hợp với thực tế công việc;
– Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo an toàn trong học tập.
Nội dung mô đun:
1
|
Sử dụng đồng hồ đo điện
|
2
|
Sử dụng dụng cụ cầm tay
|
3
|
Sử dụng trang thiết bị
|
3. LẮP ĐẶT ĐIỆN TRONG NHÀ
Mã số mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 88 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 73 giờ)
Mục tiêu mô đun:
– Mô tả được quy trình kiểm tra, vận hành các thiết bị điện thông dụng;
– Trình bày được các bước chuẩn bị thi công, các phương pháp lắp đặt ống, quy trình lắp đặt các thiết bị điện thông dụng trong nhà;
– Chọn được phương án đi dây và lắp đặt các thiết bị điện hợp lý, tiết kiệm;
– Đi dây và lắp đặt được các thiết bị điện thông dụng trong nhà đảm bảo đúng thiết kế, đúng thời gian đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật;
– Vận hành được hệ thống điện và lập được hồ sơ bàn giao;
– Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo an toàn và tiết kiệm trong học tập.
Nội dung mô đun
1
|
Chuẩn bị thi công
|
2
|
Lắp đặt ống nổi và luồn dây
|
3
|
Lắp đặt ống chìm và luồn dây
|
4
|
Lắp đặt đèn chiếu sáng
|
5
|
Lắp đặt quạt điện
|
6
|
Lắp đặt chuông điện
|
7
|
Lắp đặt điện cho máy bơm nước dùng rơ le phao
|
8
|
Lắp đặt máy điều hoà nhiệt độ
|
9
|
Lắp đặt các thiết bị đóng cắt và bảo vệ
|
10
|
Lắp đặt tủ điện tổng
|
11
|
Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao
|
4. LẮP ĐẶT ĐIỆN TRONG XƯỞNG SẢN XUẤT NHỎ
Mã số mô đun: MĐ 04
Thời gian mô đun: 80 giờ (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 70 giờ)
Mục tiêu mô đun:
– Mô tả được những kiến thức có liên quan đến chuẩn bị thi công lắp đặt điện trong xưởng sản xuất nhỏ;
– Trình bày được các quy trình lắp đặt điện trong xưởng sản xuất nhỏ;
– Chọn được phương án lắp đặt phù hợp và thực hiện được các quy trình lắp đặt điện trong xưởng sản xuất nhỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;
– Vận hành được hệ thống điện và lập được hồ sơ bàn giao theo đúng quy chuẩn;
– Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo an toàn và tiết kiệm trong học tập.
Nội dung mô đun:
1
|
Chuẩn bị thi công
|
2
|
Lắp đặt cáp điện trên puli sứ
|
3
|
Lắp đặt cáp điện trong ống
|
4
|
Lắp đặt tủ điện động lực
|
5
|
Đấu điện cho máy công tác
|
6
|
Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao
|
5. SỬA CHỮA KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG CẮT VÀ BẢO VỆ
Mã số mô đun: MĐ 05
Thời gian mô đun: 40 giờ; (Lý thuyết: 09 giờ; Thực hành: 31 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Trình bày được quy trình tháo lắp, sửa chữa các khí cụ điện đóng cắt, bảo vệ trong nhà và trong xưởng sản xuất nhỏ;
– Trình bày được quy trình sửa chữa sự cố cung cấp điện;
– Nêu lên các sai hỏng thường gặp khi sửa chữa các khí cụ điện đóng cắt, bảo vệ trong nhà và trong xưởng sản xuất nhỏ;
– Tháo lắp, sửa chữa được các khí cụ điện đóng cắt, bảo vệ trong nhà và trong xưởng sản xuất nhỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian;
– Sửa chữa được sự cố đường dây và khí cụ điện đóng cắt, bảo vệ theo đúng quy trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
– Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo an toàn và tiết kiệm trong học tập.
Nội dung của mô đun:
1
|
Sửa chữa khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ 1 pha
|
2
|
Sửa chữa khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ 3 pha
|
3
|
Khắc phục sự cố cung cấp điện
|
6. SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG NHÀ
Mã số mô đun: MĐ 06
Thời gian mô đun: 40 giờ (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 30 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Nêu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện gia dụng như: Quạt điện
– Các loại đèn chiếu sáng;
Tháo lắp đúng quy trình các thiết bị điện gia dụng (quạt điện, các loại đèn chiếu sáng) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
Bảo dưỡng và sửa chữa được các hư hỏng của quạt điện, các loại đèn chiếu sáng theo đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
– Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo an toàn trong học tập.
Nội dung của mô đun:
1
|
Sửa chữa mạch đèn chiếu sáng
|
2
|
Bảo dưỡng quạt điện
|
3
|
Sửa chữa quạt điện
|
7. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
Mã số mô đun: MĐ 07
Thời gian mô đun: 48 giờ (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 38 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
– Nêu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ;
– Trình bày được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa động cơ không đồng bộ xoay chiều 1 pha và động cơ bơm nước một pha;
– Bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường của động cơ không đồng bộ xoay chiều 1 pha và động cơ bơm nước một pha theo đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian;
– Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo an toàn trong học tập.
Nội dung của mô đun:
1
|
Bảo dưỡng động cơ không đồng bộ
|
2
|
Sửa chữa động cơ không đồng bộ xoay chiều 1 pha
|
3
|
Bảo dưỡng động cơ bơm nước 1 pha
|
4
|
Sửa chữa động cơ bơm nước 1 pha
|
*****