LẮP ĐẶT ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP CÓ ĐIỆN ÁP TỪ 220KV TRỞ LÊN

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm của Nhà nước và của ngành liên quan đến lĩnh vực đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên;

+ Mô tả được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị đo lường điện thông dụng, các loại khí cụ điện, máy điện, các loại dụng cụ, vật liệu, máy thi công dùng trong lắp đặt đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên;

+ Liệt kê và mô tả được các dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện cần thiết trong công tác lắp đặt đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên;

+ Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật, các giải pháp công nghệ về cơ giới khi xây lắp đường dây tải điện trên không, cáp điện ngầm;

+ Phân tích được sơ đồ nối điện chính, sơ đồ điện tự dùng, hệ thống rơ le bảo vệ, tự động hoá, thông tin, tín hiệu, hệ thống SCADA trong trạm biến áp;

+ Phân tích được các bản vẽ thi công lắp đặt đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên;

+ Phân tích được quy trình tổ chức sản xuất, quản lý kỹ thuật tại phân xưởng, tổ, đội sản xuất;

+ Trình bày được các quy định an toàn khi thi công đường dây đang vận hành.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Kèm cặp và hướng dẫn công nhân bậc thấp, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề;

+ Sử dụng thành thạo và bảo quản đúng quy trình các thiết bị, dụng cụ, phương tiện thi công đường dây và trạm biến áp;

+ Thực hiện được các nhiệm vụ thi công lắp đặt đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên, lưới điện trung áp, hạ áp: đào móng, dựng cột điện, làm tiếp đất cột, lắp xà, sứ cách điện, căng dây lấy độ võng, lắp đặt các phụ kiện trên đường dây…;

+ Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố, tình huống thường gặp trong quá trình thi công lắp đặt đường dây và trạm biến áp;

+ Tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết được các tình huống phức tạp khi thực hiện công việc lắp đặt đường dây và trạm biến áp;

+ Tính toán, đề xuất được các loại thiết bị vật tư phù hợp với yêu cầu của công việc lắp đặt đường dây và trạm biến áp;

+ Thực hiện được quy trình thi công lắp đặt đường dây và trạm biến áp;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn trong lắp đặt đường dây và trạm biến áp: nhận, kiểm tra hiện trường trước khi thi công; kiểm tra trang bị bảo hộ lao động; kiểm tra dụng cụ, phương tiện thi công; đặt biển báo, rào chắn; kiểm tra, bàn giao hiện trường sau khi công tác.

3- Cơ hội việc làm

– Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các công ty phân phối điện, công ty xây lắp điện với các vị trí công việc như:

+ Lắp đặt đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên;

+ Thi công các công trình điện trung, hạ áp;

– Làm giáo viên giảng dạy thực hành các lớp sơ cấp, trung cấp nghề Lắp đặt đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên; Xây lắp điện.

4- Các môn học chính:

– Vẽ kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật

– Cơ kết cấu

– Vật liệu điện

– Sức bền vật liệu

– Kỹ thuật điện

– Máy điện

– Gia công cơ khí

– Thực tập điện cơ bản

– Kỹ thuật lưới điện

– Kỹ thuật an toàn điện

– Bảo vệ rơle và tự động hoá

– Bảo vệ quá điện áp

– Cơ giới đường dây

– Tổ chức sản xuất

– Đo lường điện

– Thi công đường dây tải điện trên không

– Thi công hệ thống cáp ngầm

– Đọc bản vẽ trạm biến áp

– Thi công móng cột, trụ đỡ và hệ thống tiếp địa trạm biến áp

– Lắp đặt thiết bị nhất thứ trạm biến áp

– Lắp đặt hệ thống mạch nhị thứ trạm biến áp

– Thi công hệ thống điện 1 chiều trạm biến áp

– Thi công hệ thống điện tự dùng trạm biến áp

– Thực tập sản xuất

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1. Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm của Nhà nước và của ngành liên quan đến lĩnh vực đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên;

+ Mô tả được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị đo lường điện thông dụng, các loại khí cụ điện, máy điện, các loại dụng cụ, vật liệu, máy thi công dùng trong lắp đặt đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên;

+ Liệt kê và mô tả được các dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện cần thiết trong công tác lắp đặt đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên;

+ Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật, các giải pháp công nghệ về cơ giới khi xây lắp đường dây tải điện trên không, cáp điện ngầm;

+ Đọc được sơ đồ nối điện chính, sơ đồ điện tự dùng, hệ thống rơ le bảo vệ, tự động hoá, thông tin, tín hiệu, hệ thống điều khiển trong trạm biến áp;

+ Đọc được các bản vẽ thi công lắp đặt đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên;

+ Trình bày được quy trình tổ chức sản xuất, quản lý kỹ thuật tại phân xưởng, tổ, đội sản xuất;

+ Trình bày được các quy định an toàn khi thi công đường dây đang vận hành.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Sử dụng và bảo quản được các thiết bị, dụng cụ, phương tiện thi công đường dây và trạm biến áp;

+ Thực hiện được các nhiệm vụ thi công lắp đặt đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên, lưới điện trung áp, hạ áp: đào móng, dựng cột điện, làm tiếp đất cột, lắp xà, sứ cách điện, căng dây lấy độ võng, lắp đặt các phụ kiện trên đường dây…;

+ Thực hiện làm việc theo nhóm, giải quyết được các tình huống phức tạp khi thực hiện công việc lắp đặt đường dây và trạm biến áp;

+ Thực hiện được quy trình thi công lắp đặt đường dây và trạm biến áp;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn trong lắp đặt đường dây và trạm biến áp: nhận, kiểm tra hiện trường trước khi thi công; kiểm tra trang bị bảo hộ lao động; kiểm tra dụng cụ, phương tiện thi công; đặt biển báo, rào chắn; kiểm tra, bàn giao hiện trường sau khi công tác.

3- Cơ hội việc làm

– Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể làm việc tại các công ty phân phối điện, công ty xây lắp điện với các vị trí công việc như:

+ Lắp đặt đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên;

+ Thi công các công trình điện trung, hạ áp;

4- Các môn học chính

– Vẽ kỹ thuật

– Cơ kỹ thuật

– Vật liệu điện

– Kỹ thuật điện

– Máy điện

– Gia công cơ khí

– Thực tập điện cơ bản

– Kỹ thuật lưới điện

– Kỹ thuật an toàn điện

– Bảo vệ rơle và tự động hoá

– Cơ giới đường dây

 

– Tổ chức sản xuất

– Đo lường điện

– Thi công đường dây tải điện trên không

– Thi công hệ thống cáp ngầm

– Đọc bản vẽ trạm biến áp

– Thi công móng cột, trụ đỡ và hệ thống tiếp địa trạm biến áp

– Lắp đặt thiết bị nhất thứ trạm biến áp

– Lắp đặt hệ thống mạch nhị thứ trạm biến áp

– Thi công hệ thống điện 1 chiều trạm biến áp

– Thi công hệ thống điện tự dùng trạm biến áp

– Thực tập sản xuất